Kết Quả Khảo Sát Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp Kết quả 1

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp


Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, phần lớn các ý kiến của cán bộ, giáo viên đều cho rằng, các biện pháp đề xuất là rất khả thi.

Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng và hai biểu đồ trên chúng ta thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động GDTC ở trường THPT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí là rất khả thi. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THPT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THPT huyện Đồng Hỷ phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở các nhà trường THPT mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp QL nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý.

Biện pháp thứ nhất nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong nhà trường. Khi có nhận thức đúng đắn, cần có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các mục tiêu GDTC đã đặt ra.

Vì vậy, biện pháp thứ 2 được chọn là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động chính khoá. Đồng thời đề tài cũng đã đề ra biện pháp nhằm đa dạng hoá các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC của các nhà trường THPT trên địa bàn huyện cũng như tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá để có biện pháp khắc phục khó khăn, kịp thời động viên khuyến khích và biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác GDTC, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDTC cho HS các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao tầm vóc cho HS đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện HS như ngành GD đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho đã đạt được một số thành tựu nhất định:

- Công tác giáo dục nói chung và công các GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngành GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Chất lượng công tác GDTC trong giờ học chính khoá cũng như chất lượng công tác thể thao ngoại khoá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh các trường THPT huyện Đồng Hỷ luôn đạt kết quả cao so với các địa phương khác trong tỉnh.

- Đội ngũ giáo viên thể dục của các trường THPT huyện Đồng Hỷ thường xuyên được tham gia tổ chức các hoạt động thể thao cấp huyện, thị, cấp tỉnh,… nên có nhiều điều kiện được bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác TDTT theo định hướng phát triển năng lực.

- Đại đa số các học sinh THPT huyện Đồng Hỷ đều có ý thức đối với việc tập luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, nâng cao thể chất và đáp ứng nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động thể thao nên đã góp phần thúc đẩy phát triển phong trào thể thao học đường, phong trào hoạt động thể thao ngoại khoá ngày càng phát triển.

Bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh của công tác GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong các trường THPT huyện Đồng Hỷ, qua kết quả thăm dò, khảo sát thực trạng về quản lý GDTC ở các trường THPT, đề tài đã rút ra những mặt còn yếu kém là:

- Đội ngũ giáo viên thể dục của các nhà trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực. Tình trạng có trường học không có giáo viên thể dục và việc phải bố trí giáo viên các môn học khác phải kiêm nhiệm dạy thêm môn thể dục vẫn còn xảy ra.

- Việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thu hút được sự tích cực hưởng ứng tham gia của học sinh. Các loại hình tổ chức tập luyện thể thao ngoài giờ cho thanh thiếu niên theo định hướng phát triển năng lực của các trường THPT huyện Đồng Hỷ còn rất thiếu, các lớp năng khiếu thể thao, các câu lạc bộ thể thao cơ sở chưa nhiều nên đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao ngoài giờ cho các em học sinh không được thường xuyên.

- Công tác xã hội hoá giáo dục của huyện Đồng Hỷ còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội để góp phần đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất… đối với công tác giáo dục nói chung và công tác GDTC theo định hướng phát triển năng lực nói riêng.

- Nhận thức của các học sinh về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh còn chưa đồng đều. Nhiều học sinh còn coi nhẹ môn học thể dục, coi các giờ học thể dục là thời gian vui đùa.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và phục vụ cho các hoạt động thể thao trong các nhà trường còn thiếu. Số lượng, chủng loại cũng như chất lượng của các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện TDTT của các nhà trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Diện tích sân bãi tập luyện thể dục của các nhà trường nhỏ hẹp, không đảm bảo cho việc giảng dạy các nội dung có yêu cầu về sân bãi đủ tiêu chuẩn như các bài tập chạy, bài tập ném bóng, bóng đá…

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu

cầu về việc đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục của các nhà trường trong huyện.

Vì thế, để nâng cao hoạt động quản lý GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề ra 6 biện như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo định hướng PTNL học sinh.

Biện pháp 3: Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy môn Thể dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Biện pháp 4: Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường THPT.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT.

Biện pháp 6: Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao hoạt động quản lý GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển nhân lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục các nhà trường, tham mưu đề xuất đào tạo và đào tạo lại, tăng biên chế giáo viên dạy môn thể dục, nhất là bồi dưỡng năng lực GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Đầu tư trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu thực tiễn của môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Có văn bản chỉ đạo các trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng các giờ học thể dục chính khoá và tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh nhằm nâng cao lực.

Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức hội thảo hoặc các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho đội ngũ giáo viên thể dục.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành với các ngành chức năng như Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn... để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đa dạng hoá các loại hình hoạt động ngoại khoá cho học sinh.

Tích cực tham mưu với UBND tỉnh trong việc ban hành các chế độ, chính sách đối với công tác GDTC nói chung cũng như tăng cường các chế độ bồi dưỡng đối với các giáo viên thể dục và các học sinh năng khiếu thể thao theo định hướng phát triển năng lực.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm, ủng hộ về vật chất và tinh thần của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tích cực tham gia đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

2.2. Đối với các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong trường và các cụm trường. Từng bước xây dựng, tăng cường phương tiện phục vụ các hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các nhà trường THPT.

Tạo điều kiện cho giáo viên thể dục tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật được những thông tin khoa học tiên tiến phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực và hoạt động phong trào trong các nhà trường.

Tăng cường đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDTC theo ĐHPTNL cho học sinh thông qua các buổi hội thảo, giao lưu.

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, đặt ra các yêu cầu cụ thể cho năm học. Phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện cho tổ chức các hoạt động GDTC.

Khuyến khích giáo viên thể dục tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

2.3. Đối với giáo viên

Cần nghiêm túc chấp hành và thực thiện các quy chế, quy định của các cấp lãnh đạo đối với công tác GDTC, tích cực tham gia vào quá trình nâng cao trình độ nghiệp vụ và đổi mới nội dung, phương pháp GDTC theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), Nghiên cứu xác định cơ chế chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công tác GDTC của ngành GD &ĐT từ năm 1996-2000 và định hướng đến 2010, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Phạm Đình Bẩm, Nguyễn Bình Minh (1998), Giáo trình quản lý TDTT (dùng cho sinh viên đại học), NXB TDTT Hà Nội.

5. Phạm Đình Bẩm (2006), Giáo trình quản lý TDTT (dùng cho sinh viên cao học TDTT), NXB TDTT Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo, NXB Thống kê Hà Nội.

7. Phạm Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết TW2 - khoá VIII về phương hướng phát triển GD-ĐT khoa học công nghệ từ nay đến 2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40/CTTW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

14. Phạm Văn Đồng (1994), Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng quý báu, Nghiên cứu giáo dục (12) NXB Giáo dục Hà Nội.

15. Lê Quang Triệu (2013), Quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ QLGD Trường Đại học SPTN.

16. Phùng Thị Hoà, Vũ Đức Thu (1998), Nghiên cứu thực trạng và quy hoạch phát triển cơ sở vật chất TDTT trường học đến năm 2000 và định hướng 2005. Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và sức khoẻ trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội.

17. Trần Bá Hoành (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nghiên cứu giáo dục I Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Hiếu (1979), Từ điển TDTT Nga Việt, NXB TDTT Hà Nội.

19. Hội đồng biên soạn sách giáo khoa TDTT Trung Quốc (1996), Quản lý TDTT, Đinh Thọ dịch, NXB TDTT Hà Nội.

20. Trần Đông Lâm (2001), Đổi mới phương pháp dạy thể dục, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC sức khoẻ trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội.

21. Lê Văn Lẫm (1999), Giáo dục thể chất một số nước trên thế giới, NXB TDTT Hà Nội.

22. C.Mác (1996), Tư bản luận, NXB Sự thật Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập (tái bản), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 8.

24. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy đại học, NXB Giáo dục Hà Nội.

25. Lê Đức Ngọc (1996), Kiểm tra đánh giá thành quả học tập, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.

27. Phạm Hồng Quân (2000), Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật giáo dục,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí