Quyền Và Nghĩa Vụ Của Đương Sự Trong Việc Cung Cấp Chứng Cứ Và Chứng

Theo Thông tư liên ngành số 09/TT-LN ngày 01-10-1990 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự:

1. Khi Viện kiểm sát khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết đối với việc giải quyết vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án, nếu thấy cần thiết thì Tòa án có thể tiến hành điều tra thu thập thêm chứng cứ. Tòa án có thể trao đổi với Viện kiểm sát để Viện kiểm sát cung cấp thêm tài liệu hoặc rút quyết định khởi tố.

Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004, có hiệu lực từ ngày 01-01-2005. Tại chương VII, từ Điều 79 đến Điều 98 của Bộ luật Tố tụng dân sự kế thừa và phát triển của pháp luật hiện hành về chứng cứ và chứng minh, đồng thời quy định nhiều điểm mới tiến bộ, Tòa án không tự làm thay cho các đương sự trong việc thu thập chứng cứ, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp...

- Giai đoạn từ 2005 đến nay


Ngày 17-9-2005 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về "chứng minh và chứng cứ". Nghị quyết đã hướng dẫn cụ thể, rõ hơn về quy định về chế định chứng minh và chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự gồm các điều: 6, 7, 79, 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 166, 244, 255 và 312.

Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ban hành một số mẫu văn bản tố tụng dân sự, cụ thể: Biên bản giao nhận chứng cứ; quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; quyết định trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản' quyết định ủy thác thu thập chứng cứ.

Tóm lại, lịch sử hình thành các quy định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự nước ta trải qua một thời gian rất dài, phát triển ngày càng cao hơn và pháp

điển hóa cao nhất tại Chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về chế định chứng cứ và chứng minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Chương 2


Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 4

Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng cứ và chứng minh



minh

2.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ và chứng


2.1.1. Nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ


Tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự đã khẳng định quyền quyết định và tự định

đoạt của đương sự. Tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy định về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, trong đó nêu:

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

Vậy, vì sao pháp luật tố tụng dân sự lại đặt ra nghĩa vụ chứng minh cho đương sự? Sở dĩ như vậy do: ở quan hệ dân sự là quan hệ riêng tư của các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết là chủ yếu và chỉ khi các bên không tự giải quyết được thì họ cũng tự quyết định có yêu cầu Nhà nước hỗ trợ hay không? Mặt khác, các bên đương sự là người hiểu rõ vụ việc của mình nhất, thường biết rõ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì, còn hay không còn, đúng hay không đúng và đang ở đâu. Do đó, khi các bên đưa tranh chấp của họ ra Tòa án, thì tòa án là trọng tài giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách khách quan và đúng pháp luật, chứ tòa án không thể làm thay, chứng minh cho đương sự với những yêu cầu của họ. Thời gian qua, trong một số vụ án đương sự không hiểu về nghĩa vụ của mình về việc tự chứng minh nên đã không hợp tác với Tòa án, gây ảnh hưởng và cản trở cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Có người không đến tòa khi tòa triệu tập để lấy lời khai, không tham gia vào buổi định giá, hòa giải, đối chất, không cho tòa xem xét đối tượng tranh chấp.

Ví dụ: Vụ án đòi nợ tại Tòa án nhân dân huyện Đông Anh - Hà Nội. Nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Lan thường trú tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh. Bị đơn là bà Hoàng Thị Hải trú tại Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội. Sự việc bà Hải ký vay nợ 20.000.000đ và mua anh Lan chiếc xe máy; anh Lan đã làm đơn khởi kiện, Tòa án nhân dân huyện Đông Anh thụ lý giải quyết, Tòa án làm giấy triệu tập lần đầu bà Hải có mặt và phản đối giấy vay nợ trong việc mua xe, và bảo xe đang đi không phải của anh Lan và khẳng định không phải chữ ký của bà. Tòa án nhân dân huyện đã làm giấy triệu tập rất nhiều lần nhưng bà Hải đều vắng mặt không có lý do: Vì vậy, việc lấy lời khai, hòa giải và đối chất đều không thực hiện được. Lý do bà Hải đưa ra là Tòa án phải có nhiệm vụ chứng minh chữ ký của bà và chứng minh xe máy của anh Lan (xe máy không phải chính chủ của anh Lan mà của người khác anh Lan đã mua chỉ viết giấy trao tay). Hiện nay, bà Hải đã tẩu tán chiếc xe máy. Anh Lan đã đề nghị Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng đối tượng vật - chiếc xe đã không còn. Anh Lan đề nghị giám định chữ ký của bà Hải tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an nhưng bà Hải không cho lấy mẫu chữ ký. Vụ án từ khi khởi kiện đến nay đã hơn 01 năm vẫn trong vòng bế tắc.

Tòa án muốn căn cứ vào các chứng cứ bên kia cung cấp và các tài liệu đã thu thập được để xét xử trong một số vụ án cụ thể là không khả thi. Có quan điểm cho rằng, nếu đương sự không cho xem xét, định giá, giám định thì cần có biện pháp cưỡng chế đối với bên không hợp tác với tòa án, để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ được đầy đủ và việc xử lý đúng đắn. Đối với vấn đề này, pháp luật đã dành cho đương sự quyền lựa chọn phương án hành động có lợi (đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của người khác) hoặc phương án hành động bất lợi cho mình (không cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình...) thì họ phải gánh chịu hậu quả tương ứng với phương án mà đương sự tự định đoạt, tự lựa chọn là quy định hợp lý cả về quy phạm pháp luật và cả về thực tiễn xét xử. Có như vậy mới là biện pháp tác động đến hành vi ứng xử của công dân phải sống theo hiến pháp và pháp luật mà không cần sử dụng đến biện pháp mạnh là cưỡng chế.

Bởi vậy, việc quy định đương sự phải chịu hậu quả về việc chứng minh của mình vừa bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự vừa nâng cao trách nhiệm cho đương sự.

2.1.2. Thu thập, giao nộp và bảo vệ chứng cứ


Xuất phát từ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình (Điều 06, Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định quyền và nghĩa vụ trong việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Do đó, nếu bất kỳ đương sự nào đang quản lý chứng cứ mà không giao nộp cho Tòa án hoặc không nộp đầy đủ chứng cứ cho tòa án thì cũng phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Giao nộp chứng cứ chỉ là một hành vi cụ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư... mà pháp luật quy định đương sự không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ thì việc họ không giao nộp không được coi là căn cứ để xét xử bất lợi cho họ. Trong trường hợp này, dù đương sự không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án. Do vậy không lưu trong hồ sơ chứng cứ này, các đương sự khác không được biết cụ thể chứng cứ này nhưng để việc xét xử đúng đắn phải cho thẩm phán xét xử vụ án biết được nội dung của chứng cứ đó.

Trước đây, pháp luật không có quy định cụ thể việc thu thập chứng cứ, nên khi đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ cho tòa án, các thẩm phán đưa vào trong hồ sơ và không thể hiện rõ tài liệu hồ sơ đó từ đâu đến; do ai thu thập, do ai nộp... Từ đó mà đã gây khó khăn cho việc sử dụng, đánh giá các tài liệu đó, có tài liệu đã bị thất lạc mà không biết... Chính vì vậy tại khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định rõ trách nhiệm của Tòa án khi tiếp nhận chứng cứ; khi đương sự giao nộp chứng cứ. Tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ, số bản, số hàng của tài liệu chứa đựng chứng cứ, thời gian nhận, chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp; ký nhận và đóng dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành 02 bản, một bản giao cho đương sự, một bản lưu giữ trong hồ sơ vụ việc dân sự. Sở dĩ việc giao nộp chứng cứ phải làm theo đủ thủ tục nêu trên là nhằm không bị đánh tráo, giả mạo, sửa chữa, thất lạc hoặc hành vi thủ tiêu chứng cớ... Đồng thời, nó đảm bảo giá trị pháp lý trong quá trình sử dụng. Thực tế, do thói quen áp dụng pháp luật cũ trước đây, trong một số vụ án cụ thể Tòa án đã quên viết biên bản giao nộp chứng cứ, còn yêu cầu đương sự đã cung cấp chứng cứ gốc, giả sử chẳng may Hồ sơ án bị

mất cắp, bị hỏa hoạn thì quyền của đương sự coi như mất hết, ví dụ như tài liệu đất đai có giá trị tranh chấp rất lớn thì gây tổn thất cho đương sự là quá lớn, tòa không có cách khắc phục được. Chính vì vậy, tòa phải có nhiệm vụ làm biên bản; nên chỉ yêu cầu đương sự nộp bản phô tô, hoặc công chứng (đối chiếu với bản gốc để đương sự đưa bản gốc về) khi cần tòa yêu cầu đương sự cung cấp lại bản gốc. Có như vậy mới đảm bảo chắc chắn nhất để bảo vệ chứng cứ. Đương sự phải tìm hiểu để biết được một số quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân mình đồng thời góp phần bảo vệ pháp luật.

Trong quá trình thu thập chứng cứ để giao nộp cho tòa mà đương sự không thể tự mình thu thập được; đương sự phải có văn bản đề nghị tòa án thu thập. Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ:

1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.

Ví dụ: Nếu biết bị đơn có hành vi tẩu tán tài sản tranh chấp trong vụ án thì nguyên đơn có thể yêu cầu với tòa án; nhưng nguyên đơn phải chứng minh bị đơn có hành vi tẩu tán tài sản đó. Nhưng thực tế cụ thể có trường hợp lại mang tính hình thức. Ví dụ trong vụ án ly hôn: Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Kiều Nga, sinh năm 1962 - bị đơn anh Văn Đức Hoàng, sinh năm 1965 trú tại Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tài sản, con cái, tình cảm, nợ, cho nợ là những vấn đề quan tâm để đưa ra giải quyết. Chị Nga là nạn nhân của bạo hành trong gia đình (vũ lực và tinh thần) lấy nhau có hai con Văn Thu Hiền, sinh năm 1989, và Văn Thị Anh Dương, sinh năm 2003; khi sinh con gái út anh Hoàng thường xuyên đánh đập vợ, bài bạc, rượu chè, trai gái. Tài sản vợ chồng từ bàn tay trắng khi lấy nhau sau đó đã khấm khá. Thấy cảnh chồng đánh đập, dùng tài sản tích lũy đánh bạc. Chị

Nga làm đơn xin ly hôn, được Tòa án nhân dân Quỳnh Lưu thụ lý; biết vợ nộp đơn ly hôn anh Hoàng đuổi vợ và con đi khỏi nhà, chị Nga phải đi nếu không bị đánh đập.

Trong thời gian chị Nga nộp đơn xin ly hôn đến khi đưa ra xét xử gần 05 tháng; thời gian này chị Nga đã làm đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản. Nhưng chị Nga không chứng minh được, Tòa án hướng dẫn chị Nga về nhà Công an xã giải quyết, nhưng công an xã đến lại bảo chỉ xử lý về an ninh còn kê biên tài sản không có thẩm quyền. Khi vụ án đưa ra xét xử tài sản trong nhà anh Hoàng đã tẩu tán gần hết (bởi trong các lần hòa giải, lấy lời khai anh Hoàng không thừa nhận). Đây là một thực tế tồn tại đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Nên chăng, nếu việc tranh chấp tại địa phương ở cách xa, Tòa án đương sự yêu cầu Tòa án bằng việc có công văn để tránh việc tẩu tán vật tranh chấp trong vụ kiện dân sự? thực tế xét xử còn nhiều vấn đề cần bàn.

* Trong vụ kiện dân sự, việc cung cấp chứng cứ giữa các đương sự hoàn toàn bình đẳng với nhau, bình đẳng ở đây được hiểu là:

Thứ nhất: Pháp luật tố tụng dân sự tạo các cơ hội như nhau cho các đương sự để các chứng cứ của các đương sự được đến với Tòa án. Thẩm phán hoặc bất kỳ cá nhân, cơ quan nào cũng không được cản trở các đương sự cung cấp chứng cứ hoặc không thu nhận các chứng cứ do các đương sự cung cấp dưới bất kỳ hình thức nào. Các đương sự có quyền đưa ra mọi chứng cứ theo ý chí của họ.

Thứ hai: Tất cả các hoạt động của Tòa án phải nhằm tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Đương sự phải được hướng dẫn, giải thích từ phía Tòa án để biết các quy định pháp luật liên quan.

Khi làm đơn khởi kiện, việc cung cấp chứng cứ kèm theo là nghĩa vụ của nguyên đơn. Trước hết, nguyên đơn phải tự mình thu thập (hoặc đã có chứng cứ trong tay), chưa có mà không thể tự mình thu thập được thì trình báo cho Tòa án, phải có đơn đề nghị Tòa thu thập. Nguyên đơn phải xác định rõ nếu không cung cấp được, không thu thập được hoặc có chứng cứ không đầy đủ thì có thể bị bác bỏ quyền yêu cầu.

Về phía bị đơn, là người bị kiện, có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa.

Phía bị đơn trong thực tế có thể nắm giữ một số tài sản, tài liệu là đối tượng tranh chấp, cần hợp tác với Tòa án để giải quyết đúng đắn vụ án. Bị đơn có quyền bác bỏ, chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn nhưng phải chứng minh được.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, họ có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, bảo vệ chứng cứ để giao nộp cho tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình. Ví dụ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu là đối tượng tranh chấp không thuộc sở hữu của nguyên đơn hay bị đơn thì họ phải chứng minh, trong trường hợp này thì quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của họ cũng giống như quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn để chứng minh cho yêu cầu của mình. Hoặc họ không có yêu cầu độc lập, nếu đứng về một trong hai phía bị đơn, hay nguyên đơn thì họ cung cấp chứng cứ để làm sáng tỏ cho vụ án.

Đương sự có quyền được dùng mọi biện pháp chứng minh, có quyền đề xuất và xuất trình chứng cứ trong bất cứ giai đoạn nào. Đó có thể là giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ kiện và các vật chứa đựng chứng cứ phải được trực tiếp giao nộp cho tòa án. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết như xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định, yêu cầu cơ quan cung cấp tài liệu cần thiết, lấy lời khai, triệu tập thêm nhân chứng, đối chất để thu thập thêm chứng cứ, xác minh cho lời khái và những chứng cứ của mình hoặc để xác định lại giá trị chứng minh của chứng cứ mà phía bên kia cung cấp.


2.2. trách nhiệm của tòa án nhân dân


2.2.1. Xác định chứng cứ


Theo quy định tại Điều 81 của Bộ luật Tố tụng dân sự, chứng cứ là phải được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định; do đó, việc giao nộp chứng cứ và việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện theo đúng quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn (Nghị quyết 04...).

Giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị chứng cứ để giúp tòa án có cơ sở giải quyết đúng đắn vụ kiện. Đây là giai đoạn tòa án kiểm tra lại toàn bộ các chứng cứ của vụ kiện đã có. Tại Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và NQ04/2005-NQ-

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí