Chú Trọng Đầu Tư Và Quản Lý Sử Dụng Có Hiệu Quả Csvc, Trang Thiết Bị Phục Vụ Dạy Nghề

3.2.5. Chú trọng đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy nghề

* Mục đích

Chất lượng dạy nghề, đặc biệt là chất lượng đào tạo kỹ năng nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng. Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của HV.

Mục tiêu của giải pháp nhằm: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang bị đủ thiết bị theo kế hoạch dạy nghề. Thiết bị dạy học ngày càng tiên tiến, đồng bộ về cơ cấu, chủng loại, được quản lý, khai thác, sử dụng tốt cho việc rèn luyện kỹ năng nghề của HV.

* Nội dung

Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, trang thiết bị phục vụ dạy nghề, bao gồm: tăng cường quản lý đầu tư, trang bị; tăng cường theo dõi, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường quản lý việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong đó trọng tâm là tăng cường quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị.

*Tổ chức thực hiện

- Lập kế hoạch

Ngay từ những tháng đầu năm, song song với xây dựng kế hoạch dạy nghề, trung tâm xây dựng kế hoạch tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, trang thiết bị phục vụ dạy nghề... để đề nghị đơn vị quản lý cấp trên cấp kinh phí (Hàng năm, trung tâm được cấp khoảng 1 tỷ để sắm trang thiết bị dạy học theo chương trình mục tiêu Quốc gia). Đồng thời xây dựng các qui định, qui trình quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy nghề và giảm chi phí sử dụng.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện:

Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng mới lớp học, nhà xưởng, đầu tư trang bị máy móc thiết bị dạy nghề.

+ Tổ chức bộ phận quản lý từ việc lập dự án đến triển khai thực hiện.

+ Đối với dự án đầu tư mới trang thiết bị dạy nghề: khi nghiệm thu bàn giao cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ và hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV khai thác, sử dụng thành thạo.

Tăng cường theo dõi, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

+ Giao tài sản phù hợp cho các đơn vị, bộ phận chuyên môn theo nhiệm vụ và mục đích sử dụng. Nhà cửa, công trình xây dựng cơ bản, trang thiết bị làm việc giao cho bộ phận hành chính trang thiết bị dùng chung, các xưởng thực tập, máy móc thiết bị dạy nghề, phòng học lý thuyết, thư viện giao cho bộ phận Đào tạo; Đối với mỗi nghề cần bố trí một giáo viên chuyên môn phụ trách công tác thiết bị dạy nghề đó, nhiệm vụ của giáo viên chuyên môn là vừa bảo quản duy tu thiết bị, vừa là người giáo viên trực tiếp thực hiện bài giảng.

+ Thực hiện công tác lập hồ sơ, sổ theo dõi, kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng qui định của nhà nước; giao cho bộ phận hành chính phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện và báo cáo định kỳ theo quí cho Giám đốc xem xét, xử lý theo qui định.

+ Các máy móc, thiết bị lạc hậu hoặc không cần sử dụng, cần xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thanh lý, nhượng bán để có kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy nghề.

Tăng cường quản lý việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Xây dựng ban hành định mức sử dụng và khấu hao cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị theo chất lượng và số lượng dạy nghề. Chú trọng dành kinh phí hợp lý cho các khoản chi phí vật tư, nhiên liệu tiêu hao trực tiếp để rèn luyện kỹ năng nghề cho HV trong quá trình dạy nghề.

+ Bộ phận đào tạo lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị, nhu cầu vật tư và lịch giảng dạy theo từng phần học, từng nghề trưởng phòng duyệt, chỉ đạo bố trí trên kế hoạch dạy nghề.

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị, đặc biệt sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm vật tư, nhiên liệu. Trong các trung tâm dạy nghề hiện nay, chi phí vật tư, nhiên liệu trực tiếp cho quá trình dạy nghề thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên của trung tâm, vì vậy tạo ra phong trào sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy nghề trong trung tâm là việc cần làm.

Tăng cường việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị.

+ Xây dựng các qui trình bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ từng loại tài sản như: Nhà cửa, xưởng thực hành, máy móc, trang thiết bị...

+ Xây dựng, ban hành định mức bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng loại tài sản, máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà nước và thực tế sử dụng.

+ Thực hiện khoán chỉ tiêu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo chất lượng và số lượng của từng hoạt động.

- Kiểm tra, đánh giá

Tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị theo định kỳ. Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng cho từng loại cơ sở vật chất, trang thiết bị, qua đó lập kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung và bảo dưỡng, sửa chữa tốt và kịp thời.

*Điều kiện thực hiện

- Có kế hoạch ngân sách cụ thể, phù hợp cho đầu tư mua sắm trang thiết bị.

- Xây dựng quan hệ tốt với các cơ sở sử dụng người lao động, cơ sở sản xuất để tìm kiếm sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động thực hành nghề.

- Trung tâm cần tổ chức giám sát thường xuyên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thực hành, phương tiện dạy học phục vụ đào tạo.

- Xác định đúng nhu cầu về CSVC, trang thiết bị phù hợp đối với từng chương trình nghề được xây dựng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất ở trên có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, tạo thành một hệ thống, khi thực hiện không thể tách rời một cách độc lập, thực hiện đơn lẻ. Vì, biện pháp này là tiền đề, là điều kiện, đồng thời là hệ quả của biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, tác động và thúc đẩy lẫn nhau theo qui luật lượng - chất, để hướng tới mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn cụ thể:

Biện pháp 1: “Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động mang tính then chốt” là kim chỉ nam xuyên suốt và chi phối các biện pháp khác vì nếu không xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp thì không thể nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề.

Biện pháp 5: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên” mang tính quyết định đến chất lượng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn bởi vì khi trình độ của CBQL và giáo viên được đảm bảo mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu đổi mới hoạt động dạy nghể.

Các biện pháp 2,3,4 mang tính hỗ trợ để hoạt động dạy nghề tại trung tâm đạt hiệu quả tối ưu.

Có thể nói các biện pháp trên là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn. Tuy nhiên, các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo đề xuất trên đây chỉ có hiệu quả khi được khai thác, thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và triệt để.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên, chúng tôi tổ chức khảo nghiệm bằng phương pháp trưng cầu ý kiến 23 cán bộ quản lý, GV của trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn và kết quả thu được ở bảng như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung


Rất đồng ý

SL(%)


Đồng ý SL(%)


Không đồng ý SL(%)


Rất không đồng ý SL(%)

Đánh giá mức độ

X

Xếp thứ bậc


1

Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động


14

(60,9)


9

(39,1)




3,60


3


2

Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp


15

(65,2)


8

(34,8)




3,65


2


3

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề

13

(56,5)

10

(43,5)




3,56


4


4

Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề


12

(52,1)


11

(47,9)




3,52


5


5

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên

18

(78,3)

5

(21,7)




3,78


1

Tổng cộng


X = 3,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 13

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Nhận xét:


Kết quả bảng 3.1. cho thấy, các biện pháp đề xuất có điểm trung bình từ 3,5 trở lên và bởi không có ý kiến nào cho rằng trong 5 biện pháp này là không đồng ý. Trong 5 biện pháp thì biện pháp “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên ” có điểm trung bình cao nhất là 3,78, đặc biệt là trong biện pháp này có tới 18 cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến rất đồng ý chiếm tỷ lệ 78,3%, mức đồng ý là 5 (chiếm 21,7%) và không có ý kiến nào đánh giá không đồng ý.

Biện pháp xếp thứ hai là “Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp” có điểm X = 3,65, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 15 (chiếm 65,2%), mức độ đồng ý là 8

(chiếm 34,8%).


Xếp thứ ba là biện pháp “Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch là động” có X = 3,60, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 14 (chiếm 60,9%), mức đồng ý là 10 (chiếm 39,1%).

Biện pháp xếp thứ tư là “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề ” có điểm X = 3,56, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng là 13 (chiếm 56,5%), mức đồng ý là 10 (chiếm 43,5%).

Xếp thứ năm là biện pháp “Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề” có X = 3,52, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 12 (chiếm 52,1%), mức độ đồng ý là 11 (chiếm 47,9%).

Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung


Rất đồng ý

SL(%)


Đồng ý SL(%)


Không đồng ý

SL(%)


Rất không đồng ý

SL(%)

Đánh giá

mức độ

X

Xếp thứ

bậc


1

Phát triển chương trình dạy

nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động

10

(40,5)

10

(40,5)


3

(13,1)


3,17


5


2

Đổi mới hình thức đào tạo

và phương pháp dạy - học theo hướng tiếp cận

14

(60,9)


7

(30,4)



2

(8,7)


3,43


2


3

Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng tiếp cận nghề nghiệp

15

(65,2)

5

(21,7)


3

(13,1)


3,39


3


4

Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất,

thiết bị dạy nghề


11

(47,8)


8

(34,8)



4

(17,4)


3,13


4

5

Nâng cao chất lượng đội

ngũ CBQL và giáo viên

15

(65,2)

8

(34,8)



3,91

1

Tổng cộng


X = 3,61

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Nhận xét:

Theo khảo nghiệm kết quả trên cho thấy, các biện pháp đề xuất đều khả thi với điểm trung bình từ 3,13/5 trở lên. Mặc dù vậy, vẫn còn một vài ý kiến cho rằng các biện pháp này là ít khả thi. Biện pháp được các ý kiến đánh giá là khả thi nhất là “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên ” với điểm trung bình cao nhất là 3,91/5 và không có ý kiến nào đánh giá không đồng ý. Đây là biện pháp duy nhất không có ý kiến đánh giá không đồng ý.

Biện pháp được đánh giá khả thi tiếp theo là “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề” với số điểm trung bình là 3,43.

Biện pháp đứng thứ ba là “Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp” với điểm trung bình là 3,39/5.

Biện pháp đứng thư tư là “Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề” có số điểm trung bình là 3,13 và biện pháp thứ 5 là “Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động” có số điểm trung bình là 3,17

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn sau khi gán điểm và tính trung bình ( X ), được thể hiện ở bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT‌

tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn



TT


Nội dung khảo sát

Tính cần thiết

Tính khả thi

X

Xếp

thứ bậc

X

Xếp thứ

bậc

1

Phát triển chương trình dạy nghề phù hợp

với xu thế chuyển dịch lao động

3,60

3

3,17

5

2

Chỉ đạo và tổ chức đổi mới phương pháp

dạy học theo hướng tiếp cận nghề nghiệp


3,65


2


3,43


2

3

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá

trình dạy nghề


3,56


4


3,39


3

4

Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở

vật chất, thiết bị dạy nghề


3,52


5


3,13


4

5

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và

giáo viên


3,78


1


3,91


1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí