Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 10


„„Hết thu đông sang xuân nắng mới Năm tháng cứ vận chuyển lần lần Đông qua xuân chuyển vần năm mới‟ Ngày đêm nhớ bạn cũ khôn nguôi ‟‟

[5: 264]

Thời gian thiên nhiên chi phối cảm nhận thế giới của con người, đồng thời cũng thể hiện một quan niệm mới về dòng thời gian này trong tác phẩm truyện thơ. Thời gian nghệ thuật ở thể loại truyện thơ Tày gắn với cốt truyện, nhân vật…nên thời gian thiên nhiên có tính độc đáo, riêng biệt. Thời gian được gắn với các mùa trong năm làm tăng tính nhịp điệu và con người không thể cưỡng lại được cái quy luật vận hành đó từ ngàn xưa.

Trong tác phẩm Nàng Hán, chàng Lưu Đài mồ côi cả cha lẫn mẹ. Họ hàng chú, bác, bà, cô, đều nhẫn tâm chiếm đoạt ruộng đất của chàng. Chúng ta thấy thời gian được cảm nhận từ mùa đông vào tháng chạp trời sương muối, rét buốt, Lưu Đài không có gì che thân, che thịt, ruột rét căm căm (chàng Lưu không có ai để nương tựa). Thời gian được tác giả truyện thơ ước lệ bỏ qua mùa xuân chuyển ngay sang mùa hè, chàng phải đi làm thuê kiếm sống:

“Mùa hè đi làm vọ ăn thuê”.

Vào mùa hè, tiết trời quê hương Bình Sơn được miêu tả khá chi tiết, thời tiết vào ban ngày thật là nóng gắt:

“Bình Sơn ngày nóng ghê nóng gắt”.

Cuộc sống của Lưu Đài chẳng có gì sung sướng khi chàng không cha, không mẹ. Đi làm thuê từ sáng, về cuối ngày, mặt trời lặn, chàng mới được ăn lưng cơm vào bụng. Thời gian thiên nhiên ở đây gắn với cuộc đời nhân vật Lưu Đài, cứ trôi đi mãi đến độ “nỗi khổ” trở thành quy luật theo các mùa, càng nhấn mạnh sự khó khăn vất vả của đứa trẻ mồ côi:

“Khổ tấm thân xuân hạ nhiều ngày”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Dòng thời gian bốn mùa trôi chảy rất vô tình, con người cũng cảm thấy mất mát vì thời gian cứ trôi đi mà không có cách gì níu kéo lại được. Nhưng không chỉ có thế, con người nhận biết được thời gian trôi đi nên càng trân trọng cuộc sống, càng thấy cần làm một cái gì đó để thay đổi cuộc đời và số phận. Chàng Lưu rời bỏ quê hương ra đi, tìm thầy Nam Nga để học thành người, sau có thể tự nuôi thân.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 10

Tác giả dân gian đã xây dựng dòng thời gian thiên nhiên vận động vô tình qua việc thì miêu tả cảnh sắc các mùa nhất định trong năm. Mùa hoa nở cũng chính là mùa xuân, chàng Lưu ra đi vào mùa hè mà nay đã lại mùa xuân: “Mùa hoa tạm ở đây một độ” (mùa hoa biểu trưng cho mùa xuân). Cũng có thể có sự tương quan giữa thời gian tự nhiên với cuộc sống con người. Khi nhìn “hoa hòe trổ”, người ta có thể biết đã đến mùa xuân: “Hoa hòe trổ mùa xuân ấm áp” (hoa hòe trở thành biểu trưng cho mùa xuân), hay “Hoa liễu ngày bay quanh xao xác” (hoa liễu cũng biểu trưng cho mùa xuân). Cảm giác thời gian được tạo bởi bởi mùa xuân vì đây là mùa của rất nhiều loài hoa nở rộ, khoe ngàn hương sắc. Tính liên tục của thời gian được tác giả truyện thơ đưa vào các tác phẩm. Vòng tuần hoàn theo quy luật thời gian được thể hiện bằng những từ chỉ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông:

“- Vườn hoa kia tưởng chắc mùa xuân

- Nuôi con qua nhiều thu mạnh khỏe

- Xuân thu mùa chuyển tận trên trời”

Có những lúc tác giả diễn đạt trực tiếp nhưng có lúc tác giả không diễn đạt trực tiếp bằng những từ chỉ các mùa mà dùng những hình ảnh biểu trưng như đã nói ở trên. Chính thời gian thiên nhiên đã được các tác giả truyện thơ gợi nhiều hơn tả, từ đó tìm ra mối liên quan thời gian giữa các mùa với nhau, lặp lại, kế tiếp nhau liên tục.

