Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp, Hình Thức Huấn Luyện Chiến Sỹ Nghĩa Vụ Ở Trung Tâm Huấn Luyện Và Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công An Tỉnh Điện Biên

về chính trị là 95%, tương ứng 190 phiếu đánh giá và tổng lượt đánh giá tốt và trung bình nội dung huấn luyện pháp luật, nghiệp vụ cơ sở là 184 phiếu, tương ứng 92%). Đáng chú ý là nội dung huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn được các chiến sỹ nghĩa vụ đánh giá chưa tốt rất cao, có tới 85 phiếu đánh giá chưa tốt (tương ứng 42,5% khảo sát), 67 phiếu đánh giá trung bình (33,5%) và chỉ có 48 phiếu đánh giá huấn luyện tốt (chiếm 24%). Từ đây có thể thấy được thực trạng thực hiện nội dung huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên qua đánh giá của các chiến sỹ nghĩa vụ. Về nội dung huấn luyện về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ cơ sở, điều lệnh, quân sự, võ thuật đều được học viên đánh giá khá tốt. Chỉ có nội dung huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều phiếu đánh giá kết quả huấn luyện chỉ ở mức trung bình và chưa tốt. Đây là nội dung quan trọng và thiết yếu trong đào tạo chiến sỹ nghĩa vụ. Từ đây đặt ra yêu cầu đối với Trung tâm cần xem xét lại phương pháp đào tạo nội dung này nhằm cải thiện chất lượng huấn luyện hơn nữa.

2.3.1.3. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Để thực hiện huấn luyện được tốt, truyền tải được hết các nội dung học tập tới các học viên thì Trung tâm đã sử dụng nhiều phương pháp và hình thức đa dạng. Tác giả đã khảo sát và tổng hợp lại phiếu điều tra từ các cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia huấn luyện đào tạo. Kết quả được tổng hợp và thống kê tại bảng dưới:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về phương pháp huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm (Số lượng: 29 người)


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

1

Phương pháp


Thuyết trình

15

51,7

14

48,3

0

0

0

0


Vấn đáp

25

86,2

3

10,4

1

3,4

0

0


Nêu vấn đề

4

13,8

15

51,7

7

24,1

3

10,4


Tình huống

22

75,7

3

10,3

4

13,8

0


2

Hình thức


Toàn lớp

15

51,7

13

44,9

1

3,4

0

0


Thảo luận

nhóm

18

62,1

9

31

2

6,9

0

0


Thực hành

cá nhân

21

72,4

5

17,2

3

10,4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 7

Từ bảng tổng hợp có thể thấy rằng các phương pháp huấn luyện của trung tâm rất đa dạng, gồm: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp nên vấn đề và phương pháp nêu tình huống thực tế. Mỗi phương pháp lại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc áp dụng đa dạng các phương pháp đào tạo sẽ giúp học viên nhanh chóng nắm bắt được kiến thức cũng như tránh sự nhàm trán và trùng lặp trong giảng dạy. Có thể thấy các phương pháp thuyết trình, vấn đáp được các giảng viên sử dụng thường xuyên bởi hai phương pháp này sẽ có sự giảng dạy trực tiết và có sự trao đổi giữa người dạy và người học.

Hình thức đào tạo tại trung tâm cũng phong phú, gồm có các hình thức sau: hình thức đào tạo toàn lớp, thảo luận nhóm hoặc thực hành cá nhân. Trong đó thực hành cá nhân có số lượng sử dụng rất thường xuyên, tiếp theo đó là thảo thuận nhóm. Hai phương pháp này đều có ưu điểm là sẽ buộc học viên thực hành kiến thức đã học vào thực hành và do đó đem lại hiệu quả đào tạo.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung

tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Kế hoạch được xây dựng dựa trên Chương trình khung huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ mà Tổng cục ban hành gửi cho Công an các tỉnh. Đồng thời, kế hoạch được xây dựng dựa trên số lượng chiến sỹ nghĩa vụ từ thông tin của bên Công an tỉnh Điện Biên chuyển sang.

Sau khi xây dựng kế hoạch, Trung tâm sẽ gửi bản kế hoạch lên Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên để trình duyệt. Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên sau khi xem xét sẽ ra quyết định về việc cử công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đi huấn luyện tại Trung tâm. Đồng thời, bản kế hoạch này cũng được gửi lên Tổng cục thông qua Cục Đào tạo trước khi tổ chức huấn luyện. Một số chỉ tiêu được thể hiện trong kế hoạch có thể kể đến như sau:

Bảng 2.6. Chỉ tiêu kế hoạch huấn luyện tại Trung tâm


Chỉ tiêu

Kế hoạch 2017

Kế hoạch 2018

Số chiến sỹ nghĩa vụ

155

141

Tỷ lệ chiến sỹ đạt yêu cầu

100%

100%

Tỷ lệ chiến sỹ khá, giỏi

80%

85%

Thời gian huấn luyện

122 ngày

122 ngày

(Nguồn: Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên)

Đồng thời, lịch trình huấn luyện, các chương trình ngoại khóa cũng được thể hiện chi tiết trong kế hoạch huấn luyện.

Để đánh giá công tác lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên, tiến hành khảo sát 3 cán bộ lãnh đạo Trung tâm, 26 cán bộ chiến sỹ của Trung tâm bao gồm cả giảng viên, huấn luyện viên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về công tác lập kế hoạch huấn luyện (Số lượng: 29 người)

STT

Lập kế hoạch

Tốt

TB

Chưa tốt

ĐTB

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Thời gian lập kế hoạch có

kịp thời

18

62,1

11

37,9

0

0,0

2,62


2

Nội dung kế hoạch có chi tiết, rõ ràng, bám sát chỉ

đạo của Tổng cục


20


69,0


7


24,1


2


6,9


2,62


3

Kế hoạch được lập có phù hợp với đặc thù Trung tâm và các chiến

sỹ nghĩa vụ


15


51,7


8


27,6


6


20,7


2,31


4

Các chỉ tiêu xây dựng

trong kế hoạch có chi tiết, thực tế


17


58,6


9


31,0


3


10,3


2,48


ĐTB







2,01

Tiêu chí “Thời gian lập kế hoạch có kịp thời” có 62,1% cán bộ chiến sỹ đánh giá Tốt, 37,9% cán bộ chiến sỹ đánh giá Trung bình. Thời gian lập kế hoạch thực tế của Trung tâm thường diễn ra vào đầu tháng 3, trước khi thực hiện huấn luyện tầm 1 tuần. Ban lãnh đạo Trung tâm cho rằng thời gian này là hợp lý, kịp thời cho công tác huấn luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số cán bộ chiến sỹ phản ánh thời gian lập kế hoạch này còn cập rập, đặc biệt là cán bộ Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên. Bởi một năm, các cán bộ này phải lập nhiều kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện cho nhiều khóa học, nên thời gian này các cán bộ này cho rằng còn chưa hợp lý, nên sớm hơn.

Tiêu chí “Nội dung kế hoạch có chi tiết, rõ ràng, bám sát chỉ đạo của Tổng cục” có 69,0% cán bộ chiến sỹ đánh giá Tốt, 24,1% cán bộ chiến sỹ đánh giá Trung bình và 6,9% cán bộ chiến sỹ đánh giá Chưa tốt. Cán bộ chiến sỹ phản ánh kế hoạch được lập theo chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và bám sát chỉ đạo của Tổng cục về nội dung cũng như thời gian huấn luyện cụ thể. Tuy nhiên, Trung tâm cần phải triển khai các khung hướng dẫn của Tổng cục theo đúng đặc

thù của Trung tâm về địa điểm, giáo viên... thì việc triển khai này chưa được cụ thể, một số địa điểm tuy được lập kế hoạch nhưng đến khi thực hiện lại bị trùng lặp với các khóa khác, cần phải chuyển đổi địa điểm.

Tiêu chí “Kế hoạch được lập có phù hợp với đặc thù Trung tâm và các chiến sỹ nghĩa vụ” có 51,7% cán bộ chiến sỹ đánh giá Tốt, 27,6% cán bộ chiến sỹ đánh giá Trung bình và 20,7% cán bộ chiến sỹ đánh giá Chưa tốt. Điều này phản ánh kế hoạch được lập của Trung chưa có sự phù hợp cao với đặc thù Trung tâm và các chiến sỹ nghĩa vụ. Qua trao đổi, phỏng vấn một số cán bộ chiến sỹ phản ánh kế hoạch được lập theo chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và bám sát chỉ đạo của Tổng cục, chưa xét đến đặc thù của Trung tâm và thực trạng chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa. Khi xét đến kế hoạch trong mối tương quan với các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng khác của Trung tâm, thì vẫn có trường hợp một giáo viên nhưng phụ trách hai lớp trong hai kế hoạch cùng thời điểm. Ngoài ra, mỗi khóa khác nhau, có số lượng và trình độ các chiến sỹ huấn luyện sẽ khác nhau, nhưng kế hoạch chưa xét đến những điều này mà chỉ được lập tổng quan, chung chung cho tất cả các khóa huấn luyện.

Tiêu chí “Các chỉ tiêu xây dựng trong kế hoạch có chi tiết, thực tế” có 58,6% cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đánh giá Tốt, 31,0% cán bộ chiến sỹ đánh giá Trung bình và 10,4% cán bộ chiến sỹ đánh giá Chưa tốt. Điều này phản ánh việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm chỉ ở mức trung bình. Cán bộ chiến sỹ phản ánh các chỉ tiêu được xây dựng từ rất nhiều năm nay, không có sự thay đổi theo các năm. Đồng thời, các chỉ tiêu được xây dựng theo cảm tính, ít có căn cứ mà chỉ thường dựa vào kết quả huấn luyện của năm trước, chưa xét đến đặc thù của các chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa huấn luyện.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Sau khi kế hoạch đã được Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên phê duyệt và ra quyết định ban hành, Trung tâm sẽ tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện.

Thông thường, từ khoảng 12 - 15/03 hàng năm, Trung tâm sẽ tổ chức khai giảng khóa huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ của năm đó. Trước đó 1 - 2 ngày, Trung tâm sẽ tiếp nhận các chiến sỹ nghĩa vụ được chuyển giao từ Công an tỉnh Điện Biên, sắp xếp chỗ ở, phân công cho các chiến sỹ nghĩa vụ.

Tổng số chiến sỹ nghĩa vụ huấn luyện năm 2017 là 155 chiến sỹ, năm 2018 là 141 chiến sỹ. Số chiến sỹ nghĩa vụ này được tổ chức biên chế thành 01 Đại đội gồm có 03 Trung đội với 14 Tiểu đội, mỗi Tiểu đội từ 10 đến 12 chiến sỹ nghĩa vụ.

Nội dung huấn luyện của Trung tâm được thực hiện theo chương trình huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ đã được xây dựng và phê duyệt trong Kế hoạch huấn luyện hàng năm.

Thời gian toàn khóa huấn luyện là 04 tháng được phân bổ cụ thể như sau: Học lý thuyết trên hội trường 08 tiết/ngày với tổng thời gian học là 36 ngày, chiếm 30% thời gian toàn khóa huấn luyện. Học các môn Điều lệnh, Quân sự, Võ thuật, Kỹ thuật bơi cứu nạn, Nghiệp vụ chuyên môn ngoài thao trường 06 tiết/ngày với tổng thời gian học là 57 ngày, chiếm 48% thời gian toàn khóa huấn luyện. Thời gian còn lại là kiểm tra hết môn và nghỉ các ngày lễ, chủ nhật.

Bên cạnh thời gian huấn luyện chính thức, Trung tâm còn tổ chức luyện tập ngoại khóa các môn Điều lệnh, Võ thuật vào thời gian kết thúc buổi học, trong khung giờ 17h tới 18h một số ngày.

Địa điểm học tập, huấn luyện của chiến sỹ nghĩa vụ được tổ chức như sau: Học lý thuyết và thực hành ngoài trời tại sân bãi Trung tâm, luyện tập và kiểm tra bắn súng AK đạn thật tại khu vực Trường bắn Lữ đoàn 82, Quân khu II. C1 xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Ngoài việc tổ chức lịch huấn luyện theo đúng kế hoạch, Trung tâm cũng tổ chức cử các đồng chí giáo viên kiêm nhiệm là lãnh đạo, cán bộ có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, khả năng sư phạm thuộc về các phòng nghiệp

vụ, các đồng chí huấn luyện viên được đào tạo chuyên sâu về quân sự, võ thuật tham gia giảng dạy, huấn luyện. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên đã tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin mới vào giáo án, bài giảng, xây dựng các giả thiết, tình huống thực tế đưa vào nội dung chương trình giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao giúp đỡ học viên trong học tập, luyện tập, hướng dẫn giải quyết các tình huống thực hành cả trong giờ học và giờ ngoại khóa cho học viên.

Bên cạnh công tác huấn luyện trong các giờ học, Trung tâm còn thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ quản lý lớp huấn luyện, thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, tổ chức chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh.

Ban lãnh đạo của Trung tâm đã có sự quan tâm và làm tốt công tác giáo dục chính trị, nắm bắt diễn biến tư tưởng của từng chiến sỹ, quán triệt việc thực hiện nghiêm túc lễ tiết tác phong, thực hiện điều lệnh Công an nhân dân kết hợp với quản lý chặt theo nội quy, quy chế, kịp thời phát hiện, uốn nắn, nhắc nhở những vi phạm của chiến sỹ. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên có sự dân chủ, công tâm, gương mẫu, tận tình chỉ bảo cho các học viên trong quá trình học tập, sinh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức huấn luyện.

Để đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên, tiến hành khảo sát 3 cán bộ lãnh đạo Trung tâm, 26 cán bộ chiến sỹ của Trung tâm bao gồm cả giảng viên, huấn luyện viên và 200 học viên lớp Chiến sỹ nghĩa vụ trong khóa huấn luyện 2017 và khóa huấn luyện 2018.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm

về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện (Số lượng: 29 người)


STT

Tổ chức thực hiện

kế hoạch

Tốt

TB

Chưa tốt

ĐTB

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Nội dung huấn luyện có

đúng theo kế hoạch

20

69,0

8

27,6

1

3,4

2,66


2

Thời gian huấn luyện có

đúng chương trình kế hoạch


24


82,8


4


13,8


1


3,4


2,79


3

Giáo viên huấn luyện có thực hiện đúng quy chế

chuyên môn huấn luyện


15


51,7


11


37,9


3


10,3


2,41


4

Phương pháp huấn luyện

dễ hiểu, có hiệu quả với chiến sỹ


17


58,6


5


17,2


7


24,1


2,34


5

Các chiến sỹ nghĩa vụ có ý

thức, nề nếp, thực hiện quy chế huấn luyện


14


48,3


7


24,1


8


27,6


2,21


ĐTB







2,48

Tiêu chí “Nội dung huấn luyện có đúng theo kế hoạch” có 69,0% cán bộ chiến sỹ đánh giá Tốt, 27,6% cán bộ chiến sỹ đánh giá Trung bình và 3,4% cán bộ chiến sỹ đánh giá Chưa tốt. Qua phỏng vấn một số giảng viên và huấn luyện viên, chúng tôi được biết: Nội dung huấn luyện được thực hiện theo đúng khung huấn luyện và đúng kế hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi thời tiết, địa điểm huấn luyện bị trùng lặp với một số lớp bồi dưỡng, đào tạo khác khiến cho lịch trình huấn luyện bị thay đổi, phải trao đổi nội dung của một số lớp học.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí