Kết Quả Khảo Sát Lãnh Đạo Và Cán Bộ Trung Tâm Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng (Số Lượng: 29 Người)‌

Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên, tiến hành khảo sát 3 cán bộ lãnh đạo Trung tâm, 26 cán bộ chiến sỹ của Trung tâm bao gồm cả giảng viên, huấn luyện viên.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về các yếu tố ảnh hưởng (Số lượng: 29 người)‌

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Tốt

TB

Chưa tốt

ĐTB

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước

22

75,9

7

24,1

0

0,0

2,76

2

Khoa học, công nghệ

15

51,7

8

27,6

6

20,7

2,31

3

Trình độ, năng lực của

chiến sỹ nghĩa vụ

13

44,8

12

41,4

4

13,8

2,31

4

Đội ngũ giáo viên của

Trung tâm

19

65,5

5

17,2

5

17,2

2,48

5

Điều kiện vật chất của

Trung tâm

16

55,2

6

20,7

7

24,1

2,31


ĐTB







2,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 9

Yếu tố “Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước” được cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đánh giá ở mức Tốt khá cao. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên có những chính sách, những buổi tọa đàm với nội dung Chiến sĩ mới với môi trường quân ngũ, nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ, đồng thời phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác này ở đơn vị cơ sở, góp phần nâng cao chất

lượng công tác tư tưởng trong quản lý, huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ. Điều này đã có tác động tích cực, thúc đẩy công tác huấn luyện chiến sỹ ở Trung tâm.

Yếu tố “Khoa học, công nghệ” chỉ được đánh giá với 51,7% ý kiến Tốt, 27,6% ý kiến Trung bình và 20,7% ý kiến Chưa tốt. Các cán bộ chiến sỹ ở Trung tâm cho rằng khoa học, công nghệ của Trung tâm còn hạn chế, hệ thống dàn máy tính, máy chiếu... giúp trình chiếu các tài liệu, băng ghi hình về thiết bị, quá trình thực tế chiến đấu, quá trình sơ tán trong phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ... còn hạn chế, chưa đủ để thực hiện các lớp huấn luyện cùng với các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác đồng thời, phải chờ đợi.

Yếu tố “Trình độ, năng lực” của chiến sỹ nghĩa vụ có 44,8% cán bộ chiến sỹ đánh giá Tốt, 41,4% cán bộ chiến sỹ đánh giá mức Trung bình và 13,8% cán bộ chiến sỹ đánh giá mức Chưa tốt. Điều này chứng tỏ trình độ, năng lực của chiến sỹ nghĩa vụ của Trung tâm còn chưa thực sự tốt, nguyên nhân là do Trung tâm ở tỉnh Điện Biên, là vùng có dân trí còn chưa cao, đại đa số các chiến sỹ nghĩa vụ có trình độ học vấn thấp, ý thức còn chưa cao, gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến công tác huấn luyện cũng bị ảnh hưởng theo, chưa đạt kết quả cao.

Yếu tố “Đội ngũ giáo viên” của Trung tâm có 65,6% cán bộ chiến sỹ đánh giá ở mức Tốt, 17,2% cán bộ chiến sỹ đánh giá mức Trung bình và 17,2% cán bộ chiến sỹ đánh giá ở mức Chưa tốt. Trong số các cán bộ chiến sỹ ở Trung tâm, đa phần đều có trình độ học vấn khá tốt, nhưng kinh nghiệm còn ít, đặc biệt là các lao động hợp đồng.

Yếu tố “Điều kiện vật chất” của Trung tâm được 55,2% cán bộ chiến sỹ đánh giá ở mức Tốt, 20,7% cán bộ chiến sỹ đánh giá mức Trung bình và 24,1% đánh giá mức Chưa tốt. Như vậy, điều kiện vật chất của Trung tâm cũng chưa thực sự tốt, còn thiếu thốn nhiều địa điểm để tổ chức giảng dạy, huấn luyện. Một số môn học như Quân sự, Võ thuật thời gian huấn luyện rất ngắn và đòi hỏi học viên phải có thể chất, năng khiếu mới đạt được kết quả cao. Đối với môn quân sự thì hệ thống vũ khí chưa đảm bảo yêu cầu: súng đa phần là cũ, nhiều khẩu

hỏng hóc, nhiều chi tiết, tỷ lệ sai lệch trong khi bắn kiểm tra rất lớn, vì vậy ảnh hưởng đến kết quả chung của lớp. Đối với môn võ thuật, nghiệp vụ thì công cụ, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy huấn luyện còn thiếu như mô hình tập luyện bao đấm, lá chắn, mũ bảo hiểm, sân bãi, dụng cụ dành cho học tập, huấn luyện và vui chơi thể thao nhiều lúc quá tải không đủ cho học viên học tập và rèn luyện thể lực. Chỗ nghỉ ngơi sinh hoạt của học viên còn thiếu, diện tích chật hẹp, nên khó khăn cho việc vệ sinh nội vụ, chấp hành điều lệnh CAND, nhiều hoạt động huấn luyện bị ảnh hưởng.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân

Công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ và quản lý hoạt động huấn luyên chiến sĩ nghĩa vụ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên có ưu điểm sau:

Công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ của Trung tâm nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ và phòng Lãnh đạo Công an các đơn vị.

Trung tâm huấn luyện đã phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các phòng, đơn vị chức năng chuẩn bị các điều kiện về hậu cần, bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt giúp cho chiến sỹ mới yên tâm tập trung vào nhiệm vụ học tập, huấn luyện.

Chiến sỹ nghĩa vụ qua công tác tuyển chọn đã đáp ứng được những yêu cầu về thể lực, trí tuệ, ngay từ đầu xác định rõ lập trường tư tưởng yên tâm tích cực học tập, rèn luyện và có nguyện vọng được phấn đấu, công tác lâu dài trong lực lượng Công an nhân dân.

Nguyên nhân của những ưu điểm, thành công là:

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh, Cục X14 - Bộ Công an, sự phối hợp của các đơn vị chức năng, tập thể lãnh đạo Trung tâm đã có sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ

chiến sỹ trong toàn Trung tâm, và làm tốt công tác quản lý học viên các lớp đào tạo nói chung và lớp huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ nói riêng, thực hiện thắng lợi chương trình kế hoạch đã đề ra; phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ chiến sỹ trong Trung tâm.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ, học viên các lớp học nói chung và chiến sỹ nghĩa vụ nói riêng.

Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên theo chế độ 5 quản; kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy trình công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên; kịp thời khen thưởng những cá nhân tiêu biểu, đồng thời động viên, uốn nắn cá nhân có biểu hiện lệch lạc.

Trung tâm đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng và đề xuất Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng dài hạn và hằng năm cho cán bộ chiến sỹ nói chung và chiến sỹ nghĩa vụ nói riêng. Phối hợp với các học viện, trường CAND các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài ngành và các đơn vị liên quan tổ chức liên kết mở các lớp đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ nói chung và chiến sỹ nghĩa vụ nói riêng với các loại hình đào tạo: Bậc đại học, trung cấp hình thức VLVH, Trung cấp hệ chính quy mở tại địa phương, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, huấn luyện công dân phục vụ có thời hạn trong CAND...

Chọn cử cán bộ phối hợp với các nhà trường liên kết quản lý chặt chẽ học viên, giáo viên các lớp theo đúng chương trình, kế hoạch của các trường. Duy trì kiểm tra quân số và việc chấp hành điều lệnh CAND của học viên tham gia học tập.

Hệ thống giáo trình, giáo án và tài liệu tập huấn của các lớp đào tạo nói chung và khóa huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ nói riêng chủ yếu dựa vào hệ thống giáo trình biên soạn của các trường CAND, các Học viện.

Đội ngũ giáo viên của Trung tâm hiện nay chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, quản lý lớp; giáo viên huấn luyện quân sự, võ thuật, điều lệnh; giáo viên

bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ theo chuyên đề là các đồng chí lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ của công an tỉnh. Các đồng chí giáo viên kiêm nhiệm đã chủ động biên soạn tài liệu, giáo án theo các chuyên đề được phân công giảng dạy trên cơ sở các tài liệu được cấp phát, qua các lớp tập huấn, kết hợp với các tài liệu nghiệp của ngành, bám sát chương trình, kế hoạch nên đã đảm bảo về nội dung, phương pháp và phù hợp với các đối tượng bồi dưỡng.

Công tác lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên: được lập hàng năm, được xây dựng dựa trên Chương trình khung huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ mà Tổng cục ban hành gửi cho Công an các tỉnh nên đảm bảo về mặt nội dung. Cán bộ chiến sỹ phản ánh kế hoạch được lập theo chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và bám sát chỉ đạo của Tổng cục về nội dung cũng như thời gian huấn luyện cụ thể. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn: Nội dung huấn luyện của Trung tâm được thực hiện theo chương trình huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ đã được xây dựng và phê duyệt trong Kế hoạch huấn luyện hàng năm. Ngoài việc tổ chức lịch huấn luyện theo đúng kế hoạch, Trung tâm cũng tổ chức cử các đồng chí giáo viên kiêm nhiệm là lãnh đạo, cán bộ có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, khả năng sư phạm thuộc về các phòng nghiệp vụ, các đồng chí huấn luyện viên được đào tạo chuyên sâu về quân sự, võ thuật tham gia giảng dạy, huấn luyện. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên đã tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin mới vào giáo án, bài giảng, xây dựng các giả thiết, tình huống thực tế đưa vào nội dung chương trình giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao giúp đỡ học viên trong học tập, luyện tập, hướng dẫn giải quyết các tình huống thực hành cả trong giờ học và giờ ngoại khóa cho học viên. Bên cạnh công tác huấn luyện trong các giờ học, Trung tâm còn thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ quản lý lớp huấn luyện, thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, tổ chức chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh. Nội dung huấn luyện được thực hiện theo đúng

khung huấn luyện và đúng kế hoạch đã xây dựng. Thời gian huấn luyện có tổng số thời gian toàn khóa đảm bảo theo kế hoạch.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện: 100% chiến sỹ nghĩa vụ đạt yêu cầu ở tất cả các nội dung huấn luyện và toàn khóa học. Trong các nội dung, thì nội dung Nghiệp vụ chuyên môn, Chính trị và Điều lệ CAND là đạt tỷ lệ chiến sỹ nghĩa vụ khá giỏi cao nhất. Nội dung kiểm tra các môn học do giáo viên phụ trách lớp học đó xây dựng và thực hiện, nên phù hợp với tình hình thực tế học tập, tham gia huấn luyện của các chiến sỹ nghĩa vụ. Thời gian kiểm tra được tiến hành ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung học nên đảm bảo được cho các chiến sỹ nghĩa vụ có kiến thức một cách đầy đủ, và kịp thời để tham gia bài kiểm tra.

2.4.2. Những hạn chế và khó khăn và nguyên nhân

Trung tâm Điện Biên được thành lập thời gian không dài nên cơ cấu về tổ chức chưa được hoàn thiện, còn thiếu cán bộ lãnh đạo cấp đội có kinh nghiệm, quân số còn thiếu, vì vậy trong công tác quản lý, điều hành chưa thực sự có hiệu quả.

Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng còn thiếu nhiều hạng mục, chưa có nhà làm việc riêng, hội trường học tập, nhà ở cho học viên. Trang thiết bị và các công cụ hỗ trợ phục vụ cho dạy và học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Hội trường học tập, chỗ ở cho học viên còn thiếu, nhiều lớp mở ra còn phải học nhờ hoặc thuê hội trường học tập, gây khó khăn cho công tác quản lý và điều hành; phương tiện, công cụ hỗ trợ công tác giảng dạy, huấn luyện được trang cấp tuy nhiên vẫn còn lạc hậu, không đồng bộ, vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực vào công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên còn hạn chế.

Một số chức năng đào tạo, tuyển sinh; bồi dưỡng Công an xã, bảo vệ dân phố; huấn luyện về quân sự võ thuật ...được giao cho các đơn vị nghiệp vụ khác chủ trì, trung tâm chỉ là đơn vị phối hợp nên trong quá trình thực hiện nhiều vấn

đề còn chồng chéo; nhiều đơn vị phối hợp để mở các lớp bồi dưỡng không có kế hoạch ngay từ đầu năm dẫn đến thiếu hội trường học tập; lãnh đạo một số đơn vị chưa tạo điều kiện cho CBCS tham gia học tập các lớp vừa làm vừa học, còn ký giấy phép để xin nghỉ học tràn lan, làm ảnh hưởng đến chất lượng đạo tạo và công tác quản lý học viên.

Hệ thống sách giáo trình, tài liệu chưa được cấp phát đầy đủ, việc cung cấp tài liệu của các trường nhiều khi chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, gây khó khăn trong công tác giảng dạy và ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Tài liệu giáo trình giảng dạy cho các lớp huấn luyện và bồi dưỡng chưa được thẩm định bởi Hội đồng khoa học.