“- Tiết hè ếch nhái gọi nhà nông

- Quan khổ sở nhiều xuân qua lại


- Tôi mấy thu quê hương lìa bỏ

Tóm lại điểm nổi bật trong cảm thức thời gian thiên nhiên là bất biến, tuần hoàn và nó được sử dụng rất nhiều trong truyện thơ Tày.

Thời gian thiên nhiên thường được kết hợp với tâm trạng tạo nên dòng thời gian tâm trạng. Như đã biết, truyện thơ có nhiều dòng thời gian khác nhau, trong đó dòng thời gian tâm trạng cũng khá phức tạp bởi chúng ta phải đi sâu vào thế giới tâm hồn bên trong của nhân vật thì mới cảm nhận sâu sắc được. Không ai khác, chính nhân vật trong tác phẩm là người cảm nhận thời gian tâm trạng một cách triệt để nhất. Tuy không thể hiện trực tiếp bằng các hình ảnh biểu trưng thời gian nhưng nó giữ một vị trí đặc biệt với việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm. Thời gian không còn được tính bằng các đơn vị như trên đã đề cập tới mà được tính bằng thời gian tâm lý.

Trong tác phẩm nàng Hán, ta thấy thời gian được biểu hiện qua tâm trạng của nàng Hán Xuân khi ở Đào Nguyên. Nàng Hán được tác giả truyện thơ giới thiệu là người dòng dõi, thanh tân, diện mạo khác thường, xinh đẹp:

“Da dẻ trắng ngần như ngọc

Thoa vàng gài mái tóc tựa tiên”

Ở chốn kinh đô nhiều kẻ giàu sang muốn dạm duyên nhưng nàng đều từ chối. Mẹ nàng lo lắng vì đến tuổi kết duyên mà nàng không chọn được người ưng ý bằng lòng. Nàng đã rất mực từ tốn thưa với mẹ rằng số trời định đoạt, cân nhắc, xin mẹ chớ vội nhưng mẹ của nàng vẫn cứ nói gần xa. Và suy tư của nàng được gắn với dòng thời gian tâm trạng. Thời gian này xuất hiện ít ỏi nhưng mỗi lần xuất hiện luôn thể hiện tâm trạng thường trực của nhân vật. Nó có thể trào ra bất cứ lúc nào khi có diễn biến bất thường trong đời sống tâm hồn của nhân vật.

“ Nàng Hán ở trong nhà khôn nói Từ ngây thơ ở mãi phòng hương Đã bứt rứt buồn thương rười rượi


Gió đêm nhường cảnh gợi tương tư Nàng thức giấc đêm thu chậm sáng Trăng soi trên trời rạng mênh mông

Tiếng Khảm khắc bên rừng quạnh quẽ Buồn, nằm hiên tựa ghế buồn xuông Tay tì gối bâng khuâng tấc dạ

Ngẩn ngơ lòng miệng chả buồn thưa” .

[6: 170]

Những câu thơ trên cho thấy thời điểm xuất hiện tâm trạng này là vào ban đêm, cụ thể ở đây vào “một đêm thu” khi nàng Hán thức giấc. Cảnh đêm thu được miêu tả rất đẹp, trời cao, trăng sáng lồng lộng nhưng chất chứa nhiều nỗi niềm tâm sự. Trong lòng nàng Hán vốn đã cảm thấy buồn thương nên cảnh vật cũng theo chiều của tâm trạng gợi lên sự buồn thương khắc khoải. Thời gian tâm trạng của nàng Hán Xuân như được kéo dài ra, lâu hơn so với thời gian khách quan vì thời gian này gắn với tâm trạng bứt rứt buồn thương của nhân vật. Hòa với màu sắc của ánh trăng soi trên trời rạng, với âm thanh của tiếng chim Khảm khắc bên bìa rừng trong một không gian tâm trạng rộng lớn, nàng Hán được miêu tả chi tiết với hành động nằm tựa ghế ở ngoài hiên. Để ý, chúng ta thấy có hai từ “buồn” được lặp lại trong một câu thơ càng nhấn mạnh cảm xúc tâm trạng của nàng không hiểu vì sao mình lại buồn đến thế. Cả đoạn thơ trên, tác giả dân gian đã biết dùng các từ ngữ để gợi tả tâm trạng: “bứt rứt, rười rượi, tương tư, quạnh quẽ, bâng khuâng, ngẩn ngơ” để tô đậm thêm, khắc họa chiều sâu tâm lý của nàng Hán trong tác phẩm.

Không ít lần nàng Hán đã bộc lộ suy nghĩ, tâm sự của mình khi chàng Lưu Đài phải tiến cống vua khách Tần Vương. Nàng đã có mang, hơn lúc nào hết, với một người phụ nữ, trong thời gian mang thai, rồi sắp đến kỳ sinh nở, bao giờ cũng cần sự chăm sóc, động viên của người chồng. Vậy mà chồng nàng (Lưu Đài) sắp phải đi xa, lệ nàng chan chứa xin cùng đi theo chồng:


“Ứa đôi hàng, người ngọc thưa rằng: Năm tháng em bụng mang dạ chửa Mong được chàng luôn ở lầu trang Nay có việc đế vương đi sứ

Ở nhà ngày qua bữa buồn thân”

[6: 203]

Qua đoạn thơ trên, ta thấy nàng Hán Xuân không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Vẻ đẹp của nàng không những thể hiện qua hình thức mà còn thể hiện qua chiều sâu tâm hồn. Nàng là người sống có tình có nghĩa, coi vợ chồng là nghĩa tao khang, yêu dấu, không thể lìa bỏ. Đọc qua đoạn thơ, chúng ta thấy cảm xúc thật của nhân vật được bộc lộ một cách đời thường. Nước mắt của nàng như từ những trang sách “ứa ra”, để lại cho người đọc sự xúc động sâu sắc và chính phẩm chất đạo đức ấy đáng được trân trọng ngợi ca. Cho đến nay, phẩm chất đạo đức thủy chung, con người sống ở đời phải biết hy sinh cùng nhau, đồng cam cộng khổ vẫn được lưu truyền trong tiềm thức của nhân dân.

Khi trên đường đi cống sứ Tần Bang, quan trạng Lưu Đài đứng trong một không gian thiên nhiên trên biển vô cùng rộng lớn, con người không tránh khỏi cảm giác cô đơn. Tất nhiên giữa cái bé nhỏ của con người với cái lớn lao của vũ trụ thì bao giờ con người cũng cảm thấy sự trống trải trong tâm hồn. Đứng trước bể rộng, lòng chàng Lưu cũng cảm thấy nhớ bạn. Ở đây, ta thấy một dòng thời gian xuất hiện trong lòng của chàng Lưu Đài khi bốn mùa luân chuyển. Dòng thời gian này từ bên ngoài khách quan đã xâm chiếm tâm hồn con người và tác động vào cảm xúc con người. Nó nhanh chóng trở thành dòng thời gian tâm trạng giữa một không gian cũng mang đầy tâm trạng.

“Biển không ngừng sóng tràn gió đẩy Hoa liễu đôi nơi ấy khoe bông,

Bốn mùa chuyển thu đông nhớ bạn,


Tiếng ve rền than vãn bờ sông”

[6: 205]

Trong tác phẩm truyện thơ, dòng thời gian tâm trạng đóng vai trò bộc lộ rõ hơn về phẩm chất, tính cách, đời sống nội tâm của nhân vật..., qua đó thể hiện được cái nhìn của tác giả dân gian về từng góc cạnh của đời sống cá nhân, số phận con người. Trong tác phẩm Nam Kim – Thị Đan dòng thời gian tâm trạng biểu hiện rất rõ khi nàng Thị Đan bị ép gả về nhà chồng, đêm thì nhớ người yêu, ngày thì buồn mọi nỗi, lòng thất thế ngẩn ngơ. Từ ngày vu quy, nước mắt của nàng chảy mãi không nguôi. Nỗi đau của nàng Thị Đan như càng được nhân lên đến tận cùng với một cuộc hôn nhân không có tình yêu.

“Đêm thì nhớ ngày buồn mọi nỗi Ở được hai ba buổi quay về Quay về thăm mẹ ta quê cũ

Liền bớt đi sầu muộn ít nhiều Đến bữa cơm trưa chiều lo ngại Dạ thêm buồn thất thế ngẩn ngơ Từ ngày vu quy khóc mãi

Làm thế nào mới hết đời cho Hay là dạo gần xa hành khất Sinh ở đời không chút vui hơn Tại số hay tại hồn vậy nhỉ?

Buồn bã chân cứ thế dạo mường”

[5: 261]

Dòng thời gian tâm trạng này biểu hiện không chỉ qua không gian xa cách mà còn được biểu hiện qua độ dài con đường. Điều đó góp phần nâng thời gian thực trở thành thời gian tâm trạng. Con đường nếu đo bằng độ dài khách quan thì xa lắm nhưng đã yêu nhau, dẫu có xa bao nhiêu, con đường đến với nhau


cũng trở nên ngắn ngủi. Điều này chỉ có thể giải thích bằng thời gian trong chiều sâu tâm lý của nhân vật. Khoảng cách thời gian xa nhau được dồn nén lại thành hai ngày đường mà dẫu sao cũng thấy gần gũi:

“Đất trời xui kết khóa bạn nhau Hai ngày đường dẫu sao gần gũi”

Trong tác phẩm truyện thơ Nhân Lăng. Thời gian tâm trạng cũng đặc tả tâm trạng của chàng mồ côi Nhân Lăng khi đi tìm câu trả lời về số phận của mình. Nhìn sự vật (ong vui hoa, ong bướm kéo từng xâu trong núi, đàn bướm bay con nọ nối đuôi con kia, cả đàn bướm bay thành một xâu dài trông rất đẹp), chàng tủi cho thân phận rách rưới của mình. Trên đường đi chàng luôn nhớ mẹ và nhớ nhà khôn nguôi:

“ Ong vui hoa các ngả tìm nhau Ong điệp kéo từng xâu trong núi

chạnh lòng kẻ rách rưới thân buồn Rười rượi thẳng núi non tiến bước

Tiếng Queng quý buồn dứt đám câu Quan nhớ mẹ ở nơi nhà cửa

Con một đi rừng cả ngày đêm Mồ côi tủi than thân dưới cội”

[1:33]

Dòng thời gian tâm trạng trong các tác phẩm truyện thơ Tày đã có đường nét, phát triển rõ ràng theo chiều sâu tâm lý của nhân vật. Tác giả truyện thơ đã biết nhìn nhân vật từ bên trong nội tâm. “Cách biểu hiện trong lời thoại được tả nhiều hơn kể (bằng chất liệu dân ca) của các nhân vật truyện thơ Tày cũng tạo nên một chiều sâu tâm lý rất rõ nét. Về mặt hình thức, nó biểu hiện sự dãn nở về dung lượng của từng chi tiết truyện thơ so với cổ tích. Về mặt nội dung, nó là những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn con người vốn đã được coi là sự kết tinh trong cách diễn tả của ca dao, dân ca qua nhiều thế


hệ, được chọn lựa để “cấy ghép” làm nổi bật lên tâm trạng của nhân vật”[42: 186]. Qua đó ta có thể thấy tính độc đáo, sự mới mẻ trong cách cảm thụ thời gian của người xưa khi thể hiện về các dòng thời gian nghệ thuật trong đó có dòng thời gian tâm trạng của nhân vật. Dòng thời gian này được xây dựng trên sự cảm nhận, ý thức của nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh.

3.1.3. Thời gian siêu hình

Thời gian siêu hình là hình thức biến thái của thời gian cụ thể và thời gian thiên nhiên. Điểm khác biệt: nó là thời gian phi vật chất, tồn tại ở thế giới khác. Thời gian này chỉ tồn tại ở hai mường (mường trên và mường dưới) tức mường trời và mường âm. Khi tiếp xúc các tác phẩm truyện thơ, chúng ta thấy thời gian này về cơ bản vẫn được tính bằng các đơn vị đo thời gian như ở hạ giới (nơi có con người sinh sống). Trong tác phẩm Lưu Đài – Hán Xuân, nàng Hán Xuân ở vườn quả ba năm để thử thách, sau đó Phật mới gọi vào dạy bảo. Thời gian ở đây cũng được tính bằng các đơn vị từ chỉ thời gian:

Với thời gian thực, các từ chỉ thời gian là: ba năm, ba xuân hoa mới, giờ

,ba độ xuân sang, ba xuân…

“- Hãy ở nơi vườn quả ba năm

- Cho ăn đủ ba xuân hoa mới

- Cảnh Tây Đô ba độ xuân sang

- Ba xuân sẽ thân vàng chầu chực

- Ở đủ ba năm tròn thượng giới

- Công nàng đã có bụng ba xuân

- Ba năm ở Quảng Hàn trở nẻo”

Với thời gian thiên nhiên, các từ chỉ thời gian là: đêm, ngày, xuân hạ, mùa đông, bốn mùa, sớm chiều, sớm hôm...

“- Đêm ngày nàng nán ở vườn tiên

- Bốn mùa gió từng phen lui tới

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí