Thực Trạng Công Tác Giảng Dạy Tiếng Anh Tại Một Số Trung Tâm Ngoại Ngữ Ở Các Tỉnh Thuộc Khu Vực Tây Nguyên‌


Riêng về cơ sở vật chất, các TTNN ở 03 tỉnh Tây nguyên được Sở Giáo dục- Đào tạo rất quan tâm và đầu tư phương tiện và thiết bị dạy học khá đầy đủ. Ở TTNN PleiKu và Kon Tum có 02 phòng học tiếng rất nhiều máy phát hình và cassette, băng từ phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh.

2.2. Thực trạng công tác giảng dạy tiếng Anh tại một số trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên‌

Tại các TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên, yêu cầu đào tạo ngoại ngữ về số lượng đổng thòi về chất lượng ngày càng tăng mạnh đã đặt ra không ít trăn trở cho những người làm công tác quản lý cũng như giảng dạy ngoại ngữ. CBQL và tổ chuyên môn ở mỗi TTNN đã chọn lựa chương trình đào tạo, phân bố chương trình được thực hiện trong 400 tiết với từng cấp độ A,B,C. Mỗi Trung tâm chọn 2 hoặc 03 giáo trình tiếng Ánh khác nhau như Streamline, Headway phù hợp với việc dạy 04 kỹ năng theo yêu cầu của từng trình độ mà Bộ Giáo dục- Đào tạo qui định.

Các lớp tiếng Anh ở TTNN được phân ra thành nhiều loại hình:


-Lớp tiếng Anh 6 tháng (học 1 tuần 20 tiết)


-Lớp tiếng Anh 9 tháng ( học 1 tuần 12 tiết)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

-Lớp tiếng Anh 18 tháng (học 1 tuần 6 tiết)


-Lớp luyện kĩ năng nghe - nói (học l0 tuần, 1 tuần 6 tiết)


-Lớp tiếng Anh cho thiếu nhi (10 tuần, 1 tuần 6 tiết)


Mỗi lớp học thường được bố trí một giáo viên phụ trách vừa dạy chuyên vừa quản lý học viên.

Với nhu cầu học tiếng Anh để sử dụng trong công tác hàng ngày, các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã đăng ký mở lớp học tiếng Anh theo chuyên ngành vào ban ngày. Song song với những lớp học ban ngày, các TTNN thường tổ chức các lớp học vào các buổi tối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên là


nhân dân, học sinh phổ thông và cả cán bộ công nhân viên bận làm việc ban ngày có thể theo học các lớp ngoại ngữ không chính qui buổi tối. Đây là các lớp học tại chức, đối tượng theo học lại rất đa dạng về lứa tuổi, về trình độ học vấn, về nhu cầu học ngoại ngữ ... những vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu về chất lượng đào tạo cũng như số lượng và cả việc duy trì sĩ số học viên. Có nhiều học viên là cán bộ công nhân viên bận đi công tác phải vắng học. Vì thế họ theo học không đầy đủ và phải đổi lớp, điều này thường gây tâm lý chán nản, nhiều học viên bỏ dở khoa học nửa chừng. Đa số những học viên theo đuổi khoá học cho đến cùng thường là học viên có nhu cầu học tiếng Anh thực sự. Hơn nữa họ là những người có tâm huyết và phần nào yêu thích tiếng Anh. Vì đặc thù đó mà giáo viên theo dạy trường phải nỗ lực cao và chứng tỏ được uy tín chuyên môn của mình để gây, được hứng thú học tập cho học viên đồng thời động viên được tinh thần học tập của họ.


Tuy nhiên bên cạnh số học viên có nhu cầu học tập thật sự cũng có một số 1

Tuy nhiên, bên cạnh số học viên có nhu cầu học tập thật sự cũng có một số học ngoại ngữ vì muốn có chứng chỉ. Họ chỉ học đối phó, ý thức học tập rất kém, thường vắng học luôn gây không ít khó khăn cho giáo viên đứng lớp và bộ phận quản lý.

