Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 14

Qua bảng 3.3, chúng tôi thấy: có 100% CBQL, GV đều thống nhất đánh giá cao mức độ cần thiết, khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn. Kết quả phản ảnh cụ thể như sau: Các biện pháp (1), (2), (3), (4), (5) có kết quả đánh giá tương đối lớn (có X từ 3,13 đến 3,91) điều đó cho thấy CBQL, GV có quan điểm thống nhất cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn mà tác giả đề xuất.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT hiện nay của trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn ở chương 2, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn nhằm phù hợp với xu thế dịch chuyển cơ cấu kinh tế - cơ cấu lao động, đó là:

- Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên.

- Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo.

- Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Qua khảo nghiệm, cả 05 biện pháp đề xuất đều được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá là rất cần thiết và nếu được thực hiện sẽ có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 14


1. Kết luận

Lao động nông thôn chiếm đại đa số trong tổng nguồn lao động, có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Dạy nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước.

Nhu cầu về dạy nghề của lao động nông thôn huyện Ngân sơn là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng lao động nông thôn qua đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do: Công tác dạy nghề, quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn còn thiếu tính quy hoạch, kế hoạch, phát triển tự phát, còn mang tính phong trào, nhận thức của người lao động đối với dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; công tác tổ chức quản lý dạy nghề thiếu sự giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển sinh, giáo trình, chất lượng giáo viên, thời gian giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chất lượng đến việc bằng, chứng chỉ nghề nhất là những nghề ngắn hạn.

Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả nhận thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dạy nghề, quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

- Đổi mới phương pháp rà soát nhu cầu học nghề.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên.

- Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp.

- Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề.

Những kết quả khảo nghiệm đồng bộ các biện pháp trên, đã chứng tỏ mục đích khảo nghiệm được hoàn chỉnh, kết quả khảo nghiệm phù hợp với giả định đã nêu. Kết quả khảo nghiệm còn khẳng định, việc áp dụng đồng bộ cả 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn đã nêu ở trên có tính khả thi. Nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách bền vững.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bắc Kạn, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn

- Tăng cường đầu tư các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho công tác đào tạo cho lao động nông thôn.

- Giao đủ chỉ tiêu biên chế CBQL, giáo viên dạy nghề cho trung tâm.

2.2. Đối với UBND huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng ban chức năng huyện Ngân Sơn

- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu học nghề của dân cư trên địa bàn.

- Ban hành danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của huyện đến năm 2020.

- Chỉ đạo các cơ sở sử dụng lao động tham gia tư vấn, hỗ trợ Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu.

2.3. Đối với Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn

- Tập trung phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên dạy nghề để năng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư mua sắm và khai thác thiết bị dạy học nghề.

- Chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017), Quản lí giáo dục, Nxb ĐHSPHN, tr. 10.

2. C.Mác - Lê nin (1978), Chủ nghĩa xã hội và quản lý, NXB Khoa học xã hội, H, tr.17.

3. Cao Văn Sâm 2009, Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.; 24-29.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

5. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

6. HaroldKontz Cyril Odonell và Heinz Weihrich (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2016), Nghị quyết số 23/NQHĐND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về việc “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

8. Luật Giáo dục nghề nghiệp - Luật số 74/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015.

9. Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, khóa 11, kỳ họp thứ 10, có hiệu lực 01 tháng 6 năm 2017.

10. Lê Du Phong (2007), Nghiên cứu thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và cho nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.; tr. 25 – 90.

11. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội Hà Nội; tr. 25-42]

12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Huề, Nguyễn Tuấn Doanh (1999), Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Thông tin thị trường lao động, số 2 – 1999, Hà Nội.; tr. 35-39.

14. Nguyễn Đinh Hương (2000), Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kì CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Tú Anh (2016), Dạy nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ.

16. Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí giáo dục - Trường Cán bộ quản lý giáo dục, H., 1984, tr.5.

17. Nguyễn Ngọc Phú (Chủ biên - 2006), Tiến tới một XHHT ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội., tr.

18. Trương Văn Phúc (2000), Thực trạng lực lượng lao động 1996 – 2000 và một số vấn đề cầ quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực 2001 – 2005, Tạp chí Lao động – Xã hội số 11/2000, Hà Nội.; tr. 32-36

19. Trần Tuyết Oanh (Chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Taylor F.W (1911), Những nguyên tắc khoa học của quản lý.

21. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11- 2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/ 6/ 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, Hà Nội

23. Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa 2001.

24. Phạm Đức Thành, Lê Doãn Khải (2000), Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Bắc Bộ nước ta, NXB Lao động- Hà Nội.; tr. 55-62

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật lao động.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2011), Quyết định số 24/QĐ- UBND ngày 06/01/2011 của Ủy ban nhân tỉnh Bắc Kạn về việc Phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, Bắc Kạn.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2012), Quyết định số 1274/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Ủy ban nhân tỉnh Bắc Kạn về việc "Hỗ trợ tiền ăn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ", Bắc Kạn.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2012), Quyết định số 1460/QĐ- UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn phân công tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022