Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 2

6. Nguồn tư liệu

- Các văn kiện của Đảng từ năm 1976-1986, của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có liên quan đên công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội.

- Văn kiện Đại hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ IV (1974) và V (1982).

- Các văn bản báo cáo lưu hồ sơ tại Phòng Lưu trữ của Trung ương Hội từ năm 1976-1986.

- Sách, báo và các công trình nghiên cứu có liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử, nhằm trình bày một cách khái quát, khoa học về sự lãnh đạo của Đảng cũng như việc hiện thực hóa những chủ trương đó trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội.

- Phương pháp logic, tổng hợp, phân tích, liệt kê, so sánh, đối chiếu...

8. Bố cục luận văn

- Ngoài Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Chương 1. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động từ năm 1976-1980.

Chương 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động từ năm 1980-1986.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 2

Chương 3. Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu

Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 1976-1981



1976

1.1. Thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội trước năm


1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Hội Liên hiệp

Phụ nữ Việt Nam

1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Là một lực lượng xã hội chiếm hơn một nửa nhân loại, phụ nữ có một vị trí to lớn trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Vấn đề giải phóng phụ nữ là yêu cầu của lịch sử, là vấn đề có tính thời đại và nó phản ánh sự tiến bộ hay lạc hậu của một xã hội. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, loài người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, phong phú cuộc sống của con người. Cùng với những hoạt động góp phần sáng tao ra của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, các phong trào nổi dậy của những người bị áp bức, bóc lột.

Trong di sản tư tưởng của mình, cả Mác-Ăng ghen và Lênin đều đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ trong các cuộc cách mạng. Trong lịch sử nhân loại không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà không có phụ nữ tham gia. Phụ nữ là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng. Các Mác viết "Ai biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ góp vào thì chắc chắn không làm nổi" [37; 127]. Không chỉ dừng lại trong việc đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ, Mác còn cho rằng mức độ giải phóng phụ nữ là một trong những tiêu chuẩn thước đo để

đánh giá trình độ văn minh của một xã hội. Lênin khẳng định: "Chừng nào mà phụ nữ không những chưa được tự do tham gia đời sống chính trị nói chung mà cũng chưa được quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người thì chừng ấy chưa thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân củu toàn vẹn và bền vững được" [33; 73- 74]. Các ông còn cho rằng giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự do hoàn toàn nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ.

Để thực sự giải phóng phụ nữ thì phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất nói chung, bồi dưỡng giáo dục họ trong một tổ chức quần chúng.

Là người học trò xuất sắc của Mác, Lênin, đặc biệt sinh trưởng ở một nước châu Á - nơi tồn tại những quan niệm về sự bất bình đẳng nam nữ từ ngàn xưa, Hồ Chí Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ trong lịch sử và quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Người khẳng định:"Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [38; 42]. Người chỉ rõ: "Việt Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công". Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Người soạn thảo được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), Người chỉ rõ phải thực hiện "nam nữ bình quyền" [37; 295].

Xác định được vai trò quan trọng của phụ nữ, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã luôn quan tâm theo dõi, động viên, tập hợp phụ nữ vào cấp tổ chức quần chúng đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách của từng giai đoạn cách mạng.

Chính từ các tổ chức quần chúng mà phụ nữ và phong trào phụ nữ ngày càng được rèn luyện, trưởng thành, phát triển từ tổ chức quần chúng tiến lên tổ chức chính trị xã hội với tên gọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đảng vô cùng phấn khởi với những thành tích mà HLHPVN đạt được qua những phong trào Ba đảm đang... Cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng thống nhất nước nhà (30/4/1975).

Thắng lợi của cách mạng đã đưa người phụ nữ Việt Nam lên địa vị làm chủ tập thể trong xã hội, có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt, có những bước tiến nhảy vọt trong đời sống vật chất và tinh thần, có vai trò to lớn trong

chiến đấu cũng như trong sản xuất, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất tự hào về người phụ nữ Việt Nam: "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang", những người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng lớp lớp thế hệ anh hùng Việt Nam. Nhưng chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, bảo đảm cho phụ nữ cùng với toàn dân thực hiện quyền làm chủ tập thể đầy đủ nhất.

1.1.1.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội trước năm 1976

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung và công tác xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội nói riêng mang tính liên tục, nhất quán. Trước khi tập trung trình bày sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội từ năm 1976 đến năm 1981, chúng ta cần nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Hội ở giai đoạn trước năm 1976 trên những nét cơ bản nhất.

1.1.1.2.1. Về tổ chức

Bộ máy tổ chức cơ quan TW Hội LHPNVN thời kỳ này giữ nguyên cơ cấu Ban thường trực và 9 ban đơn vị như nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ II (xem Phụ lục 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội LHPNVN khoá III (từ 3/1961 đến 3/1974). Tuy nhiên tên gọi có thay đổi chút ít.

1. Ban Văn phòng Trung ương Hội (tên cũ là Văn phòng thường trực)


2. Ban Tổ chức cán bộ


3. Ban Quốc tế (tên cũ là Ban Liên lạc quốc tế)


4. Ban Tuyên huấn


5. Ban Nghiên cứu phụ vận


6. Báo Phụ nữ Việt Nam


7. Ban Phúc lợi


8. Nhà xuất bản phụ nữ


9. Trường cán bộ phụ nữ TW

1.1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo, các ban, đơn vị trực thuộc cơ quan TW Hội LHPNVN

Trong nhiệm kỳ này, chức năng, nhiệm vụ của các Ban, đơn vị về cơ bản giống với nhiệm kỳ trước, tuy nhiên ở một số ban, đơn vị có quy định chi tiết hơn, sát hơn với điều kiện cả nước có chiến tranh và cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhiệm vụ của các ban, đơn vị được xác định cụ thể như sau:

Ban Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ:


+ Trực tiếp quản lý cán bộ công nhân viên cơ quan TW Hội về các mặt.


+ Theo dõi Đảng đoàn và các Uỷ viên Thường vụ chuyên trách công tác Hội ở các

tỉnh.


+ Xây dựng quy hoạch cán bộ theo tinh thần nghị quyết 225 và 153 của

Ban Bí thư TW Đảng dần đi vào tiêu chuẩn hoá cán bộ.


+ Từng bước thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, bố trí sắp xếp tổ chức chấn chỉnh bộ máy ở cơ quan TW Hội.

+ Hướng dẫn các tỉnh, thành Hội xây dựng và từng bước thực hiện quy hoạch cán

bộ.


+ Cùng Ban Tổ chức TW theo dõi cán bộ nữ công tác ở các ngành, các cơ

quan TW từ Vụ trưởng, Vụ phó và cấp tương đương.


+ Hướng dẫn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, chấn chỉnh bộ máy và lề lối làm việc ở các cấp Hội.

+ Nghiên cứu và hướng dẫn các hình thức tổ chức cơ sở, nội dung sinh hoạt Hội cho phù hợp với từng loại cơ sở ở nông thôn, đường phố, hợp tác xã thủ công nghiệp và hội mẹ chiến sĩ.

+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện Quy chế làm việc của các cấp Hội.


Ban Quốc tế có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu nắm vững đường lối đối ngoại của Đảng vận dụng vào công tác tuyên truyền giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng XHCN của nhân dân ta; phong trào phụ nữ, sự nghiệp giải phóng phụ nữ và hoạt động của Hội LHPNVN; tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đối với phụ nữ và nhân dân ta để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của phụ nữ và nhân dân thế giới đối với đường lối đấu tranh của ta buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài gòn thi hành Hiệp định Paris.

+ Giới thiệu kinh nghiệm và phong trào phụ nữ Việt Nam trong xây dựng đất nước, phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đấu tranh giành độc lập dân tộc, địa vị quyền lợi của phụ nữ Việt Nam, quan điểm giải phóng phụ nữ của Đảng ta. Tìm hiểu kinh nghiệm vận động phụ nữ ở các nước XHCN.

+ Mở rộng quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phụ nữ các nước trong phe XHCN; tranh thủ sự ủng hộ của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới, phong trào đấu tranh của phụ nữ Á, Phi, Mỹ la tinh; tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị với phụ nữ Lào, Campuchia.

+ Tuyên truyền tình hình phụ nữ các nước ủng hộ đối với ta để động viên phong trào phụ nữ trong nước.

Ban Tuyên huấn có nhiệm vụ:


+ Nắm tình hình tư tưởng quần chúng phụ nữ để phản ánh đề xuất với Đảng đoàn và Ban Thường vụ về các chủ trương giáo dục quần chúng.

+ Nghiên cứu nội dung giáo dục người phụ nữ XHCN, giáo dục người mẹ về nhiệm vụ đối với con cái, qua đó nắm tình hình và góp phần giáo dục thiếu nhi.

+ Nghiên cứu chuyên đề về giáo dục nữ thanh niên, giúp cho thường vụ có kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên để chỉ đạo công tác giáo dục nữ thanh niên.

+ Xây dựng điển hình người tốt việc tốt.

+ Hướng dẫn chỉ đạo các cấp hội thực hiện công tác chuyên môn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, văn hoá, giáo dục của Đảng và Nhà nước để phát huy công tác tuyên truyền giáo dục bằng mọi hình thức.

+ Tuyên truyền thành tích về mọi mặt của phụ nữ miền Nam.


+ Sưu tầm lưu trữ tài liệu về công tác tuyên truyền giáo dục của Hội.


+ Xây dựng nội dung huấn luyện cho cán bộ cơ sở, bồi dưỡng hướng dẫn cho cấp tỉnh mở lớp huấn luyện cho cán bộ cơ sở. Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cho tỉnh, thành, khu Hội.

+ Tham gia ý kiến vào nội dung bài giảng của Trường Hội về công tác tuyên truyền, giáo dục và góp phần giảng dạy về nghiệp vụ tuyên huấn cho trường.

+ Nghiên cứu xây dựng đề cương bài giảng về công tác phụ vận để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đảng và các ngành.

Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội LHPNVN có nhiệm

vụ:


+ Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các cấp Hội, động viên các tầng lớp

phụ nữ phấn đấu thực hiện tốt các chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra.


+ Tuyên truyền, giáo dục đường lối quan điểm công tác phụ vận của Đảng, các chủ trương công tác Hội, động viên phụ nữ tích cực cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng CNXH.

+ Hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm công tác phụ vận, công tác xây dựng Hội LHPNVN.

+ Tuyên truyền gương đấu tranh của phụ nữ miền Nam, thành tích xây dựng và củng cố vùng giải phóng miền Nam. Cổ vũ phong trào phụ nữ miền Bắc; học tập, ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam.

+ Tuyên truyền những thành tích hoạt động của phong trào phụ nữ miền Nam và phụ nữ quốc tế.

+ Giới thiệu những gương anh hùng, chiến sĩ thi đua, điển hình người tốt việc tốt trong phong trào phụ nữ.

+ Đấu tranh thực hiện quyền nam nữ bình đẳng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phụ nữ và nhi đồng, bảo đảm thực hiện những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành đối với phụ nữ.

Nhìn chung, trong nhiệm kỳ 1961-1974, chức năng của cơ quan TW Hội ở các ban đơn vị không thay đổi mà chỉ có thay đổi ở những nhiệm vụ cụ thể cho sát hợp với tình hình và phong trào. Ví dụ đó là các nội dung tuyên truyền về người tốt việc tốt,về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, về các phong trào của phụ nữ như Năm tốt, Ba đảm đang...

1.1.2.2. Về hoạt động

Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một vấn đề được Hội phụ nữ đặc biệt quan tâm, đó là việc chăm lo đời sống nhân dân, và ưu tiên hàng đầu là công việc cứu đói.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam đã vận động chị em phụ nữ ở khắp các tỉnh miền Nam tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân, ưu tiên hàng đầu là công tác cứu đói.

Các phong trào “Hũ gạo tình thương”, “Lá lành đùm lá rách” được phát động. Hoạt động thanh toán nạn mù chữ được phát triển rộng khắp. Các cấp Hội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các lớp học bình dân học vụ, bổ túc văn hoá. Các cuộc vận động mang tên “Biết chữ đền ơn Bác”, “Biết chữ để đi bầu”, “Lớp học 8/3”, vận động nữ thanh niên tham gia các phong trào “Lao động tình nguyện”, “Thanh niên xung phong”. Ngoài ra phụ nữ còn tham gia các phong trào truy quét các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm…

Các chị đã đưa gạo đến tận tay người thiếu đói, không để xảy ra nhầm lẫn thất thoát. Phong trào “hũ gạo tình thương", "Lá lành đùm lá rách" ở các tỉnh thành từ Huế trở vào Khu 5 và đồng bằng Nam Bộ đã dành được hàng ngàn tấn gạo, hàng triệu đồng để cứu trợ cho những người thiếu thốn, già yếu...

Tuy nhiên, thành tích giàu ý nghĩa nhân văn đáng biểu dương nhất của phụ nữ miền Nam trong công tác xã hội, đó là việc giải quyết các tệ nạn xã hội

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí