Ý Kiến Của Cbql, Gv Về Mức Độ Thực Hiện Các Phương Pháp Gdđđ Cho Hs



Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ đạt ở mức độ trung bình và khá. Trong đó:

- Có 3 nội dung thực hiện ở mức độ khá là: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước (ĐTB 3,10); giáo dục đức tính trung thực (ĐTB 2,87); giáo dục lòng nhân ái (ĐTB 2,68).

- Có 2 nội dung thực hiện ở mức độ trung bình là: Giáo dục tinh thần trách nhiệm (ĐTB 2,45); giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù (ĐTB 2,47).

Qua kết quả khảo sát trên ta có thể thấy rằng, các nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung GDĐĐ cho HS theo đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT, bao gồm các nội dung: giáo dục về lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục lòng nhân ái; giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù; giáo dục đức tính trung thực; giáo dục tinh thần trách nhiệm. Các nội dung giáo dục về tình yêu đối với quê hương, đất nước; lòng bao dung, nhân ái; đức tính trung thực được quan tâm và thực hiện tốt hơn, các nội dung còn lại việc thực hiện vẫn còn hạn chế. Qua trao đổi trực tiếp với một số GV được biết việc thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS còn thực hiện chung chung, chưa cụ thể hóa từng nội dung cho phù hợp với từng khối lớp, đối tượng HS, vì vậy mà hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, các nhà trường cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS một cách toàn diện.

2.2.5. Mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho HS

Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho HS

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Rất thường xuyên: 4; thường xuyên: 3; ít khi: 2; không bao giờ: 1)

TT

Phương pháp GDĐĐ

Mức độ thực hiện

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

1

Phương pháp đàm thoại

1272

3,25

1

2

Phương pháp nêu gương

1217

3,11

2

3

Phương pháp đóng vai

1157

2,96

5

4

Phương pháp trò chơi

1184

3,03

3

5

Phương pháp dự án

966

2,47

8

6

Phương pháp thi đua

1166

2,98

4

7

Phương pháp khen thưởng

1012

2,59

6

8

Phương pháp trách phạt

968

2,48

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 9

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy các phương pháp giáo dục GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS đã được thực hiện thường xuyên, nhưng chủ yếu tập trung vào các phương pháp truyền thống, dễ thực hiện cho học sinh như: Phương pháp đàm thoại (ĐTB 3.25), phương pháp nêu gương (ĐTB 3.11), phương pháp trò chơi (ĐTB 3.03), phương pháp thi đua (ĐTB 2.98). Việc sử dụng phương pháp mang tính hiện đại còn hạn chế như phương pháp đóng vai (ĐTB 2.96), phương pháp dạy học theo dự án dự án (ĐTB 2.47); bên cạnh đó thì phương pháp khen thưởng và trách phạt cũng không được sử dụng thường xuyên (ĐTB 2.48), phần nào chưa khích lệ, động viên cũng như chưa khơi dậy sự nỗ lực cố gắng của HS.

Tóm lại, từ kết quả khảo sát trên cho thấy các trường chưa áp dụng đồng bộ các phương pháp GDĐĐ cho HS, chỉ tập trung sử dụng vào một số phương pháp truyền thống chưa chú trọng đến việc kết hợp với các phương pháp hiện đại do vậy mà trong quá trình giáo dục có thể dẫn đến những lối mòn và gây ra

sự nhàm chán cho HS. Vì thế, Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng để GV có sự lựa chọn, vận dụng hợp lí các phương pháp GDĐĐ; khuyến khích sự đa dạng, kết hợp linh hoạt các phương pháp để thu hút HS vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự giác và hứng thú.

2.2.6. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS

Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 6, 7 phụ lục 1 và câu hỏi số 5, 6 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS

(Đánh giá về mức độ thực hiện, cho điểm theo 4 mức: Rất thường xuyên: 4; thường xuyên: 3; ít khi: 2; không bao giờ: 1. Hiệu quả thực hiện: Rất hiệu quả: 4; hiệu quả: 3; ít hiệu quả: 2; không hiệu quả: 1)


TT


Hình thức GDĐĐ

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

1

GDĐĐ thông qua môn học

GDCD (đạo đức)

1181

3.02

1

1209

3,09

1


2

GDĐĐ thông qua việc lồng ghép chương trình tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống

vào các môn học khác


1153


2.95


2


1123


2,87


3

3

GDĐĐ cho HS thông qua lao

động và các hoạt động xã hội

759

1.94

9

728

1,86

9

4

Tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự

hoàn thiện bản thân

1126

2.88

3

1033

2,64

4

5

Giáo dục thông qua tấm gương

của người thầy

798

2.04

8

1001

2,56

5


6

Giáo dục thông qua cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh”


841


2.15


6


1193


3,05


2

7

GDĐĐ cho HS thông qua kỷ

niệm các ngày lễ, các sự kiện lịch

970

2.48

5

927

2,37

6

sử, các lễ hội của đất nước







8

GDĐĐ cho HS thông qua các

hoạt động GDNGLL

1044

2.67

4

833

2,13

8


9

GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội và các

hội thi


814


2.08


7


865


2,21


7


Kết quả khảo sát trên cho thấy các nhà trường đã sử dụng kết hợp các hình thức để GDĐĐ cho HS, nhưng mức độ sử dụng và hiệu quả mang lại có sự khác nhau:

- Các hình thức được sử dụng và mang lại hiệu quả tương đối tốt, gồm có:

+ Hình thức GDĐĐ cho HS thông qua môn học GDCD mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại là khá tốt (ĐTB 3.09).

+ Hình lồng ghép chương trình tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học khác mức độ thực hiện (ĐTB 2.95) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.87).

+ Đáng khích lệ là hoạt động GDĐĐ thông qua việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân của các em HS mức độ thực hiện (ĐTB 2.88), đây là một yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em, hiệu quả của hình thức này đem lại cũng là khá tốt (ĐTB 2.64), điều đó cho thấy hình thức GDĐĐ này là rất phù hợp với các trường PTDTNT (HS ở nội trú 24/24h).

+ Trong đó đáng chú là hình thức GDĐĐ thông qua cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ GD&ĐT tổ chức (thời gian phát động cuộc thi từ tháng 3 đến hết tháng 6 hằng năm) mức độ thực hiện không được thường xuyên (ĐTB 2.15), tuy nhiện hiệu quả mang lại là rất đáng biểu bương (ĐTB 3.05); Xác định mục đích và ý nghĩa của cuộc thi, trong những năm qua Sở GD&ĐT Cao Bằng đã tích cực chỉ đạo triển khai cuộc thi, cùng với sự vào cuộc của các nhà trường và hưởng ứng từ các em HS, số lượng HS tham gia cuộc thi tăng dần qua từng năm, năm 2018 Sở GD&ĐT Cao Bằng được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen là 1 trong 10 tỉnh có số

thí sinh tham gia dự thi đông nhất, các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hằng năm có số thí thinh tham gia cuộc thi luôn chiếm tỷ lệ trên 60%.

- Các hình thức còn lại chưa được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả không cao, có thể do thời lượng của các hình thức giáo dục đó còn ít, việc tổ chức thực hiện và xây dựng nội dung GDĐĐ lồng ghép vào các hoạt động còn đơn điệu, chưa thiết thực, phù hợp, do đó chưa phát huy được tính tự giác học tập và rèn luyện của HS, việc giáo dục thông qua tấm gương của người thầy chưa được chú trọng:

+ GDĐĐ cho HS thông qua kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lịch sử, các lễ hội của đất nước mức độ thực hiện (ĐTB 2.48) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.37).

+ GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động GDNGLL mức độ thực hiện (ĐTB 2.67) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.13).

+ Giáo dục thông qua tấm gương của người thầy mức độ thực hiện (ĐTB là 2.04) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.56).

+ GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội và các hội thi mức độ thực hiện (ĐTB 2.08) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.21).

+ Trong đó có hình thức GDĐĐ cho HS thông qua lao động và các hoạt động xã hội mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại là thấp nhất điều đó phần nào phản ánh thời lượng lượng giáo dục thông qua lao động của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, giáo dục thông qua hoạt động xã hội còn hạn chế là do đặc thù đối tượng và mô hình quản lý của trường PTDTNT.

Nhìn chung, các nhà trường đã sử dụng kết hợp các hình thức GDĐĐ cho HS, tuy nhiên mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại không hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau, có hình thức sử dụng thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại không cao, có hình thức sử dụng ít hơn nhưng hiệu quả lại khá cao. Do vậy, Hiệu trưởng cần có những biện pháp để tiếp tục phát huy những hình thức mang lại hiệu quả cao, đồng thời cần có những chỉ đạo để đổi mới về hình thức

GDĐĐ, có như vậy thì chất lượng GDĐĐ cho HS của nhà trường ngày càng được nâng cao.

2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS

Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1 và câu hỏi số 7 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Rất ảnh hưởng: 4; cơ bản ảnh hưởng: 3; ít ảnh hưởng: 2; không ảnh hưởng: 1)


TT

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS

Ý kiến đánh giá

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

1

Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS

1080

2,76

4

2

Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục

1287

3,29

1

3

Vai trò của tập thể HS

1068

2,73

5

4

Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động

GDĐĐ cho HS

1256

3,21

2

5

Hình thức, phương pháp GDĐĐ ở nhà trường

chưa phù hợp

1193

3,05

3

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau với ĐTB từ 2.73 đến 3.29. Trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất là: mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục (ĐTB 3,29). Các yếu tố còn lại được đánh giá là cơ bản ảnh hưởng:



3.21).

- Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS (ĐTB


- Hình thức, phương pháp GDĐĐ ở nhà trường chưa phù hợp (ĐTB 3.05).

- Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS (ĐTB 2.76).

- Vai trò của tập thể HS (ĐTB 2.73).

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng những người được hỏi đã chỉ ra được những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động GDĐĐ cho HS trong các nhà trường, trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục, đây là yếu tố rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Môi trường nội trú là điều kiện thuân lợi để hình thành cho HS ý thức tự giáo dục bản thân. Bên cạnh đó thì Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo việc sử dụng các hình thức, phương pháp GDĐĐ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các nhà trường.

2.2.8. Mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS

Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 1 và câu hỏi số 8 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS


TT


Các hình thức phối hợp

Mức độ thực hiện

Tổng

điểm

ĐTB

Thứ

bậc

1

Dùng sổ liên lạc

958

2,45

3

2

Giáo viên đến thăm nhà học sinh

657

1,68

5

3

Trao đổi qua điện thoại, thư từ

1267

3,24

1

4

Họp cha mẹ học sinh định kì

1064

2,72

2

5

Nhà trường mời cha mẹ học sinh, các tổ chức

931

2,38

4

TT


Các hình thức phối hợp

Mức độ thực hiện

Tổng

điểm

ĐTB

Thứ

bậc


xã hội tham gia các hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa (nói

chuyện chuyên đề, tham quan dã ngoại, cuộc thi tìm hiểu… )






Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các nhà trường kết hợp thực hiện với các mức độ được đánh giá như sau:

- Trao đổi thông tin qua điện thoại, tin nhắn là hình thức được sử dụng thường xuyên nhất (ĐTB 3.24). Hình thức này cho thấy ưu thế tiện dụng, dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời. Hiện nay điện thoại là phương tiện liên lạc chủ yếu nhất của tất cả mọi người.

- Họp CMHS định kì (ĐTB 2.72) đây là hình thức phối hợp được thực hiện theo kế hoạch, ít nhất là 3 lần trong một năm học, các cuộc họp có nội dung đã được chuẩn bị từ trước để thông tin đến CMHS những vấn đề chung của nhà trường muốn truyền đạt, thời lượng các cuộc họp thường chỉ diễn ra trong một buổi, họp chung toàn trường sau đó về từng lớp. Qua trao đổi với một số CMHS được biết việc trao đổi về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh chỉ thông qua bảng kết quả xếp loại chung của cả lớp, thời gian dành cho việc trao đổi tình hình cụ thể của từng học sinh là rất ít.

- Dùng sổ liên lạc được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB 2.45), dùng sổ liên lạc là hình thức không bắt buộc, sổ liên lạc thường được sử dụng để ghi kết quả học tập cuối học kỳ. Trao đổi với một số GVCN được biết hiện nay thời gian làm việc của GV các trường PTDTNT là rất vất vả nên không có thời

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí