Khảo Sát Mức Độ Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp


Người quản lý cần phải biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường gồm: CBQL - GV - nhân viên, Đoàn thanh niên, tập thể lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình HS, cộng đồng nơi cư trú, chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương... tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer để đạt hiệu quả cao.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Trước tiên, người quản lý cần xác định được các lực lượng tham gia phối hợp để chỉ đạo, tổ chức, điều hành thực hiện nội dung, chương trình của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong nhà trường để có kết quả.

Với đặc điểm là trường PTDTNT nên phần lớn hoạt động, sinh hoạt của các em trong năm học đều diễn ra trong nhà trường, ngoài ra khi các em về cộng đồng nơi cư trú - môi trường giao tiếp trong cộng đồng rộng hơn nên nhà trường cần chú ý đến việc tuyên truyền cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS nhằm giúp HS nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có ý thức về dân tộc; hình thành ở HS những tình cảm tốt đẹp về bản sắc VHDT Khmer, có tình yêu thương gắn bó với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, biết tôn trọng, yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc; Hình thành nhân cách con người mới có trí thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Chính vì vậy phối hợp các lực lượng tham gia vào các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cần phải chú ý trên diện rộng và tính lâu dài, liên tục.

Với đặc thù của nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer nên cần có sự phối hợp với nhiều người tham gia, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Để có thể thực hiện tốt hoạt động này, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, GV có đủ năng lực để triển khai nhiệm vụ. Kết hợp với các nghệ nhân, trưởng Phum Sóc, các thành viên nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh. Họ là những người hiểu biết sâu về giá trị VHDT Khmer kết hợp với các nhà quản lý có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục HS về giá trị VHDT Khmer.


Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn,... tham gia trực tiếp vào hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer. Kết hợp lồng ghép giữa nội dung của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer với các chủ đề, chủ điểm của Đoàn, của Đội.

Thực tế trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều HS người Khmer (95%) và 5% HS dân tộc Kinh cùng sinh sống và học tập. Chính vì vậy đội ngũ GV là một trong những lực lượng quan trọng.

* Các điều kiện để thực hiện

- Người quản lý cần xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV: quan tâm đến việc tuyên tuyền, vận động CBQL, GV luôn trau dồi kiến thức về dân tộc, về bản sắc VHDT Khmer; Tăng cường sự hiểu biết và nâng cao năng lực của mình với giá trị VHDT Khmer.

- Tổ chức các hoạt động VHDT để huy động các lực lượng cùng tham gia.

- Mời các nghệ nhân trong Đoàn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng để đến giới thiệu về văn hóa hoặc giá trị VHDT Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và HS.

3.2.6. Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

* Mục tiêu của biện pháp

Thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho nhà trường về mặt CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT, đồng thời, sử dụng hợp lý, hiệu quả hệ thống CSVC, trang thiết bị đó và các trang thiết bị hiện có của nhà trường.

* Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung thực hiện

Đánh giá thực trạng hệ thống CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

Thu hút sự đầu tư của các lực lượng trong xã hội về kinh phí, CSVC, trang


thiết bị, đảm bảo cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các nhà trường.

Đầu tư từng bước hoặc đầu tư đồng bộ về CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các nhà trường dựa trên các nguồn lực.

Sử dụng và quản lý sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả hệ thống CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT.

- Cách thức thực hiện

Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành đánh giá hệ thống CSVC, trang thiết bị, phương tiện hiện có của nhà trường đang phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS trong nhà trường nói riêng, tình hình sử dụng hệ thống CSVC, phương tiện đó của nhà trường. Trên cơ sở đó, đánh giá những hạn chế, thiếu thốn của CSVC, phương tiện của nhà trường.

Cần phát huy tính năng động, tự chủ của nhà trường trong hoạt động đầu tư phục vụ giáo dục. Nhà trường lên kế hoạch thu hút các nguồn đầu tư từ các lực lượng trong xã hội (chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các cơ quan, Ban, Ngành) cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, phát huy hiệu quả của hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Tập hợp, đánh giá, dự trù, hạch toán giữa các nguồn lực có được và các công việc, hạng mục phải đầu tư. Đánh giá từng hạng mục sẽ tiến hành đầu tư, tính hiệu quả, thiết thực của các hạng mục đầu tư.

Cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả hệ thống CSVC, trang thiết bị, phương tiện đó, tránh lãng phí, hình thức.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Các chính sách của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

Sự quan tâm và đầu tư của Sở GD&ĐT Sóc Trăng với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

Sự quan tâm và ủng hộ của các lực lượng trong xã hội đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.


Tính tích cực, chủ động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV các trường PTDTNT.

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đề xuất sáu biện pháp tăng cường hoạt động quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Trong thực tiễn, đây là các biện pháp mà các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cần quan tâm nhiều hơn, ngoài ra còn có kết hợp sử dụng các biện pháp khác. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để hỗ trợ cho hoạt động quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS đạt hiệu quả. Do đó, hoạt động quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp để phát huy tác dụng của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện hỗ trợ, tương tác của biện pháp kia.

Trong 6 biện pháp nêu trên thì biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT là biện pháp quan trọng, trọng tâm. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch phù hợp thì các bộ phận, cá nhân chủ động trong công việc, thực hiện nội dung kế hoạch đầy đủ, mọi hoạt động học tập và hoạt động giáo dục khác của HS đi vào nề nếp, phù hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan của các trường PTDTNT. Tiếp đó là biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ HS. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng bởi chỉ có nhận thức tốt, nhận thức đúng và hiểu rõ được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer thì mới có được phương pháp, cách thức tổ chức quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, khi thực hiện tốt và có tính đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS sẽ giúp các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt chức năng đào tạo, quản lý giáo dục, phát huy tốt các nguồn lực. Từ đó đào


tạo ra thế hệ trẻ có tình thương yêu với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và hình thành nhân cách con người mới có kiến thức, có năng lực, có phẩm chất sẽ đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc nói riêng và trên toàn đất nước nói chung.

3.3. Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp‌

3.3.1. Mục đích khảo sát‌

Đánh giá mức độ cấp thiết của từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer thông qua ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát.

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp. Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

3.3.2. Nội dung khảo sát‌

Đánh giá về mức độ cấp thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: Rất cấp thiết: 3 điểm; Cấp thiết: 2 điểm; Không cấp thiết: 1 điểm.

Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm. Sau đó chúng tôi tính tỷ lệ %, điểm trung bình và thứ bậc.

3.3.3. Kết quả khảo sát‌

Để kiểm chứng và đánh giá với các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của đội ngũ CBQL - GV các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng về mức độ cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Các thành phần tham gia gồm: CBQL (Lãnh đạo và Tổ trưởng chuyên môn) là 30 người, GV bộ môn là 45 người. Tổng số là 75 người, thu được kết quả như sau:

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được thể hiện ở bảng 3.1


Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer‌


TT

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer

Tổng

Trung bình

Thứ bậc


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở các trường

PTDTNT.


206


2.75


2


2

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo

dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ học sinh.


202


2.69


3


3

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ

lên lớp.


213


2.84


1


4

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành

mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.


200


2.67


4


5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong

việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.


195


2.60


5


6

Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở các

trường PTDTNT


192


2.56


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 13


Từ kết quả khảo nghiệm, đánh giá về mức độ cấp thiết của sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở bảng 3.1 cho thấy: CBQL và GV đánh giá rất cao về mức độ tính cấp thiết của 6 biện pháp, điểm trung bình đạt được từ 2.56 đến 2.84, có nghĩa là đạt mức từ cấp thiết trở lên. Điều này khẳng định rằng các biện pháp quản lý hiện nay là phù hợp với mong muốn của CBQL và GV của các trường và cấp thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý trên trong thời gian tới.


Trong sáu biện pháp nêu trên thì biện pháp “Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp” là biện pháp được đánh giá cao nhất (với 213 điểm = điểm trung bình 2.84), có nghĩa là biện pháp này là quan trọng nhất. Bởi vì nếu làm tốt chúng ta khai thác được triệt để và hiệu quả các giá trị VHDT trong hoạt động dạy và học. Từ đó càng nâng cao ý thức trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer cho mai sau. Tiếp đó là biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS” được đánh giá ở vị trí thứ 2 (với 206 điểm = điểm trung bình 2.75). Bởi vì có xây dựng kế hoạch tốt thì việc triển khai áp dụng các biện pháp còn lại mới có tính khả thi. Biện pháp “Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, HS” được đánh giá vị trí thứ 3 (với 202 điểm‌

= ĐTB 2.69), biện pháp “Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS” được đánh giá vị trí thứ 4 (với 200 điểm = ĐTB 2.67), biện pháp “Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer” được xếp ở vị trí thứ 5 (với 195 điểm = ĐTB 2.60) và cuối cùng là biện pháp “Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh người Khmer của các trường PTDTNT” (với 192 điểm = ĐTB 2.56).

Kết quả đánh giá của CBQL và GV về tính khả của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được thể hiện ở bảng 3.2


Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer

TT

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer

Tổng

Trung bình

Thứ bậc

1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

222

2.96

1


2

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo

dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ HS.


220


2.93


2

3

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS

vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

217

2.89

3


4

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành

mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.


212


2.83


5


5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer.


215


2.87


4


6

Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giáo dục bản

sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT


203


2.71


6


Từ kết quả khảo nghiệm, đánh giá về tính khả thi của sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở bảng 3.2 cho thấy: CBQL và GV cũng đánh giá rất cao về mức độ tính khả thi, điểm trung bình đạt được từ 2.71 đến 2.96, có nghĩa là điều đạt rất khả thi và khả thi. Trong đó, biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS” được đánh giá là cao nhất (với 222 điểm = ĐTB 2.96) và biện pháp “Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư CSVC phục vụ giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT” là thấp nhất (với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023