Dòng Tiền Dự Án Và Các Chỉ Tiêu Tài Chính Mới Như Sau:

- Theo kế hoạch ban đầu dự án bắt đầu thi công xây dựng từ năm 2011 - 2013, năm 2014 hoàn thành và bắt đầu đi vào khai thác. Nhưng trên thực tế trong quá trình thi công vì các lý do khác nhau các dự án thường có độ trễ nhất định so với dự kiến. Đối với dự án này, với tình hình khủng hoảng tài chính như hiện tại, Ngân hàng nhà nước đang thắt chặt tiền tệ … Việc vay được vốn từ các tổ chức tín dụng là vấn đề thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong khi vốn đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay nên việc huy động đủ vốn để đáp ứng tiến độ đầu tư là một vấn đề khó khăn.

Bảng 3.8: Dòng tiền dự án và các chỉ tiêu tài chính mới như sau:


TT

NỘI DUNG

2011

2012

2013

2014

2058


Năm

0

1

2

3


47

I

Dòng tiền ra

Tổng giá trị đầu tư theo tiến độ

Dòng tiền vào (EBITDA + TD)

Quỹ khấu hao TSCĐ (Khấu hao* thuế) EBITDA sau thuế

Dòng tiền (CF)

Chiết khấu dòng tiền hiện tại Dồn tích dòng tiền chiết khấu Chỉ tiêu tài chính

NPV (2011)

IRR

PP - Không chiết khấu PP - Có chiết khấu

200,353

200,353


-200,353

-200,353

-200,353


92,968

23.72%

5.27 yrs

8.17 yrs

202,744

202,744


-202,744

-169,873

-370,226

202,744

202,744


-202,744

-142,332






II

266,426

62,655

1

6,061

2,627

2

260,365

60,028

III

266,426

62,655


156,715

15


-512,559

-355,844

92,968

IV




















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - 7

Hiệu quả dự án:

NPV = 92,968 triệu đồng IRR = 23.72%

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: 8.17 năm PI = 1.15

Nhận xét: dự án có NPV > 0, IRR > WACC, PI>1 => dự án vẫn có hiệu quả xét trên góc độ tài chính. Tuy nhiên các chỉ tiêu tài chính đã thay đổi nhiều so với phương pháp và hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp và giả định cũ.

+ NPV giảm từ 159.513 triệu đồng xuống còn 92,968 triệu đồng.

+ IRR không có sự thay đổi nhiều, giảm từ 23.85% xuống 23.72%

+ Thời gian hoàn vốn có chiết khấu tăng từ 7,49 năm lên 8,17 năm.

+ Chỉ số doanh lợi PI giảm từ 1,22 xuống còn 1,15.

Từ việc thay đổi các giả định và yếu tố đầu vào không làm chỉ tiêu tài chính dự án biến đổi cùng chiều. Việc loại bỏ lãi vay không tính vào tổng mức đầu tư làm giá trị đầu tư giảm, dự án hiệu quả hơn. Nhưng điều chỉnh tỷ suất chiết khấu tăng, giá bán và công suất khai thác giảm thì hiệu quả tài chính lại giảm. Chúng ta thấy có sự khác biệt rõ rệt về kết quả tài chính dự án sau khi điều chỉnh các giả định và phương pháp tính tài chính dự án.

Việc áp dụng các giải pháp này không chỉ cho nhà đầu tư kết quả tài chính dự án sát với thực tế mà còn giúp nhà đầu tư có căn cứ lý luận đúng, cơ sở chắc chắn hơn và thận trọng trong việc quyết định đầu tư và lựa chọn các dự án. Đồng thời việc áp dụng các giải pháp này giúp Ngân hàng sẽ có cơ sở để cân nhắc sẽ tài trợ vốn vào các dự án có hiệu quả hơn và bỏ qua các dự án kém hiệu quả hơn. Qua đó ta thấy việc áp dụng các giải pháp trên thực sự có ý nghĩa đối với quyết định của Ngân hàng trước khi đầu tư hoặc tài trợ dự án.


3.2. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TỔNG THỂ VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Từ việc nhận thức vai trò của việc thẩm định tài dự án có ý nghĩa lớn trong việc thẩm định dự án và quyết định chất lượng tín dụng cũng như các khoản đầu tư của ngân hàng có hiệu quả. Ngoài là nó còn quyết định đến chất lượng danh mục tài sản có của Ngân hàng.

Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án có thể áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn này, từ thực trạng về thẩm định dự án chúng ta sẽ đi sâu phân tích tập trung đến một số giải pháp chính để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án như sau:

3.2.1. Không tính lãi vay vào tổng mức đầu tư và bảng tính dòng tiền dự án

Từ việc tính lãi vay trong thời gian thi công xây dựng dự án vào tổng giá trị đầu tư dự án còn tồn tại các vấn đề bất cập. Do vậy với giải pháp điều chỉnh này tổng mức đầu tư sẽ giảm => Giá trị tài sản trích khấu hao giảm => dòng tiền chiết khấu sẽ giảm nhưng sát với thực tế hơn. Toàn bộ chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư dự án sẽ được tính như một khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư dự án.

Thật vậy, bắt đầu tư việc phân tích ví dụ: nhà đầu tư cùng đầu tư dự án là A, giá trị đầu tư bằng nhau. Giả định các công ty cùng đầu tư dự án A nhưng mỗi nhà đầu tư lại có tỷ lệ vay nợ khác nhau, lãi vay trong thời gian thi công khác nhau, nếu tính lãi vay vào tổng đầu tư => tổng mức đầu tư dự án là khác khau. Điều này dẫn đến mâu thuẫn vì về nguyên tắc sau quá trình đầu tư giá trị dự án là như nhau, khả năng tạo ra dòng tiền dự án là như nhau. Do vậy giải pháp loại bỏ lãi vay ra khỏi tổng giá trị đầu tư là hoàn toàn hợp lý và sẽ giải quyết được vấn đề mâu thuẫn trên. Việc loại bỏ lãi vay vào tổng mức đầu tư sẽ làm tổng giá trị đầu tư giảm => dự án hiệu quả hơn.

3.2.2. Tính tỷ suất chiết khấu hay chi phí vốn bình quân theo công thức chuẩn hóa

Hiện tại hầu hết các Ngân hàng đều đang áp dụng tỷ suất chiết khấu bằng lãi suất vay Ngân hàng. Tuy nhiên quan điểm nay không đúng đắn và cần phải thay đổi.

Tỷ suất chiết khấu phải được tính toán chính xác, đây là cơ sở để xác định dòng tiền chiết khấu. Nếu việc xác định WACC không chính xác sẽ dẫn đến việc tính toán các giá trị NPV, IRR, PI không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Chúng ta sẽ áp dụng công thức tính WACC đã được nêu công thức 1.5 tại trang 18 phần

1.5.1.2. Chi phí vốn trung bình có trọng số trong chương I.


WACC = ( ) x R x (1-T) + ( ) x R

D

E

V

D

V

E


Ngoài việc xác định cơ cấu vốn, tỷ lệ vay bao nhiêu là hợp lý thì việc xác định RE là vấn đề hết sức quan trọng. Nhà đầu tư cần phải ước lượng, lượng hóa các giả định để xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng hợp lý.

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng trên được thể hiện bằng phương trình dưới đây hay còn được gọi là mô hình CAPM:


RE = RF + (RM – RF)x β


Vấn đề đặt ra đối với giải pháp này cần phải ước lượng để xác định lợi suất kỳ vọng của chủ đầu tư là bao nhiêu? Với mỗi nhà đầu tư khác nhau có cơ cấu vốn khác nhau và lợi suất kỳ vọng RE khác nhau. Bên cạnh đó giá trị RE phụ thuộc rất nhiều vào hệ số β.


Hệ số β rất hữu ích khi ước tính chi phí sử dụng vốn của công ty, tuy nhiên trong thực tế việc ước


lượng chỉ số này là khá khó khăn và phức tạp.


Thông thường với những danh mục càng rủi ro thì lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư càng lớn và hệ số β càng cao. Nếu rủi ro của công ty đầu tư dự án bằng với rủi ro của danh mục m, nghĩa là hệ số β = 1. Nếu công ty đầu tư dự án có độ rủi ro cao hơn so với danh mục m thì hệ số β

> 1 và ngược lại.

Nhà đầu tư cần phải lượng hóa giá trị β để xác định lợi suất kỳ vọng. Mặt khác cơ cấu vay vốn với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là hợp lý. Qua đó sẽ xác định được tỷ suất chiết khấu WACC áp dụng vào việc tính dòng tiền dự án.

Đối với tình hình thị trường đầu tư tại Việt Nam giai đoạn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của cả nền kinh tế, khủng hoảng tài chính, suy thoái, lạm phát … Do vậy giải pháp đối với trường hợp này nhà đầu tư nên ước lượng β có giá trị > 1 để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

3.2.3. Đánh giá căn cứ và cơ sở để đưa ra các giả định

Một đặc điểm của dự án vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn và vòng đời dự án tương đối dài. Trong khi nền kinh tế hiện tại có rất nhiều biến động và rủi ro: chính sách kinh tế, khủng hoảng tài chính, lạm phát... Các chủ đầu tư dự án chỉ có thể có tầm nh́n chiến lược trong ngắn hạn còn trong dài hạn do các yếu tố ảnh hưởng biến động quá nhiều nên rất khó hoạch định. Do vậy đứng trên góc độ của ngân hàng để quản trị rủi ro được tốt nên đánh giá lại giả định và dựa trên các giả định “thận trọng”. Vì việc tài trợ dự án của Ngân hàng không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Trên thực tế các chủ đầu tư đang tính hiệu quả dự án trên các giả định rất khả quan về dự án, có thể các mức giả định thường được đánh giá trên mức khả thi của dự án. Do vậy trong quá trình thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định cần tìm hiểu và phân tích sơ sở và căn cứ để đánh giá Bảng thông số dự án có chính xác không, khi đặt trong môi trường có biến động liệu các giả định có đạt được kết quả như dự tính. Nếu chưa đưa ra được các căn cứ thuyết phục thì nhà thẩm định cần phải điều chỉnh lại Bảng thông số dựa trên các giả định thận trọng để hạn chế rủi ro, có thể sử dụng các giải pháp sau:

Một là:Thuê tư vấn đối với các dự án cần có chuyên môn sâu để thẩm định. Thực tế lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng, để thẩm định được các giả định có chính xác hay không là việc tương đối khó đối với cán bộ thẩm định. Do mỗi dự án đầu tư đều cần phải có thông tin, kiến thức và sự am hiểu nhất định về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh đó. Trường hợp Ngân hàng không có chuyên môn sâu thì có thể thuê tư vấn của các công ty hoặc đơn vị thẩm định độc lập. Qua các giải pháp này giúp Ngân hàng có thể có căn cứ cơ sở để đánh giá Bảng thông số dự án có phù hợp không? Có đáp ứng được các tiêu chuẩn trong ngành hay không? Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ra sao và mức giá bán dự kiến bao nhiêu là hợp lý?

Hai là:Lập bảng tính độ nhạy dự án đối với các yếu tố đầu vào. Khi tất cả các yếu tố đầu vào thay đổi tăng hay giảm: tổng mức đầu tư, giá bán, doanh thu, chi phí, công suất khai thác, lãi suất ... sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như thế nào và chủ đầu tư hay nhà tài trợ dự án là Ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro đến ngưỡng nào. Qua Bảng phân tích độ nhạy này giúp chủ đầu tư lượng hóa được các rủi ro và mức lợi nhuận tối đa có thể được hưởng.

Việc tính độ nhạy có thể tính độ nhạy một chiều khi một yếu tố thay đổi hoặc độ nhạy hai chiều hay độ nhạy nhiều chiều khi các yếu tố thay đổi cùng một lúc. Qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả dự án và “ngưỡng” chấp nhận rủi rocủa các nhà đầu tư.

Ba là:Đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ dự án. Yếu tố này phụ thuộc vào việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, khả năng huy động vốn, biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế ... Điều chỉnh các giả định ở mức thận trọng để đánh giá khả năng hoàn thành dự án. Trong trường hợp tình huống xấu nhất sẽ ảnh hưởng đến việc tăng tổng mức đầu tư và hiệu quả dự án như thế nào, qua đó xác định được ngưỡng “rủi ro” của dự án và giúp nhà đầu tư có căn cứ để quyết định đầu tư dự án.

3.2.4. Phân định rõ dòng tiền ròng dự án và thu nhập trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Do thực trạng trong việc tính dòng tiền, chủ đầu tư thường chưa phân định thu nhập trong Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền dự án. Về phương pháp xác định dòng tiền đã nêu chi tiết ở trang 15 mục 1.4.4. Dòng tiền dự án - Ngân lưu ròng (Cash Flow) trong Chương I của luận văn này.

Để phân biệt hai dòng tiền này dựa trên cơ sở phân định như sau: Dòng tiền ròng của một dự án đầu tư là căn cứ để đánh giá dự án đầu tư, được xác định dựa trên số chênh lệch giữa dòng tiền nhận được và dòng tiền chi ra. Khái niệm này không giống khái niệm thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà kế toán của doanh nghiệp lập. Tuy nhiên những dự báo về thu, chi của dự án được lập theo phương pháp kế toán là căn cứ để xác định thu nhập ròng của dự án.

Theo phương pháp kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh là việc xác định những khoản thu nhập, chi phí và chi tiêu trên cơ sở khi việc thu chi đã hoàn tất. Khấu hao và chi phí lãi vay đều được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp => thu nhập chịu thuế giảm, thuế TNDN giảm, tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến lợi nhuận hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh.

Nhưng để xác định dòng tiền của một dự án đầu tư ta chỉ tính đến những khoản thu, chi tại thời điểm ghi nhận nó. Khấu hao được coi là một khoản thu của dự án vì không phải khoản chi bằng tiền mặt. Lãi vay là yếu tố không ảnh hưởng đến dòng tiền nên không tính đến lãi vay trong quá trình xác định dòng tiền dự án.

Từ việc phân định dòng tiền chúng ta thấy sự khác biệt giữa Ngân lưu dòng và lợi nhuận kế toán. Việc đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở đánh giá dòng tiền tăng thêm do dự án đầu tư đưa lại chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Dòng tiền mặt cho phép nhà đầu tư biết được lượng tiền mặt thực có ở từng thời điểm mà doanh nghiệp được sử dụng để có các quyết định mới: dùng tiền để trả nợ hoặc trả lợi tức cho cổ đông hoặc tăng vốn luân chuyển hoặc đầu tư thêm tài sản cố

định... Nhưng lợi nhuận kế toán không giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định như vậy mà vì lợi nhuận kế toán không phải dòng tiền, giá trị lợi nhuận lỗ lãi trang Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ là giá trị sổ sách.

Phân định rõ hai dòng tiền này thực sự có ý nghĩa quan trọng, vì chỉ tiêu tài chính dự án có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xác định Ngân lưu ròng. Nếu việc xác định Ngân lưu ròng của dự án không chính xác thì việc tính toán các chỉ số tài chính làm căn cứ trước khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ không có ý nghĩa.

Trên đây là toàn bộ các giải pháp kỹ thuật được đưa ra từ việc đánh giá thẩm định tài chính dự án trong thực tế. Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ giúp chúng ta có căn cứ cơ sở để đánh giá hiệu quả dự án và quyết định đầu tư tài chính dự án.

KẾT LUẬN


Đề tài “nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng VPBank” nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp nhằm nâng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại VPBank thời điểm hiện tại.

Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về tài chính dự án, thẩm định tài chính dự án. Phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá thẩm định tài chính dự án để người đọc có cái nhìn tổng quan chung về thẩm định tài chính dự án.

Từ thực trạng về tình hình thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng thương mại nói chung và VPbank nói riêng. Bằng việc phân tích dự án minh họa cụ thể đề tài đã đưa ra được quy trình về thẩm định tài chính dự án, đồng thời đề tài đã phát hiện ra những điểm tồn tại cơ bản và vấn đề bất cập trong quá trình thẩm tài chính dự án.

Đề tài đã đưa ra các giải pháp đề giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đưa ra quy trình và các giải pháp cụ thể như: loại bỏ lãi vay trong tổng mức đầu tư và dòng tiền dự án, tính chính xác tỷ suất chiết khấu WACC, phân biệt rõ dòng tiền dự án và thu nhập trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích các giả định và phân tích độ nhạy để đánh giá sự ảnh hưởng khi các yếu tố đầu vào thay đổi ... để thẩm định tài chính dự án một các hiệu quả nhất.

Công tác thẩm định tài chính dự án là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi các Ngân hàng phải hoàn thiện dần qua thực tế và không chỉ dừng lại ở lý thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư và các yếu tố đầu vào luôn có sự biến động.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án là một nhân tố quan trọng để tài trợ dự án một các an toàn và hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là việc đòi hỏi phải có thời gian dài. Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án không chỉ dừng lại trên lý thuyết mà nên áp dụng mô hình và một số chỉ tiêu của các nước phát triển đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Với phạm vi của đề tài này, với mong muốn sẽ đưa ra được một số giải pháp kỹ thuật cụ thể áp dụng trong công tác thẩm định tại chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - nơi tôi đang công tác và các Ngân hàng thương mại nói chung. Tôi hi vọng rằng với các giải pháp đưa ra của luận văn này sẽ đưa ra các giải pháp này rất cấp thiết và thực sự có ý nghĩa để áp dụng vào công việc hiện tại chúng tôi đang làm tại đơn vị mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023