DANH MỤC HÀNG DTQG | ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Tổng cộng | |||||||
Số lượng | Giá trị (Đồng) | Số lượng | Giá trị (Đồng) | Số lượng | Giá trị (Đồng) | Số lượng | Giá trị (Đồng) | Số lượng | Giá trị (Đồng) | Số lượng | Giá trị (Đồng) | |||
- Loại 16,5m2 nhẹ | Bộ | 400 | 6.840.000.000 | 50 | 855.000.000 | 50 | 855.000.000 | 500 | 8.550.000.000 | |||||
- Loại 16,5m2 | Bộ | 135 | 2.464.560.000 | 80 | 862.118.400 | 215 | 3.326.678.400 | |||||||
- Loại 24,5m2 nhẹ | Bộ | 4 | 47.058.000 | 4 | 47.058.000 | |||||||||
- Loại 24,75m2 | Bộ | 45 | 1.028.520.000 | 50 | 890.194.800 | 136 | 2.421.329.856 | 231 | 4.340.044.656 | |||||
- Loại 60m2 | Bộ | 0 | 0 | |||||||||||
3 | Phao áo | Chiếc | 5.500 | 1.826.151.750 | 2.600 | 843.700.000 | 4.398 | 753.151.000 | 11.500 | 1.953.500.000 | 6.000 | 990.000.000 | 29.998 | 6.366.502.750 |
4 | Phao tròn | Chiếc | 1.860 | 485.188.000 | 4.000 | 1.443.200.000 | 15.140 | 5.462.512.000 | 12.000 | 3.586.000.000 | 1.000 | 228.000.000 | 34.000 | 11.204.900.000 |
5 | Phao bè | Chiếc | 90 | 333.000.000 | 80 | 438.880.000 | 30 | 153.046.800 | 95 | 412.871.800 | 60 | 275.167.200 | 355 | 1.612.965.800 |
6 | Thiết bị chữa cháy rừng | Bộ | 20 | 3.747.948.000 | 5 | 936.987.000 | 10 | 1.873.974.000 | 5 | 936.987.000 | 40 | 7.495.896.000 | ||
7 | Thiết bị khoan cắt | Bộ | 4 | 2.509.200.000 | 4 | 2.509.200.000 | ||||||||
8 | Máy phát điện 15- 30KVA | Bộ | 5 | 1.255.000.000 | 2 | 502.000.000 | 7 | 1.757.000.000 | ||||||
III | Muối trắng | 1.500 | 4.173.015.450 | 1.500 | 4.173.015.450 | |||||||||
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Cục Dtnn Khu Vực Nghệ Tĩnh
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Dự Trữ Nhà Nước Khu Vực Nghệ Tĩnh
- Bảng Tổng Hợp Số Lượng Nhập Tăng Nguồn Lực Dtqg Giai Đoạn 2015-2019
- Nguyên Nhân Của Hạn Chế Nguyên Nhân Khách Quan:
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Chiến Lược Về Dự Trữ Quốc Gia
- Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh
57
nghiệp vụ bảo quản và quản lý chất lượng cho đội ngũ kỹ thuật viên và thủ kho (sáng kiến về lĩnh vực bảo quản). Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản và sự biến động của chỉ số chất lượng hàng DTQG thông qua hệ thống quản lý kỹ thuật chuyên ngành (mã vạch các kho), đảm bảo trong suốt quá trình lưu kho, hàng DTQG có chỉ số kỹ thuật ổn định trong phạm vi an toàn tại quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia hàng DTQG.
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng hàng DTQG tương đối đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quản lý chất lượng. Công tác quản lý chất lượng hàng DTQG sau khi Luật DTQG ra đời đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng DTQG được bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức KT-KT đảm bảo an toàn về số lượng, tốt về chất lượng.
Trong những năm qua, các phương pháp bảo quản hàng DTQG đã được áp dụng đạt được kết quả tương đối khả quan. Đối với gạo, áp dụng phương pháp bảo quản kín, có bổ sung khí N2,CO2, đối với thóc được bảo quản trong môi trường áp suất thấp. Các trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo quản được đảm bảo để chủ động trong kiểm tra, kiểm nghiệm trong quá trình nhập, xuất, bảo quản hàng. Với các ưu thế nổi trội, phương pháp bảo quản mới đã giữ được chất lượng thóc, gạo, tăng thời gian lưu kho từ 24 tháng lên 30 tháng đối với thóc, là bước tiến mới trong kỹ thuật, công nghệ bảo quản hàng DTQG. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, bảo quản, đơn vị luôn chấp hành nghiêm công tác quản lý chất lượng, theo đúng các quy định đã ban hành. Hàng nhập kho, xuất kho luôn đảm bảo về số lượng và an toàn về chất lượng, tỷ lệ hao hụt mặt hàng lương thực không vượt so với định mức quy định.
Với việc đưa công nghệ mới vào công tác bảo quản hàng DTQG đã đem lại nhiều kết quả tích cực: giảm tối đa công lao động nặng nhọc, độc hại của thủ kho bảo quản, giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức, kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm chi phí và đảm bảo giá trị thương phẩm của lương thực.
58
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp số liệu quyết toán các nguồn kinh phí giai đoạn 2015-2019
ĐVT: Đồng
NGUỒN KINH PHÍ | NĂM 2015 | NĂM 2016 | NĂM 2017 | NĂM 2018 | NĂM 2019 | TỔNG CỘNG | |
1 | Nguồn vốn dự trữ | 85.177.587.000 | 100.260.880.000 | 60.600.000.000 | 100.506.978.163 | 151.124.415.000 | 497.669.860.163 |
2 | Đầu tư XDCB | 17.095.460.000 | 17.564.000.000 | 28.000.000.000 | 2.736.000.000 | 65.395.460.000 | |
3 | Hoạt động DTQG | 42.695.519.000 | 46.667.522.000 | 63.282.352.000 | 53.494.000.000 | 40.304.000.000 | 246.443.393.000 |
4 | Quản lý hành chính | 27.920.000.000 | 28.017.122.000 | 30.906.163.000 | 31.230.000.000 | 32.816.000.000 | 150.889.285.000 |
5 | Sự nghiệp giáo dục đào tạo | 40.000.000 | 39.000.000 | 77.000.000 | 156.000.000 | ||
6 | Hoạt động đảm bảo xã hội | 64.000.000.000 | 64.000.000.000 | ||||
7 | Nguồn khác | 69.013.000 | 131.518.000 | 69.831.000 | 75.259.000 | 60.833.000 | 406.454.000 |
Cộng | 172.957.579.000 | 192.641.042.000 | 182.898.346.000 | 188.081.237.163 | 288.382.248.000 | 1.024.960.452.163 |
Nguồn: Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh
59
2.2.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Dự trữ quốc gia
Công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTQG được Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh quan tâm thực hiện. Các quy định mới ban hành, bổ sung, sửa đổi đều được phòng Thanh tra – kiểm tra tham mưu quán triệt đến tận từng công chức, người lao động bằng nhiều hình thức: đăng trên trang tin của đơn vị, tổ chức hội nghị tuyên truyền tập trung, qua các hội thi và bằng hình thức phổ biến qua văn bản, treo băng rôn, khẩu hiệu. Đối với việc thực hiện nhiệm vụ xuất cứu trợ, hỗ trợ, qua các đợt xuất cấp đều có bài viết, thông tin hình ảnh trên phương tiện thông tin đại chúng để một mặt tuyên truyền hiệu quả của các chính sách của Đảng, Nhà nước, một mặt qua đó để các tổ chức, cá nhân tiếp nhận sử dụng hàng DTQG đúng mục đích, phân bổ đúng đối tượng, góp phần công khai minh bạch, tạo được niềm tin đối với nhân dân.
Bên cạnh đó, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh tham gia các đoàn kiểm tra của Tổng cục DTNN và địa phương để nắm bắt tình hình về quản lý, sử dụng nguồn lực DTQG; chủ động phối hợp với nơi tiếp nhận gạo để tìm biện pháp bảo quản để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực DTQG đã xuất cấp. Tiến hành nghiên cứu, thí điểm tại một số trường học phương pháp bảo quản được cấp phát bằng việc vận dụng kỹ thuật bảo quản trong điều kiện áp suất thấp như: tận dụng màng PVC cũ gia công thành túi bọc kín từng lô gạo đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía nhà trường và địa phương, vừa thuận tiện khi sử dụng, vừa tránh được sự suy giảm chất lượng gạo trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn.
2.2.6 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ quốc gia
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ DTQG được Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, xây dựng và triển khai các đề án quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: rà soát, tham mưu với lãnh đạo Cục thực hiện phương án bố trí, sắp xếp nhân lực, lao động, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. Rà soát tham mưu việc chuyển ngạch trong cùng thứ bậc về chuyên môn nghiệp vụ và hệ số lương; xem xét, bố trí công chức vào vị trí kế toán, kỹ thuật đơn vị; Số lượng cấp phó không vượt quy định định biên.
Với thực trạng hiện nay, có 04 người có trình độ Thạc sỹ, 68 người có trình độ đại học, 04 người có trình độ cao đẳng, 77 người có trình độ trung cấp, trình độ khác 07 người. Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thường xuyên rà soát thực trạng đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, công chức thuộc diện quy hoạch để tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn về nghiệp vụ, về phổ biến pháp luật, như: hành chính, tài chính, đấu thầu, công tác tổ chức cán bộ, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Cán bộ, công chức, Quy chế Văn hóa công sở, Quy chế Dân chủ cơ sở… được tổ chức thường xuyên và mang lại kết quả tích cực cho đội ngũ công chức toàn Cục. Với mục tiêu là tạo bước chuyển căn bản, thực chất trong việc trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức; góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực, trách nhiệm, thân thiện và nhân văn. Từ đó cải thiện hiệu quả làm việc tại vị trí công việc hiện tại, đồng thời, có thể đảm nhiệm vị trí công việc mới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hiện đại hóa bộ máy công chức của Cục.
2.2.7 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia
Hàng năm và từng quý đơn vị đều xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo đúng hướng dẫn của Thanh tra Tổng cục và quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập kho, xuất kho, trong quá trình lưu kho theo quy định của pháp luật và tự kiểm tra để phục vụ công tác quản lý như: Kiểm tra hồ sơ chất lượng hàng dự trữ quốc gia bao gồm văn bản pháp quy quy định về chất lượng hàng dự trữ quốc gia, biên bản kiểm tra, giao nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho, lưu kho bảo quản và các tài liệu khác liên quan đến chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Kiểm tra việc thực hiện các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Kiểm tra trực tiếp chất lượng hàng dự trữ quốc gia hoặc thuê tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Thanh tra việc chấp hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về hàng dự trữ quốc gia, các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về chất lượng hàng dự trữ quốc gia; Thanh tra việc chấp hành các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia về kho chứa hàng, trang thiết bị công cụ bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho và công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ với các Chi cục DTNN trực thuộc trong việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đảm bảo tính thống nhất và đạt hiệu quả cao. Các cuộc kiểm tra đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và kết thúc đúng kế hoạch đề ra; Công tác kiểm tra chuyên ngành tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Thường vụ Đảng ủy và Ban Lãnh đạo Cục thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoạt động kiểm tra theo đúng nguyên tắc: "Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời"; qua đó nâng cao chất lượng, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ làm cho hoạt động kiểm tra trở nên chủ động, hiệu quả cao hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu QLNN theo ngành.
Lãnh đạo đơn vị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tăng cường công tác quản lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động trong đơn vị; tổ chức triển khai thực hiện tốt chế độ dân chủ, công khai tài chính theo quy định.
Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng văn hóa kiểm tra, đạo đức nghề nghiệp gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương lao động; nghiêm chỉnh thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giữ vững ổn định nội bộ cơ quan, đơn vị; phát huy tinh thần sáng tạo, cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc; thực hiện tốt công tác xây dựng nội bộ, đoàn kết, hỗ trợ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.
Việc thực hiện chế độ công vụ, nội quy, chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như quy tắc ứng xử văn hóa công sở luôn nghiêm minh, lịch thiệp nhằm tăng cường liêm chính công trong thực thi pháp luật.
Qua các cuộc kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa phát hiện thấy có sai sót.
2.2.8 Thực hiện hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia
Trong những năm qua, nhiều đoàn cán bộ và chuyên gia DTNN Việt Nam, trong đó Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh được cử đại diện tham gia và các nước trong khối đã tiến hành trao đổi, học tập những kinh nghiệm tổ chức quản lý và công nghệ tiên tiến trong xây dựng kho tàng và bảo quản hàng hóa dự trữ của mỗi nước.
Thực hiện nhiệm vụ nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân các nước trên thế giới trong những năm qua, Đảng và Chính phủ ra đã quyết định xuất hàng DTQG để viện trợ không hoàn lại cho nhân dân các nước anh em như: Lào, Cam-pu-chia, In-đo-nê-xi-a, Cu-ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ, An-go-la…. Năm 2020 tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trao tặng quà của Đảng và Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng nhân dân Lào, tỉnh Xa-vẳn-na-khẹt 1.000 tấn gạo.
2.3 Đánh giá chung về quản lý Dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh
2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1 Ưu điểm
- Việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm đã được thực hiện đúng quy định, các nội dung xây dựng kế hoạch đã sát với tình hình thực tế cũng như tính hiệu quả, tính dự báo được nâng cao. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và dự toán được giao, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã khẩn trương triển khai giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị thực hiện;
- Việc tổ chức thực hiện mua nhập đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Quá trình triển khai nhập hàng DTQG luôn đảm bảo an toàn tiền, hàng. Hàng DTQG được nhập kho, bảo quản tại Chi cục
DTNN Nghệ Tĩnh khá kịp thời đảm bảo nguồn lực DTQG tại địa phương, phục vụ mục tiêu về DTQG.
- Công tác xuất bán đảm bảo theo đúng thời gian, kế hoạch được giao, số tiền thu được từ xuất bán đã góp phần bổ sung ngân sách để mua hàng mới và giải quyết tốt một số nhiệm vụ đột xuất nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo;
- Công tác xuất cứu trợ hỗ trợ đã góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, khẳng định được vai trò của công tác DTQG đối với đời sống xã hội và thực hiện tốt mục tiêu của Luật DTQG, tích cực góp phần thực hiện các chủ trương tốt đẹp về xóa đói, giảm nghèo bền vững, thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển giáo dục và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong phòng, chống, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Công tác quản lý, bảo quản hàng DTQG được tổ chức thực hiện nghiêm túc từ khâu đầu vào, đến quá trình bảo quản, xuất kho theo đúng quy chuẩn quốc gia. Hàng DTQG luôn đảm bảo chất lượng, số lượng sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ.
- Công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng kho tàng ngày càng được quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các hệ thống kho tàng cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác bảo quản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu dự trữ trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Với mục tiêu nhằm chấn chỉnh, chủ động ngăn ngừa các sai sót có thể xẩy ra, trong thời gian qua Cục DTNN Nghệ Tĩnh đã thực hiện nghiêm túc, bài bản theo đúng quy định.
2.3.1.2 Nguyên nhân
- Trong những năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách tạo ra khung pháp lý về quản lý DTQG và định hướng cho hoạt động của ngành, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật DTQG và các Thông tư, Quyết định hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý và điều hành hoạt động DTQG; đồng thời,