gian để ngồi viết nhận xét tình hình của từng HS, có thông tin cần trao đổi thì sử dụng bằng tin nhắn điện tử.
- Mời CMHS, các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, kết quả khảo sát cho thấy hình thức này được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB 2.38). Thực tế, qua trao đổi thì hình thức này chủ yếu được thực hiện thông qua các buổi ngoại khóa, hội thi, có mời đại diện CMHS và một số tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đến dự còn các hoạt động tham quan, dã ngoại thì hầu như không thực hiện.
- Đến thăm nhà học sinh, đây là hình thức được đánh giá thực hiện ít nhất (ĐTB 1.68), thường thì chỉ khi gia đình học sinh có chuyện buồn, học sinh có nguy cơ bỏ học thì nhà trường mới bố trí đến thăm vì gia đình HS học các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt (có trường hợp đi bộ trèo đèo, lội suối mất nửa ngày mới đến nơi), có việc cần trao đổi thì liên lạc bằng điện thoại hoặc những phiên chợ phụ huynh ghé đến thăm con.
Nhìn chung, công tác phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các nhà trường thực hiện. Trường PTDTNT là một trường chuyên biệt, vì vậy luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền cũng như các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đến công tác giáo dục của nhà trường. Thực tế cho thấy, tất cả HS sống nội trú trong kí túc xá của nhà trường được quản lý 24/24h, GVCN như người cha, người mẹ thứ 2 của HS, nên việc kết hợp với CMHS còn ít, chủ yếu chỉ thông qua điện thoại và các cuộc họp đầu năm và sau mỗi học kỳ. Công tác phối hợp với gia đình HS đã được thực hiện, xong vẫn còn những hạn chế, với những trường hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy, quy định, nhà trường mời CMHS đến để phối hợp giáo
dục các em, nhưng hầu hết phụ huynh thiếu sự hợp tác. Vì vậy, Hiệu trưởng các nhà trường cần tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác này trong hoạt động GDĐĐ cho HS.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 10, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL, GV về công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS
Nội dung | Mức độ đánh giá | |||
Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | ||
1 | Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo năm học, có mục tiêu nội dung cụ thể | 491 | 3,25 | 1 |
2 | Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS vào các ngày lễ lớn và các đợt thi đua trong năm học | 374 | 2,48 | 4 |
3 | Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng học kỳ | 471 | 3,11 | 2 |
4 | Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng tháng | 448 | 2,97 | 3 |
5 | Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS | 370 | 2,45 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Cho Hs Trường Ptdtnt Thcs
- Thống Kê Số Phòng Học, Số Học Sinh Các Trường Ptdtnt Thcs (2013 - 2018)
- Ý Kiến Của Cbql, Gv Về Mức Độ Thực Hiện Các Phương Pháp Gdđđ Cho Hs
- Những Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Cho Hs
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Gdđđ Cho Hs Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Gd Phổ Thông
- Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Gdđđ Cho Hs
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát trên cho thấy việc lập kế hoạch GDĐĐ cho HS đã được các nhà trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả việc lập kế hoạch theo các nội dung được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Trong các nội dung trên, chỉ có ba nội dung được mọi người đánh giá là thực hiện ở mức độ khá, cụ thể: Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo năm học, có mục tiêu nội dung cụ thể với ĐTB là 3,25); Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng học kỳ với ĐTB là 3,11;
Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng tháng với ĐTB là 2,97. Hai nội dung còn lại được mọi người đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ thể: Lập kế hoạch GDĐĐ cho HS vào các ngày lễ lớn và các đợt thi đua trong năm học với ĐTB là 2,48; Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS với ĐTB là 2,45.
Kết quả trên cũng cho thấy việc lập kế hoạch GDĐĐ cho HS theo năm học được CBQL, GV các nhà trường đánh giá thực hiện trội nhất. Qua trao đổi trực tiếp với một số GV, được biết các nội dung lập kế hoạch còn lại chỉ được xây dựng chung chung, không cụ thể hoặc có xây dựng thì đôi khi trở thành hình thức lãnh đạo phê duyệt xong rồi để đấy, các hoạt động GDĐĐ cho HS chủ yếu được GV thực hiện theo kinh nghiệm và lối mòn cũ thiếu đi sự đổi mới, sáng tạo để thu hút và lôi cuốn HS, cá biệt trong đó có cả nội dung lập kế hoạch của CBQL (lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS), điều đó cũng được thể hiện ở mức độ giảm dần trong bảng
2.13. Qua tham khảo kế hoạch năm học của CBQL các trường, chúng tôi nhận thấy kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS hầu hết được xây dựng có sự lồng ghép vào các hoạt động, các biện pháp quản lý được đề ra khá chi tiết phù hợp với đặc điểm riêng của từng trường. Tuy nhiên vẫn còn một số ít kế hoạch thiếu nội dung quản lý hoặc thiếu biện pháp quản lý cụ thể, sơ sài nên những kế hoạch đó mang tính khả thi không cao.
Do vậy, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo quyết liệt ngay từ khâu lập kế hoạch, cần kiểm tra cụ thể từng kế hoạch, từng nội dung đảm bảo tính đổi mới, sáng tạo, có lập kế hoạch cụ thể, chi tiết thì việc thực hiện mới dễ dàng và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá sau này.
2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS
Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV về công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 11, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL, GV về công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS
Nội dung | Mức độ đánh giá | |||
Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | ||
1 | Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS của nhà trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban | 364 | 2,41 | 4 |
2 | Xây dựng các lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS | 373 | 2,47 | 3 |
3 | Chuẩn bị các nguồn lực, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý hoạt động GDĐĐ | 355 | 2,35 | 5 |
4 | Giao cho tổ chuyên môn triển khai GDĐĐ cho HS tích hợp vào các môn học đảm bảo thiết thực, phù hợp | 480 | 3,18 | 1 |
5 | Phổ biến kế hoạch GDĐĐ đến toàn thể đội ngũ cán bộ, GV và CMHS biết và thực hiện | 448 | 2,97 | 2 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy: Nội dung giao cho tổ chuyên môn triển khai GDĐĐ cho HS tích hợp vào các môn học đảm bảo thiết thực, phù hợp và nội dung phổ biến kế hoạch GDĐĐ đến toàn thể đội ngũ cán bộ, GV và CMHS biết và thực hiện được đánh giá thực hiện ở mức độ khá (với ĐTB lần lượt là 3.18 và 2.97); các nội dung còn lại được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ thể: Xây dựng các lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS với ĐTB là 2,47; Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS với ĐTB là 2,41; Chuẩn bị các nguồn lực, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý hoạt động GDĐĐ với ĐTB là 2,35. Cơ bản CBQL và GV đều biết rõ công tác tổ chức việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng, và biết được nhiệm vụ của từng GV, từng lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một điều hết sức cần thiết giúp GV và các lực lượng trong nhà trường định hướng được hoạt
động của mình, đồng thời biết cách phối hợp với nhau trong hoạt động GDĐĐ để nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại các trường.
Nhìn chung kế hoạch GDĐĐ cho HS đã được các nhà trường chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Qua trao đổi trực tiếp với một số GV được biết trên thực tế Hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các tập thể, GV tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS tuy nhiên ở một số trường vẫn chưa thành lập Ban Chỉ đạo GDĐĐ cho HS; việc chuẩn bị các nguồn lực, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý hoạt động GDĐĐ chưa được quan tâm đúng mức; xây dựng các lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS thiếu cụ thể và chưa thường xuyên. Trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường cần có những giải pháp quyết liệt hơn để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS mang lại hiệu quả cao hơn.
2.3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS
Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 12, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL, GV về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS
Nội dung | Kết quả thực hiện | |||
Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | ||
1 | Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch | 434 | 2,87 | 2 |
2 | Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS | 337 | 2,23 | 5 |
3 | Chỉ đạo tích hợp nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học đặc biệt là môn GDCD | 463 | 3,06 | 1 |
4 | Chỉ đạo công tác phối hợp giữa cán bộ, GV và các tổ chức đoàn thể trong trường trong hoạt động GDĐĐ cho HS | 370 | 2,45 | 3 |
5 | Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tăng cường GDĐĐ cho HS | 360 | 2,38 | 4 |
Kết quả khảo sát trên cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS được các nhà trường thực hiện chưa tốt. Chỉ có 02 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ khá là:
- Chỉ đạo tích hợp nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học đặc biệt là môn GDCD với ĐTB 3.06.
- Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch với ĐTB 2.87.
Các nội dung còn lại được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ
thể:
- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa cán bộ, GV và các tổ chức đoàn thể
trong trường trong hoạt động GDĐĐ cho HS với ĐTB 2.45.
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tăng cường GDĐĐ cho HS với ĐTB 2,38.
- Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS với ĐTB 2,23.
Nhìn chung, công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS của các nhà trường chỉ ở mức độ khá và trung bình, chỉ có 2 nội dung thực hiện ở mức độ khá (chỉ đạo tích hợp nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học đặc biệt là môn GDCD và chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch), còn lại là trung bình. Thực tế cho thấy, việc phối hợp giữa cán bộ, GV và các tổ chức đoàn thể trong trường trong hoạt động GDĐĐ cho HS còn chua chặt chẽ, thiếu chiều sâu; hoạt động trải nghiệm chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa và hoạt động GD đặc thù của nhà trường mà chưa có sự đổi mới; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ chủ yếu do GV tự bồi dưỡng, khối lượng công việc mà các GV đảm nhận trong trường PTDTNT không chỉ là hoạt động giảng dạy mà còn nhiều hoạt động khác, vì vậy thời gian dành cho công tác tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế nên chất lượng bồi dưỡng không cao, thực tế trong những năm qua các cấp QLGD rất ít tổ chức tập huấn về lĩnh vực này.
2.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 13, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Mức độ | Ý kiến đánh giá | |||
Tổng số tham gia đánh giá | Số lượng đánh giá theo mức độ | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Tốt | 151 | 23 | 15.23 |
2 | Khá | 151 | 64 | 42.38 |
3 | Trung bình | 151 | 58 | 38.41 |
4 | Yếu | 151 | 6 | 3.97 |
Tiêu chí đánh giá:
Tốt: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khoa học và chính xác; tổng kết, rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, tìm biện pháp để khắc phục những hạn chế.
Khá: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhưng không tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể.
Trung bình: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá không thường xuyên; không tổng kết, rút kinh nghiệm.
Yếu: Không xây dựng kế hoạch, Ít hoặc không kiểm tra, đánh giá.
Kết quả trên cho thấy: Có 57,61% số người được hỏi cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS được tiến hành khá thường xuyên, tuy nhiên sau các đợt kiểm tra lại ít được tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể. Có 38.41% số người được hỏi cho rằng hoạt động này được tiến hành kiểm tra,
đánh giá không thường xuyên; không tổng kết, rút kinh nghiệm. Có 3,97% ý kiến cho rằng hoạt động này ít hoặc không kiểm tra, đánh giá.
Tóm lại, kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng của quá trình quản lý, từ kết quả trên cho thấy các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này, việc kiểm tra đánh giá cơ bản được tiến hành thường xuyên nhưng chưa chú trọng đến việc tổng kết, rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, do vậy mà kết quả khảo sát ở các nội dung khác thu được kết quả khảo sát không cao. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, trong thời gian tới Hiệu trưởng các nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS, đánh giá việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức trong đó chú trọng tính đổi mới và sáng tạo, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chung và kế hoạch của GV, kịp thời động viên khích lệ những GV tâm huyết, nhiệt tình và đạt hiệu quả cao trong hoạt động GDĐĐ cho HS, đồng thời nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng của nhà trường.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
GDĐĐ cho HS là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động giáo dục hiện nay tại các nhà trường. Nhìn chung CBQL, GV các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS. Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đã được CBQL nhà trường quan tâm triển khai thực hiện từ khâu lập kế hoạch quản lý đến khâu tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, tuy nhiên kết quả đánh giá của CBQL, GV về các nội dung quản lý đa số tập trung ở mức trung bình, khá và thực hiện chưa thường xuyên, thường xuyên. Kế hoạch GDĐĐ cho HS theo năm học được các nhà trường đã xây dựng cụ thể, có đánh giá thực trạng, có mục tiêu, nội dung và biện pháp, sát