Trung tâm Huấn luyện mới thành lập nên đội ngũ cán bộ của Trung tâm là những đồng chí được điều chuyển từ các phòng ban khác về, chủ yếu là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Cán bộ quản lý tuy đã có trình độ đại học nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục, quản lý cán bộ.

Công tác lập kế hoạch huấn luyện: Thời gian lập kế hoạch thực tế của Trung tâm thường diễn ra vào đầu tháng 3, trước khi thực hiện huấn luyện tầm 1 tuần, có một số cán bộ chiến sỹ phản ánh thời gian lập kế hoạch này còn cập rập, đặc biệt là cán bộ Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên. Bởi một năm, các cán bộ này phải lập nhiều kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện cho nhiều khóa học, nên thời gian này các cán bộ này cho rằng còn chưa hợp lý, nên sớm hơn. Trung tâm cần phải triển khai các khung hướng dẫn của Tổng cục theo đúng đặc thù của Trung tâm về địa điểm, giáo viên... thì việc triển khai này chưa được cụ thể, một số địa điểm tuy được lập kế hoạch nhưng đến khi thực hiện lại bị trùng lặp với các khóa khác, cần phải chuyển đổi địa điểm. Kế hoạch được lập của Trung chưa có sự phù hợp cao với đặc thù Trung tâm và các chiến sỹ nghĩa vụ. Cán bộ chiến sỹ phản ánh kế hoạch được lập theo chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và bám sát chỉ đạo của Tổng cục, chưa xét đến đặc thù của

Trung tâm và thực trạng chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa. Khi xét đến kế hoạch trong mối tương quan với các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng khác của Trung tâm, thì vẫn có trường hợp một giáo viên nhưng phụ trách hai lớp trong hai kế hoạch cùng thời điểm. Ngoài ra, mỗi khóa khác nhau, có số lượng và trình độ các chiến sỹ huấn luyện sẽ khác nhau, nhưng kế hoạch chưa xét đến những điều này mà chỉ được lập tổng quan, chung chung cho tất cả các khóa huấn luyện. Cán bộ chiến sỹ phản ánh các chỉ tiêu được xây dựng từ rất nhiều năm nay, không có sự thay đổi theo các năm. Đồng thời, các chỉ tiêu được xây dựng theo cảm tính, ít có căn cứ mà chỉ thường dựa vào kết quả huấn luyện của năm trước, chưa xét đến đặc thù của các chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa huấn luyện.

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện: Vẫn còn một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi thời tiết, địa điểm huấn luyện bị trùng lặp với một số lớp bồi dưỡng, đào tạo khác khiến cho lịch trình huấn luyện bị thay đổi, phải trao đổi nội dung của một số lớp học. Các chiến sỹ nghĩa vụ phản ánh có một số nội dung không đúng kế hoạch, lớp học bị chuyển đổi, địa điểm học cũng có trường hợp bị trùng lặp với lớp đào tạo khác nên bị di chuyển, thay đổi lịch học trong quá trình huấn luyện, khiến cho các chiến sỹ nghĩa vụ không kịp chuẩn bị, mà tiếp thu trong thụ động. Thời gian huấn luyện có tổng số thời gian toàn khóa đảm bảo theo kế hoạch, tuy nhiên khi chi tiết từng nội dung thì còn chưa đúng như lịch trình của kế hoạch. Có một số nội dung rút gọn thời gian và một số nội dung bị kéo dài thời gian so với kế hoạch. Các chiến sỹ nghĩa vụ phản ánh có một số nội dung bị kéo dài, một số nội dung khác lại bị rút ngắn hơn so với thời gian quy định trong lịch trình, nhưng tổng thể thời gian huấn luyện đều đúng kế hoạch, không bị kéo dài. Giáo viên huấn luyện thực hiện quy chế có kết quả chưa thực sự tốt, khi có các trường hợp các giáo viên bị trùng lặp của một số khóa đào tạo khác, một số giáo viên phải đi công tác đột xuất không kịp sắp xếp giáo viên thay thế... Các chiến sỹ nghĩa vụ phản ánh nhiều trường hợp, giáo viên không đúng như trong lịch trình đã được thông báo trước đó, giáo viên bị thay đổi, cùng một

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí