Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trình độ Tiếng Anh của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - 2


cần thiết. Trong quá trình quản lý, việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học là một khâu quan trọng, nó tạo nên mối liên hệ ngược trong giảng dạy và quản lý, nó thúc đẩy việc lĩnh hội tri thức của người học. Nếu KT-ĐG một cách chính xác chất lượng sản phẩm sẽ góp phần điều chỉnh quá trình dạy học và quá trình quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên tại một số trung tâm ngoại ngữ ở khu vực Tây nguyên từ trước đến nay có nhiều điều trăn trở. Mỗi TTNN quản lý hoạt động này theo một cách riêng mà chưa có quy định chính thức về kiểm tra ,đánh giá của Bộ GD-ĐT. Chúng tôi nhận thấy việc quản lý hoạt động KT- ĐG còn nhiều thiếu sót thể hiện ở một số mặt như: còn coi nhẹ công tác KT-ĐG trình độ HV; chưa có kế hoạch, biện pháp quản lý chặt chẽ; chưa hướng dẫn và chỉ đạo GV trong việc sử dụng phương pháp KT-ĐG một cách có hệ thống. Với tư cách là một cán bộ quản lý ở một trung tâm ngoại ngữ của tỉnh Kon Tum, người nghiên cứu luôn quan tâm và có nhiều băn khoăn trong việc tìm cách nào để cải tiến và khắc phục được những nhược điểm trên. Riêng với kiến thức ngữ pháp thực hành tiếng Anh, qua tham khảo tài liệu và kinh nghiệm kiểm tra - đánh giá kiến thức ngữ pháp tiếng Anh ở một số nước tiên tiến cho thấy rằng, tổ chức sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trình độ ngữ pháp bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu cần được quan tâm. GĐTT cần có biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của HV một cách khách quan, chính xác hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài "Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên" nhằm góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong quản lý hoạt động KT-ĐG, từng bước hoàn thiện hoạt động này -là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy ở trung tâm ngoại ngữ, từ đó có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trung tâm.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌


Từ thực tiễn con người nhận thức được vấn đề: Muốn hoàn thiện và năng cao hiệu quả của quá trình dạy học cần thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh. Đây là một vấn đề lòn đã có từ lâu đời, hình thức, nội dung, phương pháp mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia có khác nhau nhưng nhìn chung khâu tổ chức quản lý thi cử, kiểm tra - đánh giá tri thức học sinh đều hướng đến đảm bảo tính khách quan, cân bằng nhằm tối ưu hoa quá trình dạy học.

Ở Việt Nam ta, KT-ĐG có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI-XIII) thông qua các cuộc: Thi Hương để chọn Tú tài, thi Hội để chọn Cử nhân, thi Đình để chọn Tiến sĩ (người đỗ đầu thi Đình gọi là Trạng Nguyên), mục đích là chọn người tài ra làm quan giúp nước. Khoa thi Nho học đầu tiên của nước ta vào thời Lý Nhân Tông (1075). Các kỳ thi thường được tổ chức tại các tỉnh, các vùng và toàn quốc. Đồng thời có các cuộc kiểm tra thường xuyên như bình văn, thi đấu...

Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, chủ trương giáo dục của Pháp nhanh chóng xóa bỏ các kỳ thi văn chương cử nghiệp. Kỳ thi Nho học cuối cùng của nước ta vào năm 1819.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các kỳ thi tuyển từ năm 1945 về trước được tổ chức rất nghiêm túc, được đảm bảo bằng pháp luật. Trung tâm khảo thí là một đơn vị độc lập với Bộ Giáo dục. Công việc KT-ĐG chất lượng giáo dục luôn luôn gắn liền với mục tiêu giáo dục của thực dân phong kiến.

Từ sau Cách mạng tháng 8 (1945) đến nay, cùng với hoàn cảnh của đất nước, giáo dục được cải cách 3 lần, mỗi lần mục tiêu được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, công tác KT-ĐG có cải tiến, thay đổi về cách thức song vẫn tiến hành đều đặn và giữ nguyên bản chất như hiện nay, học sinh học xong mỗi cấp đều thi tốt nghiệp, trong năm học đều có KT-ĐG theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trình độ Tiếng Anh của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - 2


Đặc biệt những năm gần đây, Việt Nam đã kế thừa các thành tựu khoa học của thế giới, nghiên cứu xây dựng, cải tiến quá trình KT-ĐG chất lượng giáo dục nói chung và KT-ĐG trình độ tri thức học sinh nói riêng.

Tác giả Trần Bá Hoành đã nêu trong Đánh giá trong Giáo dục: kiểm tra và đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ..

Tác giả Hà Thị Đức đã nghiên cứu: Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống biện pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra - đánh giá tri thức học sinh Sư phạm (1986), đã nêu lý luận và việc thực hiện các chức năng KT- ĐG trong thực tiễn dạy học hiện nay. Cũng theo tác giả đánh giá thèo đơn vị kiến thức là một phương pháp đánh giá khách quan nhất.

Trong lĩnh vực nghiên cứu KT-ĐG , tác giả Hoàng Đức Nhuận và tác giả Lê Đức Phúc đã nêu Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh (1996). Các tác giả đã khẳng định: Vấn đề KT-ĐG trình độ tri thức học sinh là một phạm trù của lý luận dạy học, KT-ĐG là mắt xích không thể tách rời của quá trình dạy học.

Tác giả Julian Edge trong Essentials of English Language Teaching đã viết: Mục đích của KT-ĐG là cung cấp thông tin về khả năng của người học và quá trình dạy và học ...

Các nghiên cứu của các tác giả về KT-ĐG tri thức học sinh nói chung và chủ yếu là ở các trường THPT. Riêng ở trung tâm ngoại ngữ là một đơn vị dạy ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về KT-ĐG trình độ học viên ở các trung tâm ngoại ngữ. Vì vậy chúng tôi xin chọn nghiên cứu đề tài này là muốn tìm hiểu thực trạng KT-ĐG trình độ học viên ở các Trung tâm Ngoại ngữ và đề ra những biện pháp để cải tiến quản lý công tác KT-ĐG nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học ở các trung tâm ngoại ngữ...


3. Mục đích nghiên cứu‌


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn của quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên.

4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu‌


-Khách thể nghiên cứu :


Quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại rtgữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

-Đối tượng nghiên cứu :


Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của Giám đốc TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài‌


Trong phạm vi đề tài này, vì thời gian có hạn, người nghiên cứu chỉ nghiên cứu phần quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc tại 3 trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh Đắc Lắc - Gia Lai - Kon Tum và thử nghiệm áp dụng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu để đánh giá trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh sơ cấp cho học viên ở trung tâm ngoại ngữ Kon Tum.

6. Giả thuyết khoa học‌


Trình độ kiến thức ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của học viên tại một số trung tâm ngoại ngữ ở khu vực Tây Nguyên sẽ được nâng cao nếu việc KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KT-ĐG bằng các biện pháp được nghiên cứu với luận cứ khoa học và thực tiễn rõ ràng.


7. Nhiệm vụ nghiên cứu‌


1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý trường học, quản lý việc KT-ĐG trình độ của người học (dựa trên quan điểm của Đảng, của Bác Hồ, dựa trên chỉ đạo của Bộ giáo dục - Đào tạo, dựa trên chỉ đạo của địa phương ...)

2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KT- ĐG trình độ tiếng Anh của các Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên và tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó.

3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KT- ĐG trình độ tiếng Anh của Giám đốc tại các trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Tổ chức và chỉ đạo thử nghiệm KT-ĐG trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu cho học viên ở trung tâm ngoại ngữ Kon Tum.

8. Phương pháp nghiên cứu đề tài‌


1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2. Phương pháp điều tra: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu, tư liệu của CBQL, GV và HV của 3 trung tâm ngoại ngữ thuộc khu vực Tây nguyên. Số lượng tham gia khảo sát là 3 trung tâm ngoại ngữ gồm 6 CBQL, 30 GV và 300 HV.

3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: (dựa trên đề bài kiểm tra của giáo viên, bài làm của học viên, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn ở một số trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên)

4. Phương pháp phỏng vấn: Tiếp xúc trực tiếp với CBQL, GV ở trung tâm ngoại ngữ thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về nhận thức đối với công tác KT-ĐG.


5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những thành tựu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.

6. Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm việc KT-ĐG trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu.

7. Phương pháp toán Thống kê để xử lý số liệu thu được.


9. Đóng góp của đề tài‌


Đề tài làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về quản lý công tác KT-ĐG, là tài liệu tham khảo cho các trung tâm có điều kiện tương tự.

10. Cấu trúc của luận văn Gồm có 3 phần‌

•Mở đầu


•Nội dung khoa học của đề tài gồm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2 : Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên

•Kết luận và Kiến nghị


•Danh mục tài liệu tham khảo


•Phụ lục


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI‌


1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu‌


1.1.1. Khái niệm quản lý‌


Ngay từ khi hình thành xã hội loài người, con người đã biết phối hợp các nỗ lực cá nhân để thực hiện mục tiêu duy trì sự sống. Khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, nhu cầu phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên và rất cần đến người tổ chức các hoạt động với vai trò là người quản lý. K. Mark đã viết: "Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào, được thực hiện ở qui mô tương đối lớn, đều cần ở một chừng mực nhất định đến sự quản lý; quản lý xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó" Như vậy ta có thể hiểu rằng lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau và quản lý là lao động tất yếu để điều khiển hoạt động chung.

Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tuy theo cách tiếp cận khác nhau:

* Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,... bằng 1 hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. (15,7)

* Quản lý là việc đảm bảo sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. (19,15)

* Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. (19, 29)


* Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. (16,1)

* Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. (16,1)

Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra…

1.1.2. Quản lý giáo dục‌


Khái niệm về Quản lý giáo dục, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung, bản chất:

"Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lí của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái về chất" (16,35)

Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp.


Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học.


Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy, quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học, quan hệ giữa người dạy- người học, quan hệ giữa giáo giới - cộng đồng...Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục. Nội dung của quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn về nhà giáo, về cơ sở vật chất thiết bị trường học, tổ chức

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí