Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí

quan trọng về du lịch đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng được xem như một kênh chính thức để nắm bắt của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân và du khách. Do đó, các cơ quan báo chí cần có chiến lược, định hướng rõ ràng, hài hoà giữa hai loại hình báo in và báo điện tử; song song đó, các cơ quan báo chí đầu tư mạnh hơn cho việc cập nhật tin, bài trên các kênh mạng xã hội như youtube, facebook của báo, bởi đây là kênh tuyên truyền hiệu quả, tiếp thu được ý kiến, tương tác của bạn đọc, tuy nhiên các báo cần có sự kiểm duyệt và kiểm soát bình luận.

Hiện nay, báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau đều có ứng dụng đọc báo trên App Store, CH Play, vậy nên, các báo cần hướng đến phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình thu phát trực tiếp các sự kiện; thông tin phải nhanh, gọn, hình ảnh, video clip phải đẹp, chất lượng, phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Việc phát triển bản tiếng Anh cho các báo là một hình thức truyền thông đối ngoại, thu hút độc giả là người nước ngoài, từ đó thu hút tham quan, đầu tư, phát triển du lịch địa phương hiệu quả hơn.

Ngoài ra, để công tác truyền thông chính sách du lịch ở Cà Mau đáp ứng kịp nhu cầu thì rất cần quan tâm giải quyết một số vấn đề như:

Thứ nhất, cần đầu tư thiết bị đảm bảo công tác truyền thông đồng bộ, chú trọng quảng bá, khai thác các loại hình du lịch sinh thái biển - đảo độc đáo của tỉnh.

Thứ hai, truyền thông sâu, tần suất dày về đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch.

Thứ ba, đẩy mạnh truyền thông các chiến lược của tỉnh, của ngành trong chủ động liên kết với các thành phố lớn, các tỉnh trong vùng và khu vực để xây dựng cơ chế hợp tác phát triển du lịch.

Thứ tư, truyền thông về du lịch phải gắn với nhu cầu xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn; cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong thời kỳ mới.

Năm là, nhất thiết truyền thông phải làm nổi bật vùng biển Cà Mau có vị trí chiến lược quan trọng kết nối để khai thác kinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

Hơn hết, truyền thông chính sách phát triển du lịch phải lấy công chúng làm trung tâm không chỉ hướng tới bảo đảm “quyền được biết”, “quyền được bàn” để công chúng có thể tham gia thảo luận lựa chọn chính sách và phản hồi chính sách một cách đầy đủ. Truyền thông chính sách phải phù hợp trình độ, nhu cầu tiếp nhận của công chúng để họ tiếp nhận được những thông điệp truyền thông, từ đó chính sách sẽ đi vào cuộc sống. Đồng thời, phải lựa chọn chính xác các kênh truyền tải thông điệp truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếp nhận và trình độ nhận thức của từng nhóm công chúng. Có như vậy chu trình truyền thông chính sách mới phát huy hiệu quả.

3.3. Một số khuyến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

3.3.1. Nhận thức tầm quan trọng của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

Có thể khẳng định, báo chí, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền bảo vệ di sản và phát triển du lịch bền vững, tăng cường giao lưu văn hoá, quảng bá và nâng cao hình ảnh đất nước. Báo chí, truyền thông còn có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi; nhằm tăng lượng khách và doanh thu; đồng thời, tăng cường hiểu biết về tình hình trong và ngoài nước, nhất là du lịch.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 11

Cũng giống như vai trò trong phát triển du lịch ở Việt Nam, báo chí, truyền thông cũng có vai trò hết sức to lớn trong hoạt động phát triển du lịch Cà Mau. Báo chí, truyền thông là phương tiện hữu ích, là kênh quảng bá nhanh nhất, hiệu quả nhất, tiếng nói mạnh mẽ nhất trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tạo niềm tin và sự thu hút mạnh mẽ du khách khắp mọi nơi [PVS4].

Như đã phân tích, thì du lịch Cà Mau hiện nay rất cần sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; cần tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh và mời gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông; tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.

Bởi lẽ, Cà Mau là tỉnh nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mê- Kông mở rộng nên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á cũng như hợp tác, hội nhập.

Khu vực trọng điểm này sở hữu 4 sân bay gồm: Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá; trong đó, có 2 sân bay quốc tế. Nếu liên kết được tour du lịch của du khách quốc tế đến Phú Quốc, Cần Thơ kết nối tới Cà Mau sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hàng năm.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ đến các điểm du lịch chính như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Cùng với việc đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh về đến Đất Mũi và tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam đã góp phần quan trọng cho việc phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế [PVS2].

Tuy vậy, xét về vai trò của báo chí với sự hợp tác truyền thông chính sách phát triển du lịch ở Cà Mau như hiện nay chưa xứng tầm. Dù các báo, đài trong tỉnh đã tổ chức chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề định kỳ về du lịch, quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người.

Hầu hết các tác phẩm, các hoạt động chỉ dừng lại ở góc độ phản ánh, giới thiệu chứ chưa đảm bảo tính khái quát, chuyên sâu về hoạt định du lịch trong khi đã minh chứng được vùng đất giàu tiềm năng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ du lịch Phú Cường nhận định: Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, công nghệ thông tin thì báo chí đang ngày càng hoàn thiện và phát triển vượt bậc hơn, đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Cụ thể:

+ Thứ nhất, báo chí, truyền thông giúp nâng cao nhận thức và tăng cường sự hiểu biết về tình hình du lịch trong nước, quảng bá về những điểm đến, lễ hội, thời tiết,... của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng để thu hút du khách.

+ Thứ hai, báo chí trở thành công cụ hiệu quả để bảo vệ di sản Việt Nam cũng như nâng cao nhận thức để phục hồi, tái sinh những nét đẹp của đất nước, địa phương.

+ Thứ ba, báo chí, truyền thông giúp tiếp cận các tri thức văn hóa thế giới, qua đó, sàng lọc và học hỏi những định hướng lợi ích áp dụng cho sự phát triển của du lịch nước nhà [PVS3].

Ông Trần Thanh Nghị, Phó Giám đốc BenThanh Tourist Chi nhánh Cần Thơ, Trưởng Văn phòng Đại diện BenThanh Tourist tại Cà Mau nhận định: “Nếu không có hoạt động của báo chí, truyền thông thì ngành du lịch việt Nam nói chung và du lịch Cà Mau nói riêng không thể nào phát triển mạnh mẽ, rộng rãi, du khách sẽ không biết hết những vẻ đẹp của địa phương, những giá trị tinh túy về văn hóa, con người, ẩm thực,… của từng vùng miền, từng dân tộc, từng địa phương khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã làm được, báo chí, truyền thông Cà Mau vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần cải thiện như: sức hấp dẫn, chất lượng chương trình chưa cao, nên lượt xem của khán giả, đọc giả cũng còn hạn chế; dẫn đến hiệu quả truyền thông, tuyên truyền chính sách du lịch chưa đến được đông đảo người dân địa phương” [PVS4].

Mặc dù tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư để phát triển du lịch, nhưng trên thực tế, chính sách đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc trưng, hấp dẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn thu hút đầu tư cho hoạt động du lịch còn hạn chế nên các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch triển khai thực hiện chậm so với yêu cầu của sự phát triển du lịch nhanh, chuyên nghiệp và bền vững; cơ sở kết cấu hạ tầng du lịch còn bất cập, việc nối tour, tuyến từ các điểm tham quan chưa thực hiện đồng bộ.

Việc xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc thù như: du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch thể thao… là thế mạnh để phát triển du lịch. Do đó, Cà Mau cần khai thác, tổ chức hoạt động có hiệu quả, đồng thời có sự bứt phá, năng động, sáng tạo, tiến tới xây dựng hình thành những tour mới hấp dẫn. Và điều cốt lõi là cần có sự thay đổi nhất định trong công tác truyền thông chính sách du lịch ở địa bàn thông qua báo chí địa phương.

3.3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách và nguồn lực truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách phù hợp: Trong những năm gần đây, số lượng văn bản quy phạm pháp luật tăng lên nhiều, phản ánh nỗ lực của Nhà nước trong việc ban hành chính sách giải quyết các vấn đề đặt ra về phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều chính sách khi tiến hành triển khai còn gặp nhiều khó

khăn, quá trình thực thi không đạt được yêu cầu đề ra bởi nhiều nguyên nhân (vốn, đối tượng thực thi chính sách, phong tục tập quán của từng địa phương…), nhiều chính sách không đem lại lợi ích tương xứng với chi phí bỏ ra. Do đó, cần coi đánh giá chính sách như một hoạt động không thể thiếu trong quy trình chính sách.

Trong chu trình chính sách, hoạt động đánh giá chính sách thường ít được quan tâm, cơ quan nhà nước chỉ chú trọng đến giai đoạn hoạch định và thực thi chính sách, sau khi chính sách được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thường thiếu sự đôn đốc, kiểm tra.

Trình độ đội ngũ làm công tác đánh giá cũng như truyền thông chính sách phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá chính sách khá phức tạp, đòi hỏi có cách nhìn tổng thể và những người đánh giá cần có trình độ chuyên môn sâu nhất định. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam rất ít nơi đào tạo chuyên về phân tích và đánh giá chính sách nên thiếu đội ngũ nhân lực để đánh giá chính sách cũng như truyền thông hiệu quả. Các đánh giá cũng như truyền thông chỉ dừng ở mức định tính, chưa đánh giá chính xác về mặt định lượng kết quả của việc thực thi chính sách.

Thiếu kinh phí dành cho việc truyền thông chính sách phát triển du lịch: Chính sách thường được tiến hành trên phạm vi rộng và trong khoảng thời gian dài mới có kết quả (theo từng giai đoạn). Theo đó, công tác truyền thông chính sách cũng phải có sự đầu tư về nhân lực, tài chính. Trong xã hội phát triển, việc truyền thông chính sách trở thành yêu cầu cấp thiết. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông chính sách hiệu quả cần đến công cụ và nhiều phương pháp truyền thông phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiếp cận của công chúng.

Đối với các cơ quan báo chí trong diện khảo sát cần ứng dụng nhiều hơn truyền thông đa phương tiện để thu hút bạn đọc, bạn xem đài. Ngoài ra, các báo cần đa dạng góc độ bài viết, tránh lối mòn trong khai thác đề tài, tạo ra điểm mới về truyền thông chính sách phát triển du lịch. Các báo cần khai thác hết tiềm năng, và năng lực của đội ngũ nhân viên. Nhà báo phải tập trung nhiều hơn vào các vấn đề về truyền thông.

Cách thức tổ chức thông tin của các báo cần có sự đổi mới, sắp xếp lại để đạt được hiệu quả trong truyền thông các chính sách và đáp ứng được nhu cầu thông tin

của bạn đọc, bạn xem đài. Thực tế khảo sát cho thấy, mặc dù các báo đã có nỗ lực trong tổ chức và cách thức thông tin, nhưng chưa hấp dẫn, các bài viết chỉ dừng ở việc phản ánh, chưa phân tích sâu, kỹ, chưa đáp ứng nhu cầu hiểu sâu vấn đề.

Kích thích bình luận trong mỗi bài báo. Hiện nay sự tương tác của Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau chỉ mới bước đầu tạo nên hiệu ứng với bạn đọc thông qua kênh Youtube và Fanpage của Báo và Đài.

Phóng viên là chuyên gia truyền thông về các chính sách phát triển du lịch. Trong hoạt động báo chí, phóng viên là người xây dựng ra đề cương, triển khai các bước để thực hiện bài viết do ban biên tập đề ra và do chính phóng viên đề xuất khi theo dõi lĩnh vực. Điều đó đòi hỏi phóng viên phải hiểu biết, có vốn kiến thức nhất định không chỉ về chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn phải hiểu sâu, tường tận về ngành, lĩnh vực theo dõi. Như vậy, phóng viên mới có những bài phân tích, đánh giá vấn đề một cách nhanh nhạy, chính xác thoả đáng. Phóng viên không chỉ là một chuyên gia truyền thông mà còn là người có thể phân tích, bình luận một cách sâu sắc về vấn đề đưa ra, phát hiện được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong tuyên truyền về các chính sách phát triển du lịch để có những phương pháp, cách thức thông tin hiệu quả. Các cơ quan báo chí cần phải đào tạo đội ngũ phóng viên bài bản, có chuyên môn tốt, nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Bản thân mỗi phóng viên phải tự rèn luyện, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kinh qua thực tế, đáp ứng yêu cầu thực tế quá trình truyền thông chính sách phát triển du lịch.

Đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Để các báo hoạt động hiệu quả thì không thể chỉ dựa vào đội ngũ phóng viên cơ hữu mà còn cần đội ngũ cộng tác viên. Họ là những người có năng khiếu và thường xuyên viết bài cho các báo, được toà soạn công nhận và hưởng một số quyền lợi nhất định. Đây chính là lực lượng làm nên sự khác biệt về hiệu quả thông tin của cơ quan báo chí.

Vì vậy, đội ngũ cộng tác viên các báo xây dựng ngoài những tiêu chuẩn như thông thường cần có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, truyền thông của doanh nghiệp… đây có thể xem là lực lượng đáng tin cậy để nhìn nhận, phân tích, đánh giá cũng như phản biện chính sách phát triển du lịch. Để có được đội ngũ này

đòi hỏi các báo phải xây dựng chế độ nhuận bút hợp lý, có sự gắn kết chặt chẽ và chế độ đãi ngộ theo quy định của đơn vị.

Đối với các cơ quan quản lý báo chí. Các cơ quan quản lý báo chí như Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và địa phương cần có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những nhà báo sáng tạo, năng động có tính phát hiện các bài viết sáng tạo, có chất lượng để từ đó tạo động lực cho các nhà báo thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách phát triển du lịch nói riêng và các vấn đề của xã hội.

Về phía Hội Nhà báo Việt Nam, cần chủ động cùng với lãnh đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh xây dựng và nâng cao phương thức trong công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện thông tin về phát triển du lịch.

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, cần chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các thông tin trên báo chí và hoạt động của từng cơ quan báo chí. Việc xử phạt các cơ quan báo chí hay các cá nhân đưa thông tin sai lệch để kịp thời chấn chỉnh và đảm bảo thông tin đưa trên báo chí chính xác.

Về phía Ban Tuyên giáo Trung ương và địa phương cần định hướng và điều chỉnh nội dung các báo cho phù hợp. Đây là việc nâng cao tư tưởng và đạo đức cho người làm báo, tránh đưa thông tin sau gây nhiễu loạn trong xã hội.

Tiểu kết Chương 3

Trong Chương 3 của Luận văn, tác giả đã chỉ rõ những thành công và hạn chế trong truyền thông chính sách phát triển du lịch trên Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau.

Thông qua những khảo sát và phân tích, những ưu điểm, khuyết điểm đã trình bày, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khuyết điểm và nâng cao chất lượng bài viết, chương trình từ những khó khăn được rút ra. Các giải pháp bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách phù hợp hơn đối với người dân, doanh nghiệp; phóng viên cũng cần thay đổi mình để truyền thông có hiệu quả nhất công chúng…

Như vậy, tác giả đã trình bày hoàn chỉnh công trình nghiên cứu của mình về truyền thông chính sách phát triển du lịch trên hệ thống báo chí Cà Mau năm 2019. Đây là vấn đề được công chúng xã hội quan tâm, bên cạnh đó còn có doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chú ý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023