So Sánh Tương Quan Thứ Bậc Giữa Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Vhdt Khmer


203 điểm = ĐTB 2.71).

Kết quả so sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer‌


TT

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer

Cấp thiết

Khả thi

Trung

bình

Thứ

bậc

Trung

bình

Thứ

bậc


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục

bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.


2.75


2


2.96


1


2

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho

đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ HS.


2.69


3


2.93


2


3

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer

cho học sinh vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


2.84


1


2.89


3


4

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm

lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.


2.67


4


2.83


5


5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục

bản sắc VHDT Khmer.


2.60


5


2.87


4


6

Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư CSVC phục vụ giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.


2.56


6


2.71


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 14

Dựa vào bảng 3.3 cho kết quả đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer như sau: giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi có mối quan hệ tương quan và chặt chẽ với nhau. Cụ thể:


Biện pháp quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý kiến đánh giá với mức độ tính cấp thiết là cao nhất và biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT là có tính khả thi cao nhất. Bởi vì, qua ý kiến của đội ngũ đều cho rằng nếu ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường thì sẽ thúc đẩy và đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được triển khai có hiệu quả và mang lại giá trị cao.

Tóm lại, từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:

Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Xét điểm trung bình đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao, ý kiến đều đánh giá là cấp thiết - rất cấp thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp này lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Điều đó chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay. Cho nên khi tổ chức các hoạt động giáo bản sắc VHDT Khmer cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của 6 biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy 6 biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng được vào trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của các trường.


Tiểu kết chương 3‌


Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tác gỉa đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng như sau:

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ học sinh.

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa và ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư CSVC phục vụ giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

Giữa các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer, quản lý hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer. Từ đó chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người và con người để đáp ứng mục tiêu GD trung học trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong hệ thống nhà trường ở nước ta nói chung và các trường PTDTNT nói riêng đang rất quan tâm đến việc GD bản sắc VHDT Khmer cho HS để giúp các em không chỉ có biết giữ gìn mà còn có các kỹ năng để phát huy những giá trị của bản sắc VHDT Khmer. Để quản lý được hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer trong nhà trường đòi hỏi cái tâm, cái trí của đội ngũ CBQL, GV cùng mục đích. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer nói riêng, người quản lý cần phải sử dụng các biện pháp một cách hài hòa, phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý của mình. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer không những nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer đồng thời nó còn góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã đạt được những kết quả khả quan:

1.1. Về lý luận

Căn cứ cơ sở lý luận: Vấn đề quản lý, chức năng quản lý, quản lý GD (quản lý nhà trường, quản lý nhà trường PTDTNT), quản lý hoạt động dạy và học nói chung và hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer nói riêng được nhìn nhận cụ thể, chi tiết, khách quan từ các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer.

1.2. Về thực tiễn

Căn cứ thực tiễn tổ chức các hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng cho thấy: việc giữ gìn và phát huy bản sắc


VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đang được CBQL, GV đặc biệt quan tâm. Từ việc xây dựng kế hoạch triển khai đến việc làm chuyển biến dần nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HS về tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc GD bản sắc VHDT Khmer. Từ đó đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên có trách nhiệm, có tâm và sự thống nhất cao trong hành động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Và HS có ý thức tự giác trong việc giữ gìn bản sắc VHDT Khmer.

Phần lớn có kết quả song bên cạnh đó việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng vẫn bộc lộ những hạn chế: HS có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer, nhưng trong hành động thể hiện chưa rõ nét, chưa thường xuyên, chưa tự giác. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS chưa có sức thuyết phục toàn diện đến đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HS. Vì vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục (đặc biệt là chất lượng thi HS giỏi các cấp, thi THPT quốc gia, chất lượng đầu ra hay hiệu quả đào tạo ngoài của các trường PTDTNT cấp THCS) chưa có tính bền vững.

1.3. Các biện pháp đề xuất

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh người Khmer của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng và nhận được sự đánh giá cao và sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ CBQL trong các trường qua việc khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Mỗi biện pháp có ưu điểm, hạn chế riêng song người quản lý biết cách sử dụng, phối kết hợp trong quản lý thì sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS cho đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ học sinh.

Biện pháp 3: Quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


Biện pháp 4: Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.

Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

Biện pháp 6: Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa và ngoài cộng đồng tăng cường đầu tư CSVC phục vụ giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biên soạn, cung cấp các tài liệu giới thiệu về bản sắc VHDT Khmer trên toàn quốc để các trường tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng

- Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường PTDTNT về nâng cao trách nhiệm quản lý, chủ động khai thác các giá trị VHDT Khmer trong việc giáo dục HS.

- Cần có văn bản chỉ đạo sát sao hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường, đồng thời đưa việc quản lý chỉ đạo các hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT đảm bảo tính thống nhất và có chiều sâu.

- Bổ sung nội dung của hội thi các trường PTDTNT để các em có điều kiện thể hiện nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc mình.

- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đối với các trường PTDTNT.

2.3. Đối với các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng

- Cần có sự đầu tư, đồng bộ để tăng cường CSVC, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học tại các trường PTDTNT, trong đó quan tâm đến hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

- Tăng cường giao lưu học hỏi đối với các trường PTDTNT trong tỉnh và khu vực Đồng bằng song Cửu Long, với các trường có phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer có hiệu quả.


- Cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS; Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cha mẹ của HS và các lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.

- Đối với đội ngũ CBQL, GV: tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng về các chuyên đề VHDT, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer để có hiệu quả trong công tác. Tăng cường học tiếng dân tộc Khmer, tìm hiểu về phong tục tập quán của các em HS để nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Đối với HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng: Nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer nói riêng. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer của dân tộc mình.

- Các bậc phụ huynh nhằm nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho con em mình; luôn là tấm gương về việc giữ gìn, phát truyên bản sắc VHDT Khmer cho con cháu noi theo.

2.4. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho các trường PTDTNT (nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng) để các nhà trường từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC, trang thiết bị và phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Ban Chấp hành Trung ương. (1998). Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDD, ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bùi Minh Hiền. (2006). Quản lý giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm. Chính phủ. (2011). Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Hà Nội: Nxb Sự thật.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1995). Nghị quyết của bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1996). Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2009). Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TƯ 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến

năm 2020.

Đặng Quốc Bảo. (2010). Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD. Trường ĐHGD - ĐGQG Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Thu Huyền. (2013). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý trường PTDTNT. Dự án PTGV THPT& TCCN - Vụ Giáo dục dân tộc - Cục NG&CBQLCSGD. Nxb Văn hóa - Thông tin.

Dương Thị Ngọc Tú. (2012). Lễ hội của người Khmer miền Tây Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa học. Trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023