1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN)
1.2.1.1 Khái niệm
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:
- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)
- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người.
- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra.
- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên).
Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực - động vật.
1.2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Là một thành phần quan trọng của tự nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ phụ thuộc địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm của hình thái địa hình sẽ tạo nền cho phong cảnh.
Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính : nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác.
Nhân tố khí hậu góp phần tạo nên tính mùa trong hoạt động du lịch và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác tại các điểm du lịch.
Tài nguyên nước
Đối với hoạt động du lịch, nước cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn.
Tuy nhiên nguồn nước ngầm cũng có vai trò quan trọng không kém đó là nguồn nước khoáng có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Tài nguyên thực, động vật
Thực và động vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. Các khu bảo tồn với đối tượng là các loài thực động vật có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Đây cũng là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học,...
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra, được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt động du lịch.
1.2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhưng quan trọng nhất là các di tích (lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cách mạng), các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao,...
Các di tích lịch sử, văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân chia thành :
- Di tích văn hóa khảo cổ.
- Di tích lịch sử.
- Di tích văn hóa nghệ thuật.
- Danh lam thắng cảnh.
Lễ hội
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại: Ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội tạo nên “Tấm thảm muôn màu”. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng, cô đơn và đoàn kết,...Các lễ hội cũng tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp con người hành hương về với cội nguồn. Chính vì vậy lễ hội có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có thể khai thác phục vụ du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc.
Hệ thống bảo tàng và các sự kiện
Hệ thống bảo tàng và các sự kiện lịch sử của địa phương là những giá trị nhân văn của vùng. Các bảo tàng chứa đựng các giá trị tinh thần của dân tộc, nơi tồn tại những phẩm chất cao đẹp của nhân dân địa phương trong công cuộc khai hoang lập ấp và chống giặc ngoại xâm.
Các sự kiện là một minh chứng về các truyền thống tồn tại hàng trăm năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, mà còn mang những giá trị nhân văn cho thế hệ sau noi gương.
1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.1.1. Phương pháp đánh giá
Xác định khả năng thuận lợi: Khả năng thuận lợi được đánh giá theo 4 mức độ sau: Rất thuận lợi.
Thuận lợi.
Tương đối thuận lợi. Không thuận lợi.
Khả năng khai thác loại hình du lịch, qui mô hoạt động: hiện nay chỉ mang tính chất vùng và địa phương.
1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe của du khách, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích tự nhiên, qui mô về lãnh thổ của điểm tài nguyên du lịch.
Tính hấp dẫn được chia thành 4 mức sau: Rất hấp dẫn
Khá hấp dẫn Trung bình Kém
Tính an toàn: Là một chỉ tiêu thu hút khách, đảm bảo về sự an toàn sinh thái và an toàn xã hội, được xác định bởi sự ổn định và cân bằng các hệ sinh thái, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tính an toàn được chia làm 4 mức độ: Rất an toàn
Khá an toàn Trung bình Kém
Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Có ý nghĩa đến hoạt động du lịch. Thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thì tài nguyên có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, không thể khai thác cho hoạt động du lịch.
Tính bền vững: Tính bền vững của môi trường thiên nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng thiên tai.
Tính thời vụ: Tính thời vụ tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác, đầu tư qui hoạch, hoạt động du lịch.
Tính liên kết: Mức độ liên kết các điểm du lịch thành tuyến thuận lợi.
Sức chứa du khách: Sức chứa du khách là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm tài nguyên du lịch cho một đoàn du khách đến trong một ngày hoạt động.
Bảng 1.1: Sức thu hút du khách
Hệ số | Điểm đánh giá | |
Tính hấp dẫn Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Tính an toàn | 3 2 1 | 4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 4, 3, 2, 1 |
Kết quả | ||
Loại A | 18 - 24 | 75 - 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 1
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 2
- Các Nguyên Tắc Quy Hoạch Điểm Và Tuyến Du Lịch
- Gia Tăng Lợi Ích Kinh Tế Xã Hội Và Giảm Thiểu Tác Động Tiêu Cực Đến Cộng Đồng Địa Phương
- Các Đơn Vị Hành Chính Của Tỉnh Long An Tính Đến Năm 2010
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
12 - 17 6 - 11 | 50 - 74% 25 - 49% |
Loại B
Loại A: Điểm tài nguyên có thể thu hút khách quốc tế và nội địa. Loại B: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách nội địa.
Loại C: Điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách tại địa phương.
Bảng 1.2: Quản lý du khách
Hệ số | Điểm đánh giá | |
Tính bền vững Tính liên kết Tính thời vụ Tính an toàn | 3 3 2 1 | 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 4 3 2 1 |
Kết quả | % so với điểm tuyệt đối | |
Loại A Loại B Loại C | 17 - 36 18 - 26 9 - 17 | 78 - 100% 50 - 77% 25 - 49% |
Loại A: Chỉ cần đầu tư ít trong quản lý và khai thác. Loại B: Cần đầu tư nhiều.
Loại C: Cần đầu tư rất nhiều.
1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ:
Mật độ di tích: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt số lượng. Mật độ di tích của lãnh thổ càng cao thì lãnh thổ đó càng có điều kiện để phát triển du lịch. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang ý nghĩa tương đối, nó phụ thuộc vào chất lượng của các di tích.
Số lượng di tích: Là chỉ tiêu phụ thể hiện số lượng (tuyệt đối) của di tích có trên một lãnh thổ. Nếu sự phân bố của các di tích quá thưa thì giá trị sử dụng có hạn chế, ngược lại, số di tích tương đối ít nhưng phân bố tập trung thì giá trị sử dụng của chúng cho phát triển du lịch cao hơn.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng di tích:
Số di tích được xếp hạng: Là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng của di tích. Chất lượng của di tích lịch sử - văn hóa có giá trị rất lớn đối với thiết kế các điểm, tuyến du lịch văn hóa – lịch sử.
Số di tích đặc biệt quan trọng: Là chỉ tiêu phụ phản ánh chất lượng của di tích.
1.4. Các loại hình du lịch
1.4.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của GS – TSKH Lê Huy Bá như sau:
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau : Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism) Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
Du lịch đặc thù (Particular Tourism) Du lịch xanh (Green Tourism)
Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism) Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
1.4.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
a. Định nghĩa
Tài nguyên du lịch sinh thái theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên du lịch sinh thái là các thành phần và các tổng thể tổng hợp tài nguyên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái.
b. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Phụ thuộc vào:
Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của du khách.
Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST.
Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đối với những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái đặc thù, đặc hữu, quý hiếm.
Tài nguyên DLST có các đặc điểm sau:
Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng bao gồm những hệ sinh thái tự nhiên đặc thù (những nơi có tính đa dạng sinh học cao - có nhiều loài đặc trưng đặc hữu, quý hiếm), các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng,…), các giá trị văn hóa bản địa (phương thức canh tác, sinh hoạt truyền thống,…)
Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các tác động, đặc biệt là tác động của con người. Bất kỳ tác động nhỏ nào làm thay đổi đến tính chất của tự nhiên thì cũng một phần ảnh hưởng đến hệ sinh thái thậm chí làm mất đi hệ sinh thái đó.
Tài nguyên DLST có một thời gian khai thác khác nhau, không đồng nhất. Có loại tài nguyên DLST khai thác được quanh năm nhưng cũng có loại tài nguyên DLST chỉ khai thác theo thời vụ. Mức độ khai thác phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu,…
Để khai thác hiệu quả tài nguyên DLST thì các nhà quản lý, điều hành cần nghiên cứu tính mùa của các loại tài nguyên để đưa ra các giải pháp thích hợp.
Tài nguyên DLST thường nằm cách xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch. Phần lớn tài nguyên DLST nằm ở các Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn tự nhiên, hoặc những nơi có sự quản lý chặt chẽ, được khai thác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan của du khách. Nhưng để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST cần đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất (đặc biệt là giao thông vận tải).
Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài, nhiều lần nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc bảo tồn sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học.
1.4.1.2. Các loại hình du lịch sinh thái
Miệt vườn:
Là một dạng đặc biệt của Hệ Sinh Thái nông nghiệp, chuyên canh trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh với nét đặc sắc của văn minh miệt vườn tạo lự hấp dẫn du khách.
Vườn tược ở miền Tây Nam Bộ được tập trung lại với nhau thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả. Vườn cây ăn quả ở đây tập trung hầu hết các loại cây trái đặc trưng như: sầu riêng, nhãn lồng, bình bát, bồ hòn, me, vú sữa, xoài,…
Sân chim:
Đây là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim quý hiếm. Là nơi tụ tập nhiều loài cùng sinh sống trong khoảng không gian nhất định như: chim, cá, ếch nhái, bò sát và một số động vật khác cùng sống chung trong một quần thể đa dạng, thể hiện tính đa dạng sinh học cao.
Cảnh quan tự nhiên:
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
Văn hóa bản địa:
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những khu vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thai khác nhau, trải qua các quá trình: thích nghi - tồn tại - phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống. Các giá trị văn hóa bản địa này để đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học hữu cơ không tách rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa.
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái bao
gồm:
Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống
của cộng đồng.
Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu
vực.
đồng.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng
1.4.1.3. Các đặc trưng du lịch sinh thái
DLST là bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của