Với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên, nhu cầu học tiếng Anh tăng lên, ở bảng 2 số lượng học viên ở các TTNN cho thấy các TTNN này là những TTNN lớn của tỉnh, có số học viên học tiếng Anh khá đông, nhất là số học viên học tiếng Anh trình độ A, chứng tỏ số lượng học viên có nhu cầu học tiếng Anh còn nhiều.


Với tình hình giảng dạy tiếng Anh ở cấc trung tâm, các bộ phận quản lý thường đặt ra những vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo?

Làm thế nào để quản lý tốt loại hình đào tạo này?.... Để làm tốt việc này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về nghiên cứu, quản lý, kinh phí...

Đặc biệt hiện nay ở các trung tâm ngoại ngữ chưa có những quy định về KT-ĐG của Bộ GD-ĐT, mà với đặc thù của các TTNN, hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học viên là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Việc KT-ĐG một cách khách quan, chính xác trình độ học viên cho biết được chất lượng dạy và học để người CBQL kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, cập nhật. Đây là một trong những hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của các TTNN. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này người nghiên cứu chỉ tập trung vào một lĩnh vực trong quản lý giáo dục mà đối với loại hình đào tạo tại chức phải đặc biệt quan tâm: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Sau đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi về lĩnh vực này:

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên ở một sô ở trung tâm ngoại ngữ các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên.‌

2.3.1. Nhận thức về hoạt động kiểm tra đánh giá‌


a. Nhận thức về vị trí của kiểm tra - đánh giá trong hoạt động quản lý


Trong các nội dung quản lý hoạt động dạy và học, các CBQL và GV đều chú trọng đến chất lượng giảng dạy, xếp thứ nhất. Sau đó là Quản lý nề nếp dạy học, xếp thứ 2. Quản lý chương trình được xếp thứ 3 và KT-ĐG trình độ HV xếp thứ 4. Với kết quả xếp loại như trên, chúng ta thấy các TTNN đã chú trọng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Vấn đề chất lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà trường, đảm bảo chất lượng là vấn đề sống còn của nhà trường, nếu chất lượng kém thì không tạo được uy tín, không thu hút được học viên. Vấn đề này đã đựoc các


nhà QL ở trung tâm nhận thức tốt. Việc quản lý nề nếp dạy và học Quản lý chương trình cũng đựơc xếp ở vị thứ 2 và 3 ở cả hai đối tượng điều tra vì để đảm bảo cho chất lượng dạy và học thì nề nếp giảng dạy và chương trình giảng dạy phải được quan tâm. Tuy nhiên, Công tác KT-ĐG trình độ học viên được đặt vị trí thứ 4 chứng tỏ họ chưa ý thức đựơc vai trò quan trọng của KT-ĐG trong quá trình đào tạo. Thật ra, công tác KT-ĐG là một hoạt động đặc thù của trường học, là một hoạt động quản lý cần phải quan tâm đặc biệt vì qua kết quả KT-ĐG trình độ học viên, người QL mới nắm được chất lượng dạy và học của nhà trường để có biện pháp giúp cho giáo viên và học viên điều chỉnh được hoạt động dạy và học.

Qua trao đổi với 2 đồng chí lãnh đạo TTNN Đaklak là Trần Quốc Công, và của TTNN PleiKu là Nguyễn Đình Chính thì công tác KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên ở các TTNN cần được quan tâm đúng mức giúp cho họ có được quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại các TTNN.


Nhận thức của CBQL GV về vị trí của hoạt động kiểm tra đánh giá được 2

Nhận thức của CBQL, GV về vị trí của hoạt động kiểm tra- đánh giá được thể hiện ở trên bảng 3, còn mục đích của KT-ĐG được họ nhận thức đến mức độ nào. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng:4.

b. Nhận thức về mục đích kiểm tra - đánh giá


Mục đích KT-ĐG là các đề xuất, định hướng ban đầu để người kiểm tra, đánh giá có thể tổ chức thi và kiểm tra tốt, điều này không những giúp cho giáo viên đánh giá được kết quả bài dạy của mình mà còn giúp học viên hình thành thái độ tích cực trong học tập, giúp học viên học có hiệu quả và vận dụng được những điều đã học theo đúng mục đích được đề ra. Tuy theo mục đích từng thang điểm khác nhau mà người kiểm tra, đánh giá đề ra nội dung tiêu chuẩn và các cách thức kiểm tra, đánh giá. Qua bảng thống kê vị thứ về mục đích của KT- ĐG, chúng tôi nhận thấy CBQL và GV xếp thứ tự các mục đích KT-ĐG có khác nhau do nhận thức của các đối tượng được khảo sát tùy theo cương vị công tác của mỗi người mà có nhận thức khác nhau. Nhìn chung mục đích KT-ĐG là để điều chỉnh hoạt động dạy và học được đánh giá cao nhất, CBQL và GV muốn thông qua kết quả KT-ĐG mà nắm bắt những ưu nhược của học viên để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời học viên cũng qua kết quả kiểm tra mà tự kiểm tra kết quả học tập của mình. Mục đích kiểm tra nhằm để quản lý hoạt động dạy và học được đặt ở vị trí thứ hai là hợp lý đối với nhận thức của người QL, người QL nhà trường bao giờ cũng chú trọng hoạt động dạy và học vì đó là hoạt động chính trong nhà trường. Nhưng GV lại đặt mục đích của KT-ĐG là để kiểm tra học viên ở vị trí thứ 2, đối với GV, họ muốn biết qua KT-ĐG học viên có tiếp thu được bài hay không và có học bài khi được kiểm tra không. Điều này phù hợp với cương vị của họ. CBQL đặt mục đích kiểm tra HV ở vị trí thứ 3 cũng phù hợp vì kiểm tra còn là pháp chế để đánh giá học sinh. Mục đích đánh giá thứ tư, cả 2 đối tượng đều chọn là Giáo dục, để góp phần xây dựng đạo đức cho người giáo viên và học sinh trong thời đại hiện nay.


c Nhận thức về các dạng kiểm tra dạng đề kiểm tra Với bộ môn tiếng Anh 3

c. Nhận thức về các dạng kiểm tra, dạng đề kiểm tra


Với bộ môn tiếng Anh, ở các trung tâm ngoại ngữ các dạng kiểm tra thường được sử dụng để kiểm tra 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học viên. Qua số liệu thu được ta thấy việc KT-ĐG 04 kỹ năng này không được thường xuyên. Có 66,6 % CBQL cho rằng GV kiểm tra 04 kỹ năng hàng ngày. Trong khi đó có 61,6 % GV vẫn thường kiểm tra 04 kỹ năng trên trong tất cả các buổi học, học viên là 41%. Kết quả điều tra khác nhau là do CBQL, GV và HV nhìn nhận về hình thức kiểm tra hàng ngày khác nhau, HV đôi khi không nhận ra việc kiểm tra vì GV đã kiểm tra bài cũ song song với dạy bài mới. Thực tế, bộ môn tiếng Anh càng được kiểm tra hàng ngày để kịp thời điều chỉnh khi học viên phát âm sai, hiểu sai, sử dụng sai tình huống, sai mẫu câu, sai từ vựng..., nếu bỏ qua bài cũ thì học viên không thể theo kịp bài mới bởi học viên cần phải sử dụng vốn từ đã được học thường xuyên. Hơn nữa, kiểm tra hằng ngày còn cho GV thấy được sự phản hồi của học viên, nâng cao tính tích cực sáng tạo của học viên chứ không chỉ truyền thụ một chiều.

Việc kiểm tra hàng tháng 3 kỹ năng Nghe và Đọc - Viết với số phần trăm thu được ở 3 đối tượng được khảo sát là 66,6%, 75% và 60% cũng khá giống nhau. Chứng tỏ việc kiểm tra hàng tháng diễn ra ở các TTNN khá thường xuyên tuy không phải tháng nào cũng kiểm tra. Khác với các trường Phổ thông, điểm số kiểm tra của học sinh được tính vào kết quả học tập của học sinh còn ở các TTNN nếu không quan tâm, việc kiểm tra có thể bỏ qua vì điểm số kiểm tra không ghi vào học bạ, điểm số chỉ để cho GV và LĐ TT theo dõi quá trình tiếp


thu của học viên từ đó có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra chất lượng định kỳ 4 kỹ năng có thể không thực hiện ở tất cả các TT vì số phần trăm thu được ở mức bình thường ở cả 3 đối tượng (50%, 55%, và 46% ). Phải chăng ở một số TTNN cả CBQL và GV thờ ơ với kiểm tra chất lượng, họ đã không có quy định phải kiểm tra chất lượng 2 tháng một lần cả 4 kỹ năng vì một kỳ kiểm tra như thế sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng là cần thiết nhằm xem xét năng lực tổng hợp các kiến thức đã học, tính logic trong việc diễn đạt nội dung, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết một khối lượng lớn vấn đề trong thời gian khống chế. Qua kiểm tra chất lượng CBQL đánh giá được kết quả học tập của học viên qua một kỳ học, từ đó họ nắm được chất lượng dạy và học, và sự tiến bộ của học viên sau một thời gian theo học.


Dạng đê kiểm tra Với nội dung đề kiểm tra theo số liệu điều tra không 4


* Dạng đê kiểm tra


Với nội dung đề kiểm tra theo số liệu điều tra không chênh lệch nhiều giữa CBQL, GV và HV, số đề theo dạng trắc nghiêm luận đề chiếm 52,1%, cả trắc nghiệm luận đề và trắc nghiêm theo mục tiêu chiếm 29,5 % , chỉ có 18,3 % cho đề hoàn toàn trắc nghiệm theo mục tiêu. Ta thấy đa số ra đề theo phương pháp truyền thống là trắc nghiệm luận đề do việc ra đề thường đơn giản ít sự chuẩn bị, đề ngắn không cần in ấn ... nên nội dung kiểm tra thường hạn hẹp không phủ kín chương trình học. Dạng đề theo cả 2 phương pháp chiếm khoảng gần 30% so với 18,3% là đề TN theo MT ta thấy đề TN này vẫn chưa phổ biến ở trung tâm. Lý do là việc chuẩn bị đề kiểm tra dạng này khá công phu. . . Nếu ở TTNN có


cơ sở vật chất tốt như máy in, photocopy thì việc ra đề theo dạng trắc nghiệm theo mục tiêu sẽ dễ dàng thực hiện hơn.


2 3 2 Nội dung kiểm tra đánh giá a Nội dung đê kiểm tra Với những hình 5

2.3.2. Nội dung kiểm tra - đánh giá‌


a. Nội dung đê kiểm tra


Với những hình thức kiểm tra như trên các TTNN thường chú trọng đến nội dung kiểm tra như thế nào ? Kết quả điều tra ở bảng 7 cho thấy với nội dung "Dàn trải tất cả các nội dung của nhóm bài", CBQL không có ý kiến, 20% GV chọn nội dung này, có thể một số GV muốn kiểm tra tất cả các vấn đề của nhóm bài đã dạy phù hợp với số liệu HV là 26,6 %. Nội dung b chú trọng đến những nội dung quan trọng của nhóm bài, CBQL là 17%, GV là 35% và HV là 50%, nhìn số liệu ta thấy có sự chênh lệch rất lớn, nguyên nhân do nội dung bài kiểm tra còn tuy thuộc vào chương trình giảng dạy được soạn tại TTNN, nếu những điểm quan trọng của nhóm bài không được thống nhất thì nội dung đề kiểm tra sẽ theo quan điểm của người ra đề và duyệt đề.

Sự chênh lệch về ý kiến của CBQL với GV cho thấy họ vẫn chưa thống nhất nội dung đề kiểm tra. Nội dung c chú trọng đến nội dung của nhóm bài mà họ cho là quan trọng, CBQL chiếm đến 83%, GV chiếm 45%. Điều này do quan điểm của LĐTT là dạy tập trung vào những nội dung hay được ra trong bài thi của Bộ GD-ĐT để HV làm bài được kết quả cao. Còn GV là người trực tiếp đứng lớp nên họ có yêu cầu kiểm tra theo chủ quan của họ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023