nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác huấn luyện.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Ngày nay, trong xu thế phát triển công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng huấn luyện. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước đổi mới nội dung, phương pháp quản lý huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ.
Khoa học công nghệ được ứng dụng trong công tác huấn luyện có thể được thể hiện thông qua hệ thống dàn máy tính, máy chiếu... giúp trình chiếu các tài liệu, băng ghi hình về thiết bị, quá trình thực tế chiến đấu, quá trình sơ tán trong phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ... giúp các chiến sỹ có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó có thể dễ hiểu hơn các kiến thức huấn luyện tại Trung tâm.
- Điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm
Điều kiện vật chất của Trung tâm như hệ thống thao trường bãi tập, nơi ăn ở, học tập sinh hoạt cho chiến sĩ nghĩa vụ; mô hình học cụ, giáo án bài giảng... đều có tác động đến quá trình huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.
Các điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm càng hiện đại, đầy đủ thì càng tác động tích cực tới kết quả huấn luyện, giúp việc huấn luyện được cụ thể hóa, các chiến sỹ được hỗ trợ đầy đủ trong quá trình huấn luyện. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất tồi tàn, lạc hậu, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả huấn luyện.
- Chương trình huấn luyện: Chương trình huấn luyện là văn bản có tính pháp lý do cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Công an ban hành). Chương trình huấn luyện chi tiết về mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện sẽ mang tính định hướng rõ ràng cho việc thực hiện. Ngược lại, chương trình mang tính khái quát và chung chung sẽ gây ra những lúng túng cho trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ.
1.4.4.2. Yếu tố chủ quan
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 2
- Quản Lý Hoạt Động Huấn Luyện Chiến Sỹ Nghĩa Vụ
- Phương Pháp Và Hình Thức Huấn Luyện Chiến Sỹ Nghĩa Vụ Ở Trung Tâm
- Phương Pháp Khảo Sát, Đối Tượng Khảo Sát Và Xử Lý Các Kết Quả
- Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp, Hình Thức Huấn Luyện Chiến Sỹ Nghĩa Vụ Ở Trung Tâm Huấn Luyện Và Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công An Tỉnh Điện Biên
- Kết Quả Khảo Sát Chiến Sỹ Nghĩa Vụ Về Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Huấn Luyện (Số Lượng: 200 Người)
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Những giáo viên huấn luyện của Trung tâm là những người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn chiến sỹ nghĩa vụ ngay từ những ngày đầu tiên, do đó ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên với chiến sĩ nghĩa vụ rất lớn.
Các giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn và tổ chức luyện tập, phân công giao nhiệm vụ và duy trì việc chấp hành các chế độ, điều lệnh, điều lệ, nề nếp sinh hoạt, học tập của chiến sĩ nghĩa vụ trong khóa huấn luyện. Để làm tốt vai trò của mình, đội ngũ giáo viên phải có năng lực sư phạm, năng lực giảng dạy, năng lực chỉ huy bao quát, rèn luyện thể lực và lối sống hòa đồng với chiến sĩ nghĩa vụ thì mới đạt hiệu quả cao trong quản lý huấn luyện.
- Trình độ, năng lực của chiến sỹ nghĩa vụ
Hầu hết thanh niên trước khi tham gia chiến sỹ nghĩa vụ đều có tâm lý và suy nghĩ chung là thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm vẻ vang, mà còn là niềm tự hào của bản thân mỗi người, gia đình, dòng họ, thể hiện tình yêu Tổ quốc và tiếp nối truyền thống các thế hệ đi trước. Một bộ phận thanh niên trước khi nhập ngũ, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nghe tâm sự của người thân trong gia đình, bạn bè, họ cảm nhận được môi trường quân ngũ là môi trường học tập, rèn luyện tốt đối với thanh niên, nhất là về phẩm chất đạo đức, tác phong, tính kỷ luật, sức khỏe, do đó có tâm lý mong muốn được thử thách, học tập, rèn luyện trong môi trường này để trưởng thành, tự tin hơn trong cuộc sống sau này.
Cùng với đó, một bộ phận thanh niên trước khi nhập ngũ có điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, khi nhập ngũ họ có tâm lý muốn được hưởng những chính sách của quân đội đối với quân nhân và thân nhân trong thời gian tại ngũ, cũng như sau khi xuất ngũ; đối với những thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa xin được việc làm, họ có tâm lý, mong muốn phục vụ lâu dài trong quân đội theo ngành, nghề mình được đào tạo.
Bên cạnh những biểu hiện tâm lý tích cực trên, thực tế vẫn còn một bộ phận thanh niên có những biểu hiện tâm lý mang tính tiêu cực, như "ngại" môi trường quân đội do tính kỷ luật cao, cường độ huấn luyện vất vả; không muốn xa gia đình, người thân, người yêu, vợ con; hoặc có đối tượng trước khi nhập ngũ đã đi làm, có tiền lương, dẫn đến tâm lý so sánh thiệt - hơn về kinh tế khi vào quân ngũ, thậm chí có biểu hiện trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Những biểu hiện tiêu cực trên đã tác động xấu đến công tác quản lý huấn luyện, khi có một bộ phận chiến sỹ cố tình vi phạm các quy chế quản lý, không tích cực tham gia huấn luyện...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Huấn luyện chiến sĩ là bước khởi đầu mang tính bản lề, tạo cơ sở hình thành kỹ năng quân sự, phẩm chất, bản lĩnh của người quân nhân cách mạng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Ở tất cả các nước, hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ được đặc biệt quan tâm, chú trọng và ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ là công tác rèn luyện những công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân để họ nắm vững lý luận và hành động của một người chiến sỹ công an nhân dân. Huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ là một trong những hoạt động đào tạo, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của những công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, giúp họ có thể chủ động xử lý những tình huống, vấn đề gặp phải trong thực tiễn quá trình thực hiện nghĩa vụ tại Công an nhân dân.
Quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ được hiểu là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của đơn vị thực hiện huấn luyện lên hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ thông qua việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra các hoạt động huấn luyện chiến sỹ của đơn vị thực hiện huấn luyện nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Nội dung hoạt động huấn luyện đa dạng và được xây dựng theo Chương trình khung huấn luyện của Tổng cục bao gồm các nội dung về chính trị, nội dung về pháp luật và nghiệp vụ cơ sở, nội dung về điều lệnh, quân sự, võ thuật, nội dung về nghiệp vụ chuyên môn.
Nội dung quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ được thể hiện qua các bước: lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ.
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ ở Trung tâm
bao gồm các yếu tố khách quan (Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Khoa học công nghệ, Trình độ, năng lực của chiến sỹ nghĩa vụ) và các yếu tố chủ quan (Đội ngũ giáo viên của Trung tâm, Điều kiện vật chất của Trung tâm).
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN CHIẾN SỸ NGHĨA VỤ Ở TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát về Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an tỉnh Điện Biên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ tại Công an các địa phương và trao đổi kinh nghiệm với Công an 6 tỉnh Bắc Lào, vào ngày 11 tháng 06 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công an tỉnh Điện Biên đã ban hành quyết định về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc phòng Tổ chức Công an tỉnh. Tháng 8 năm 2008, Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Điện Biên đã đi vào hoạt động, đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh và phòng Tổ chức làm tốt Công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Từ chỗ chỉ là 1 tổ, đội với quân số chỉ 02 cán bộ Thuộc phòng tổ chức làm nhiệm vụ quản lý các lớp học mở tại Công an tỉnh.
Ngày 24/05/2011, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã ký quyết định số 737/QĐ-CAT(PX13) Triển khai việc chuyển Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc Giám đốc Công an tỉnh.
Ngày 30/05/2011, Tổng cục trưởng tổng cục XDLL CAND đã có công văn xác định Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh Điện Biên là 01 trong 24 Trung tâm của các đơn vị, địa phương được Bộ giáo dục đào tạo công nhận đủ điều kiện mở các lớp đào tạo đại học hệ VLVH và các loại hình đào tạo khác.
2.1.2. Tổ chức bộ máy
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh Điện Biên có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau: Ban Giám đốc Trung tâm (03 đồng chí) và 03 đội chuyên môn.
Ban giám đốc
Đội Tổng hợp - Hậu cần
Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên
Đội Huấn luyện nghiệp vụ, quân sự võ thuật
đồng.
Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm
Nguồn: Đội Tổng hợp - Hậu cần
+ Đội Tổng hợp - Hậu cần: Gồm 05 cán bộ chiến sỹ và 09 lao động hợp
+ Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên: Gồm 07 cán bộ.
+ Đội Huấn luyện nghiệp vụ, quân sự võ thuật: Gồm 05 cán bộ.
2.1.3. Cơ sở vật chất
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ có trụ sở đặt tại địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trụ sở Công an tỉnh Điện Biên khoảng 04 km. Diện tích đất được cấp là 29.772m2. Cơ sở vật chất được đầu tư từ năm 2005 đến nay từ nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công an và UBND tỉnh Điện Biên với tổng mức vốn là 12,5 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất của Trung tâm bao gồm các hạng mục:
- 01 nhà 3 tầng: Tầng 1 có 06 phòng làm việc của CBCS trung tâm; Tầng 2 và tầng 3: có 40 giường dành cho giáo viên và học viên nghỉ.
- 05 Hội trường học tập: 02 Hội trường tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ: 250 chỗ ngồi; 02 Hội trường tại phòng PC65: 250 chỗ ngồi; 01 Hội trường tại trụ sở Công an tỉnh: 150 chỗ.
- Công cụ, trang thiết bị giảng dạy, huấn luyện có: 01 bể luyện tập bơi lội: 880m2; 01 nhà luyện tập bắn súng: 320m2; 01 nhà mô hình giải cứu con tin 03 tầng: 282m2; 01 nhà luyện tập võ thuật kiêm hội trường học tập: 800m2; 02 sân bãi học tập, rèn luyện ngoài trời: 2000m2; 01 sân bóng chuyền: 288 m2; 01 thư viện có các giáo trình, tài liệu, sách, báo, tạp chí và bố trí cán bộ thủ thư quản lý;
01 mô hình máy bay diễn tập kỹ năng cứu nạn hàng không; 01 phòng tin học gồm 47 bộ máy vi tính; 01 nhà sàn; Riêng - Ngoại ngữ trong các khóa đào tạo Trung tâm hợp đồng với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên đào tạo.
- 01 nhà ăn bảy gian, diện tích 336m2, 200 chỗ.
2.1.4. Kết quả hoạt động
- Về công tác đào tạo
Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là một chủ trương xuyên suốt của Đảng uỷ Trung ương và lãnh đạo Bộ công an. Chủ trương đó được Đảng uỷ Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo thực hiện trong suốt hàng chục năm qua. Trung tâm HL&BDNV đã chủ động liên kết với các học viện, các trường CAND, các cơ sở đào tạo ngoài ngành tổ chức mở các lớp đào tạo hệ VLVH; trung cấp hệ chính quy, các lớp đào tạo tiếng dân tộc, ngôn ngữ nước láng giềng (tiếng Lào) cho cán bộ chiến sỹ từng bước đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo ANTT trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Từ khi thành lập đến nay đã liên kết mở 26 lớp cho 2.425 lượt CBCS, cụ thể: 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị: 232 học viên, 02 lớp Đại học CSND: 313 học viên, 03 lớp Đại học ANND: 359 học viên, 01 lớp Đại học Luật: 125 học viên, 02 lớp Trung cấp CSND: 274 học viên, 01 lớp Trung cấp ANND: 120 học viên, 03 lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính: 393 học viên, 03 lớp học tiếng Mông: 87 học viên; 02 lớp học tiếng Thái: 91 học viên; 02 lớp tiếng Lào: 83 học viên; 02 lớp Trung cấp nghiệp vụ Công an xã: 192 học viên; 03 lớp đào tạo ngoại ngữ trình độ B1: 156 học viên
Trong năm 2017, Trung tâm huấn luyện và BDNV tiếp tục phối hợp với các Học viện, trường CAND tổ chức đào tạo và quản lý 3 lớp: 1 lớp đại học ANND: 150 học viên; 01 lớp đào tạo ngoại ngữ tiếng Lào: 25 học viên; 01 lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính cho học viên lớp Trung cấp Trưởng Công an xã: 87.