Luật kinh doanh dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa 2007 - 15


GỢI Ý TRẢ LỜI


CHƯƠNG I:

1. Các quan niệm về Luật kinh doanh? Khái niệm Luật kinh doanh?

- Quan niệm Luật kinh doanh là một môn học

- Quan niệm Luật kinh doanh là một ngành luật

- Khái niệm: Luật kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau.

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh doanh?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Đối tượng điều chỉnh: là các nhóm quan hệ quản lý kinh tế và các nhóm quan hệ kinh tế

khác.

Luật kinh doanh dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa 2007 - 15


- Phương pháp điều chỉnh:

+ Phương pháp thỏa thuận

+ Phương pháp mệnh lệnh

3. Điều kiện (dấu hiệu) để trở thành chủ thể của Luật kinh doanh đối với cơ quan, tổ chức?

- Đối với cơ quan, tổ chức: phải được thành lập hợp pháp, phải có tài sản riêng, phải có

thẩm quyền kinh tế.

4. Điều kiện (dấu hiệu) để trở thành chủ thể của Luật kinh doanh đối với cá nhân?

- Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự hoàn toàn, có giấy phép hoạt động và

đã đăng ký kinh doanh hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phân loại chủ thể của Luật kinh doanh?

- Chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế

- Chủ thể là các đơn vị kinh tế

6. Khái niệm chủ thể kinh doanh?

Chủ thể kinh doanh là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế các hành vi kinh doanh.

- Pháp nhân

- Thể nhân

7. Vai trò của Luật kinh doanh trong nền kinh tế tập trung? Luật kinh doanh được sử dụng với mục đích gì.

8. Vai trò của Luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường? Luật kinh doanh được sử dụng với mục đích gì.

CHƯƠNG II:

1. Trình bày khái niệm và cách phân loại doanh nghiệp nhà nước?


- Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

- Phân loại: công ty nhà nước, doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, công ty có 1 phần vốn góp của nhà nước.

2. Trình tự và thủ tục thành lập công ty nhà nước?

- Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty nhà nước?

- Thẩm quyền đề nghị thành lập công ty nhà nước

- Thẩm quyền quyết định thành lập công ty nhà nước

- Hồ sơ đề nghị thành lập công ty nhà nước

- Thẩm định hồ sơ

- Quyết định thành lập

- Đăng ký kinh doanh

3. Tổ chức quản lý công ty nhà nước theo mô hình không có Hội đồng quản trị? Bao gồm Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

- Quyền và nghĩa vụ

4. Tổ chức quản lý công ty nhà nước theo mô hình có Hội đồng quản trị?

Bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

- Quyền và nghĩa vụ

5. Nêu khái niệm Tổng công ty nhà nước và phân tích các đặc điểm của 3 loại hình Tổng công ty nhà nước?

- Khái niệm Tổng công ty nhà nước

- Đặc điểm 3 loại hình Tổng công ty nhà nước: Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các doanh nghiệp tự đầu tư và thành lập, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

6. Phân tích quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong các lĩnh vực?

- Quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản

- Quyền và nghĩa vụ về kinh doanh

- Quyền và nghĩa vụ về tài chính

7. Nêu hình thức và nội dung tham gia quản lý công ty nhà nước của người lao động?

- Hình thức quản lý công ty nhà nước của người lao động

- Nội dung quản lý công ty nhà nước của người lao động

8. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước? Tất cả các công ty nhà nước có được quyền chuyển đổi sở hữu hay không?

- Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước

- Không phải các công ty đều có quyền chuyển đổi sở hữu

9. Phân tích các hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước? Ai có thẩm quyền quyết

định việc chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước?

- Các hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước


- Thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

10. Phân tích các hình thức tổ chức lại công ty nhà nước? Chế độ trách nhiệm của công ty nhà nước được tổ chức lại?

- Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước

- Các hình thức chuyển đổi

- Chế độ trách nhiệm của các công ty nhà nước được tổ chức lại

11. Các trường hợp giải thể công ty nhà nước? Thủ tục giải thể?

- Các trường hợp giải thể công ty nhà nước

- Thủ tục giải thể:

+ Người có quyền quyết định giải thể công ty nhà nước

+ Thành lập hội đồng giải thể.

CHƯƠNG III:

1. Khái niệm doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp?

- Khái niệm doanh nghiệp

- Phân loại doanh nghiệp: các loại hình công ty và doanh nghiệp tư nhân

2. Khái niệm và đặc điểm của công ty?

- Khái niệm công ty

- Đặc điểm của công ty

3. Khái niệm, đặc điểm và phân loại công ty đối nhân?

- Khái niệm công ty đối nhân

- Đặc điểm công ty đối nhân

- Phân loại công ty đối nhân: gồm công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản

4. Khái niệm, đặc điểm và phân loại công ty đối vốn?

- Khái niệm công ty đối vốn

- Đặc điểm công ty đối vốn

- Phân loại công ty đối vốn: gồm công ty TNHH và công ty cổ phần

5. Các hình thức tổ chức lại công ty? Chế độ trách nhiệm của các công ty được tổ chức lại?

- Các hình thức tổ chức lại công ty

- Chế độ trách nhiệm của công ty được tổ chức lại

6. Những quy định chung về thành viên công ty?

- Khái niệm

- Sự hình thành và mất đi tư cách thành viên công ty

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty

7. Phân tích quyền và nghĩa vụ của công ty nói chung?

- Quyền của công ty

- Nghĩa vụ của công ty


8. So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên?

- Sự giống nhau

- Sự khác nhau: căn cứ vào khái niệm và đặc điểm, tổ chức quản lý, chế độ vốn và tài chính.

9. So sánh các loại thành viên của công ty hợp danh?

- Giống nhau

- Khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

10. Trình bày các quy định về cổ phiếu, cổ đông của công ty cổ phần?

- Quy định về cổ phiếu

- Quy định về cổ đông: các loại cổ đông, quyền và nghĩa vụ

11. So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần?

- Giống nhau

- Khác nhau: căn cứ vào khái niệm và đặc điểm, tổ chức quản lý, chế độ vốn và tài chính.

12. Phân tích các loại cổ phần trong công ty cổ phần?

- Cổ phần phổ thông

- Cổ phần ưu đãi: các loại cổ phần ưu đãi

13. Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân?

- Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

- Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

- Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

14. Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh?

- Đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp

- Trình tự thành lập doanh nghiệp: chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, công khai sự ra đời của doanh nghiệp.

15. Các trường hợp và thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp tư nhân?

- Các trường hợp và thủ tục giải thể công ty

- Các trường hợp và thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân.

CHƯƠNG IV:

1. Trình bày và phân tích khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá?

Nêu khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá và phân tích khái niệm đó.

2. Phân tích đặc điểm về chủ thể và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá?

- Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá là ai

- Hợp đồng mua bán hàng hoá được giao kết dưới các hình thức nào

3. So sánh hợp đồng mua bán hàng hoá với hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng cho vay

tài sản?


- Giống nhau

- Khác nhau: căn cứ vào nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu


4. Nêu và phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán?

- Yêu cầu về chủ thể

- Đại diện của các bên giao kết

- Mục đích và nội dung của hợp đồng

- Nguyên tắc giao kết hợp đồng

- Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật

5. Trình bày các bước giao kết hợp đồng mua bán?

- Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

6. Các cách xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán?

- Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản

- Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản

- Hợp đồng được giao kết bằng lời nói

7. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán?

- Quyền và nghĩa vụ của bên bán

- Quyền và nghĩa vụ của bên mua

8. Khái niệm và các căn cứ áp dụng các hình thức trách nhiệm tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hoá?

- Khái niệm hình thức trách nhiệm tài sản

- Căn cứ áp dụng

9. Trình bày nội dung các hình thức trách nhiệm tài sản trong quan hệ mua bán hàng hoá?

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng

- Bồi thường thiệt hại

- Phạt hợp đồng

- Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

10. Các trường hợp miễn trách nhiệm tài sản?

- Các trường hợp bất khả kháng

11. Khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá?

- Khái niệm

- Đặc điểm: về chủ thể, hình thức, nội dung...

12. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá?

- Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển

- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

13. Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng vận chuyển?

- Căn cứ áp dụng

- Các hình thức trách nhiệm tài sản

14. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics?


- Khái niệm

- Đặc điểm

15. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics?

- Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ logistics

- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

CHƯƠNG V:

1. Phân tích tính tất yếu của hiện tượng phá sản trong nền kinh tế thị trường?

Làm rõ tính tất yếu của hiện tượng phá sản trong nền kinh tế thị trường (như là 1 hiện tượng tồn tại khách quan cần phải có)

2. Khái niệm và các dấu hiệu của phá sản?

- Khái niệm phá sản

- Các dấu hiệu

3. Trình bày và phân tích nội dung các biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã khi xuất hiện dấu hiệu phá sản?

- Căn cứ áp dụng

- Các biện pháp tài chính cần thiết được áp dụng

4. Mục đích ban hành Luật phá sản? Nhằm bảo vệ quyền lợi cho ai, cho cái gì

5. Các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã?

Các chủ nợ, người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, thành viên hợp danh, cổ

đông


6. Các đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã? Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

7. Phạm vi áp dụng luật phá sản?

Áp dụng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

8. Trình bày nội dung thủ tục nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

- Thủ tục nộp đơn yêu cầu

- Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu

9. Nêu các quy định của Luật phá sản về các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối

với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản?

- Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh

- Thủ tục thông qua các biện pháp

- Thời hạn thực hiện

10. Các trường hợp Toà án ra quyết định thanh lý tài sản? Theo quy định của luật phá sản

11. Cách xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản? Tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản bao gồm những gì


12. Thứ tự thanh toán tài sản trong doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản? Theo quy định của luật phá sản

13. Hậu quả đối với người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản? Hậu quả đối với người quản lý tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp

14. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản?

Toà án (nêu cụ thể thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện và cấp tỉnh)

15. Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp?

Phân biệt dựa vào các cơ sở: dấu hiệu, nguyên nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hậu quả đối với người quản lý doanh nghiệp.

CHƯƠNG VI:

1. Phân tích khái niệm tranh chấp kinh tế nói chung?

- Khái niệm tranh chấp kinh tế nói chung, làm rõ những vấn đề xung quanh khái niệm này.

2. Các dạng tranh chấp kinh tế?

Nêu các dạng tranh chấp kinh tế phổ biến

3. Phân tích khái niệm tranh chấp trong kinh doanh? đặc điểm?

- Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh

- Đặc điểm

4. Làm rõ các yêu cầu đối với các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh? Có 4 yêu cầu khi áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

5. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng?

- Khái niệm

- Ưu điểm của thương lượng

- Nhược điểm của thương lượng

6. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hoà giải?

- Khái niệm

- Ưu điểm của hoà giải

- Nhược điểm của hoà giải

7. So sánh hai hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng và hoà giải?

- Giống nhau

- Khác nhau: dựa trên các cơ sở khái niệm, đặc điểm, các hình thức, trình tự

8. Trình bày quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?

- Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm giải quyết những việc gì

9. Phân tích các điều kiện làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?


Phân tích từng điều kiện cụ thể theo pháp lệnh trọng tài thương mại

10. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?

- Hình thức giải quyết

- Hiệu lực của quyết định trọng tài

- Thi hành quyết định trọng tài

11. Phân tích thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn? Bao gồm nhiều trường hợp khác nhau

12. Phân tích thẩm quyền của Toà án theo vụ việc và lãnh thổ?

- Thẩm quyền theo vụ việc

- Thẩm quyền theo lãnh thổ

13. Các nguyên tắc trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh tại Toà án? Trình bày và phân tích nội dung từng nguyên tắc

14. Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế?

- Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh tế

- Chuẩn bị xét xử

- Thủ tục xét xử sơ thẩm

15. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài và Toà án (Toà kinh tế)?

- Giống nhau

- Khác nhau: đi sâu vào ưu, nhược điểm của mỗi phương thức giải quyết.

CHƯƠNG VII:

1. Phân tích sự cần thiết phải ban hành luật cạnh tranh ở Việt Nam?

Để đáp ứng với yêu cầu hội nhập và sự tăng trưởng kinh tế qua đó khẳng định đây là 1 hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường.

2. Những tư tưởng và quan điểm chỉ đạo trong việc ban hành Luật cạnh tranh?

- Thể chế và quán triệt đường lối, chính sách của Đảng

- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và kiểm soát độc quyền

- Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với quy định của pháp luật hiện hành về cạnh tranh

3. Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh?

Bao gồm các quy định về mặt nội dung và hình thức

4. Đối tượng áp dụng luật cạnh tranh?

- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam

5. Hiểu như thế nào về quyền cạnh tranh trong kinh doanh?

Được quy định trong Điều 4 Luật cạnh tranh

6. Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là gì

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí