Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Trung Tâm Ngoại Ngữ‌


bộ máy quản lý giáo dục, tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng CBQL, GV, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực.

Như vậy, quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học, đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng, biến đường lối đó thành hiện thực để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.

1.1.3. Quản lý nhà trường‌


a. Khái niệm quản lý nhà trường


Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà trường là cơ quan hành chính nhà nước đồng thời là một tổ chức mang tính xã hội. Quản lý nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấp đều phải nhằm mục đích tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành thuận lợi của trường học. Các cấp giáo dục tồn tại không phải vì bản thân chung mà trước hết trên hết phải vì chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường học. Do đó quản lý nhà trường vừa có tính chất nhà nước vừa có tính chất xã hội, nhà nước và xã hội hợp tác chăm lo xây dựng và quản lý nhà trường. Thành tích thực chất của trường học làm nên chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục thực chất do chất lượng trường học tạo nên (16,35)

Khái niệm quản lý trường học được định nghĩa nhiều cách khác nhau. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục"

Trong nhà trường, hệ bị quản lý gồm có tập thể giáo viên và tập thể học sinh, còn hệ quản lý chỉ gồm có lãnh đạo trường. Có thể nói quản lý nhà trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ giáo dục khác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, đẩy mạnh mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm tiến tới mục tiêu giáo dục và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường phát triển đáp ứng nhu cầu giáo dục của đất nước.

Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trình độ Tiếng Anh của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - 3

Hoạt động trang tâm của nhà trường là dạy và học. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác đều xoay quanh hoạt động này. Vì vậy quản lý nhà trường trước hết và chủ yếu là quản lý dạy và học, thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy và lao động học tập của trò.

b. Chức năng quản lý nhà trường


Chức năng quản lý là một phần việc quản lý tương đối độc lập , có thể tách riêng ra được, mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Các chức năng quản lý được sắp xếp theo thứ tự thời gian thực hiện được gọi là hệ thống chức năng quản lý gồm 4 chức năng cơ bản chủ yếu sau đây : lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Cũng như các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà trường gắn bó bốn chức năng trên, cụ thể như sau:

(i) Lập kế hoạch : Lập kế hoạch là khởi điểm của quá trình quản lý. Lập kế hoạch trong nhà trường là đưa mọi hoạt động Giáo dục- Đào tạo vào kế hoạch với mục tiêu biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu. Trên cơ sở kết quả phân tích sư phạm và căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ năm học mới để suy ra những hướng phát triển cơ bản của trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dự kiến các mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá. Kết thúc giai đoạn này hiệu trưởng phải có được một bản dự thảo kế hoạch của nhà trường sau khi đã tranh thủ ý kiến của những cán bộ chủ chốt và ý kiến của lãnh đạo cấp trên. Sau đó kế hoạch hoa, giai đoạn này có vai trò rất to lớn. Để làm được việc đó, người lãnh đạo cần phải:

-Định rõ kế hoạch, các mục tiêu cần đạt tới.


-Lựa chọn các biện pháp.


-Lập chương trình hoạt động của nhà trường trong suốt năm học.


-Thông qua tập thế sư phạm và trình duyệt cấp trên.


-Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch.


(ii) Tổ chức: Hình thành và phát triển tổ chức tương xứng với sứ mệnh, với nhiệm vụ chính trị, với mục tiêu và kế hoạch đã định. Tổ chức thực hiện kế hoạch là sự sắp đặt một cách hợp lí để công việc diễn ra trôi chảy ; đó là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên sự cộng hưởng. Ở giai đoạn này phải thực hiện những hoạt động sau: Thông báo kế hoạch đến từng thành viên; bố trí sắp đặt các bộ phận; tiếp nhận và phân phối nguồn lực theo cấu trúc bộ máy; xác lập cơ chế phối hợp...

(iii) Chỉ đạo: Chức năng này thường mang tính tác nghiệp. Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt mục tiêu của nhà trường và đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỉ cương, trật tự. Trong quá trình chỉ đạo lưu ý sự dân chủ, lấy được ý kiến từ cơ sở, trong chỉ huy điều hành lưu ý sự tập trung thống nhất điều khiển. Trong giai đoạn này, hiệu trưởng giữ vai trò người chỉ huy, động viên khích lệ khen thưởng, theo dõi giám sát, điều chỉnh.

(vi) Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức. Công việc này gắn bó sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điêù chỉnh mục tiêu. Kiểm tra chẳng những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết thúc một kì kế hoạch mà nó còn có tác dụng cho việc chuẩn bị tích cực cho năm học sau. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá một cách chính xác sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được


những gì còn tồn tại, thấy được những cái mới trong cái quen thuộc , những vấn đề mà thực tế đặt ra cần phải giải quyết. Như vậy kiểm tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý, nó giúp người lãnh đạo điều khiển một cách tối ưu hoạt động của nhà trường.

1.1.4. Hoạt động kiểm tra- đánh giá‌


a. Khái niệm kiểm tra


Thuật ngữ kiểm tra là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp quá trình hoạt động của khách thể với các quyết định quản lý, với các đạo luật, các mục tiêu ... Xác định được hiệu quả sự tác động giữa chủ thể và khách thể, xác định những sai lệch so với yêu cầu của quyết định quản ly từ đó xác định các phương pháp tác động đến khách thể nhằm khắc phục những sai lệch loại trừ những trở ngại trên con đường hoạt động tối ưu của hệ thống. (24,20)

Kiểm tra trong quản lý trường học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của các hoạt động trong nhà trường. (30,102)

Như vậy kiểm tra là một hoạt động quản lý nhằm đo lường, phát hiện những sai lệch để chấn chỉnh những thực hiện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu quản lý đề ra.

b. Khái niệm đánh giá


Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. (9,5)

Đánh giá trong quá trình dạy học là đưa ra những nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra, lượng giá người học trong quá


trình và khi kết thúc khoa học bằng đối chiếu so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ.

Như vậy đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định được tình trạng để định hướng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn tạo điều kiện để nhận biết thực trạng dạy của thầy giáo để điều chỉnh và định hướng hoạt động dạy của họ.

Qua 2 khái niệm về KT-ĐG nêu trên chúng ta có thể thấy mối liên hệ mật thiết của chúng . Trong nhà trường việc đánh giá thưòng dựa trên kết quả kiểm tra. Kiểm tra là phương tiện của đánh giá - Những bài kiểm tra trong quá trình học tập chính là căn cứ có giá trị cho việc đánh giá cuối cùng nhằm mục đích ra quyết định xử lý tổng quát đúng đắn liên cịuan đến tương lai của học sinh.

c. Nguyên tắc đánh giá


Có nhiều quan điểm về nguyên tắc đánh giá. Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã nêu ra nguyên tắc chung về đánh giá như sau:

-Nguyên tắc tiếp cận hoạt động.


-Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội-lịch sử.


-Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa chẩn đoán và dự báo.

-Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với mục tiêu đào tạo.


-Nguyên tắc bảo đảm đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.


-Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan và độ tin cây.


-Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá. Tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của hoạt động hay quá trình đánh giá mà các nguyên tắc trên giữ vai trò thứ yếu hay trọng yếu trong điều kiện hoàn cảnh học tập của học sinh.

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Phó Đức Hòa đã đề cập đến ba nguyên tắc đánh giá tri thức học sinh chính:

-Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan.


-Nguyên tắc bảo đảm tính phân hóa.


-Nguyên tắc bảo đảm rõ ràng.


1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ


1.2.1. Chức năng‌


Trung tâm ngoại ngữ tại chức là một tổ chức chủ yếu mang tính chất phục vụ, nhằm giảng dạy, bồi dưỡng ngoại ngữ bằng hình thức học tại chức, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo cán bộ, nhân dân lao động, có mục đích phổ cập hoặc đạt được chứng chỉ ở những trình độ nhất định, chủ yếu là dùng trong giao tiếp và thực hành ngoại ngữ. Các TTNN thuộc các địa phương cũng có thể được Ủy ban nhân dân tỉnh giao những chỉ tiêu đào tạo cho địa phương hoặc những nhiệm vụ khác về ngoại ngữ.

1.2.2. Nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ tại chức‌


a. Tổ chức giảng dạy, quản lý các lớp ngoại ngữ


-Chiêu sinh, tổ chức lớp.


-Căn cứ vào chương trình các cấp độ A, B, C do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để vạch kế hoạch học tập của mỗi khoá ngoại ngữ.

-Tổ chức giảng dạy: Nếu trung tâm không có đủ'giáo viên chuyên trách thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên thính giảng hoặc kiêm chức đủ tiêu chuẩn và tương đối ổn định để bảo đảm kế hoạch và chất lượng giảng dạy.


-Tổ chức thi, kiểm tra từng giai đoạn hoặc cuối khóa.


-Đánh giá kết quả học tập, cấp chứng chỉ tốt nghiệp theo quy định của Bộ.


b. Thu, chi học phí theo đúng các quy định của Nhà nước. Sử dụng quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trung tâm.

1.2.3. Những quy định của tổ chức thi cuối khoá‌


Sau mỗi khóa học (kết thúc một cấp độ) TTNN tổ chức thi mãn khóa. Môn thi và mức độ đề thi do Bộ GD-ĐT quy định tại các chương trình. Thành phần Hội đồng thi phải là những cán bộ có năng lực, có tinh thần trách nhiệm.

Học viên không đạt môn nào được dự thi lại trong kỳ thi tiếp theo.


Xem phần phụ lục Dự thảo về quy chế thi và công nhận tốt nghiệp — Hệ TC của các TT và cơ sở ngoại ngữ, 1994. (Phụ lục 7 )

1.2.4. Phân loại trình độ tiêng Anh cấp độ A, B, C theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo‌

Chương trình môn học tiếng Anh (Hệ tại chức) được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo số 177/QĐ-TCBT vào ngày 30 tháng 01 năm 1993 như sau:

- Việc dạy và học tiếng Anh theo phương thức tại chức là một quy trình liên tục, bao gồm 3 trình độ. Mỗi trình độ là một hệ thống độc lập nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau:

Trình độ A (Elementary level) Trình độ B (Intermediate level) Trình độ C (Advanced level)

Có trình độ A, người học có thể giao tiếp thông thưòng xung quanh những vấn đề sơ đẳng của cuộc sống hằng ngày. Trình độ B cho phép người học giao tiếp ít khó khăn lúng túng hơn về những vấn đề đời sống hàng ngày. Ngữ liệu trong hai trình độ trên phải đảm bảo thoa mãn hai nhu cầu trên.


-Mỗi chương trình tiếng Anh cơ bản - hệ tại chức được phân chia thành 3 trình độ. Mỗi trình độ A, B thực hiện trong 400 (bốn trăm) tiết X 45 phút, và trình độ c là 450 tiết X 45 phút thực học trên lớp.

Khi kết thúc mỗi trình độ, học viên phải dự thi đánh giá trình độ. Mục đích của kỳ thi là đánh giá kiến thức ngôn ngữ học và năng lực sử dụng ngôn ngữ, thông qua 4 kỹ năng Nói, Nghe, Đọc và Viết. Sự rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phải có định hướng giao tiếp. Đồng thời phải trang bị cho người học những kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, văn minh, phong tục tập quán của nước Anh.

1.2.5. Thi và kiểm tra (theo chương trình môn học thực hành tiếng Anh hệ tại chức)‌

Để đánh giá đúng được năng lực sử dụng ngôn ngữ của học viên sau mỗi khoá học (A, B hoặc C), nội dung các bài thi phải bám sát các tiêu chí đã đề ra trong chương trình này (các quy định về chức năng ngôn ngữ, nội dung ngữ pháp, số lượng từ vựng...)

Hình thức (format) thi và kiểm tra cho các trình độ được quy định thống nhất như sau để đảm bảo được việc đánh giá cả hai bình diện: Kiến thức ngôn ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ.

ENGLISH LANGUAGE TEST


(Chương trình môn học thực hành tiếng Anh - Hệ tại chức - Bộ GD-ĐT năm 1993)


Paper 1: Listening Comprehension (khoảng 30 phút)


-Nghe từ 2 đến 4 đoạn theo các chủ đề khác nhau: Độ dài mỗi đoạn khoảng 100-200 từ. Mỗi đoạn được nghe 2 lần. Thí sinh vừa nghe vừa làm bài tập.

-Nghe và chọn tranh minh họa bài nghe, hoặc trả lời câu hỏi.


Paper 2: Reading Comprehension (50-120 phút: tùy theo trình độ)

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí