DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GD-ĐT | Giáo dục và đào tạo |
UBND | ủy ban nhân dân |
TB | Trung bình |
CBQL | Cán bộ quản lý |
GV | Giáo viên |
TT | Thứ tự |
GDPT | Giáo dục phổ thông |
CNTT | Công nghệ thông tin |
THPT | Trung học phổ thông |
PPDH | Phương pháp dạy học |
GDNN-GDTX | Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên |
TH&THCS | Tiểu học và trung học cơ sở |
THCS&THPT | Trung học cơ sở và tung học phổ thông |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
UBMTTQ | Ủy ban mặt trận tổ quốc |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
RCT | Rất cần thiết |
CT | Cần thiết |
KCT | Không cần thiết |
RKT | Rất khả thi |
KT | Khả thi |
KKT | Không khả thi |
RAH | Rất ảnh hưởng |
KAH | Khá ảnh hưởng |
AH | Ảnh hưởng |
IAH | Ít ảnh hưởng |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 1
- Nghiên Cứu Về Quản Lý Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp
- Một Số Đặc Điểm Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở Người Dân Tộc
- Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lý Theo Hướng Tích Hợp Ở Thcs
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng
tích hợp 48
Bảng 2.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần 51
Bảng 2.3. Thực trạng quản lý việc triển khai và thực hiện chương trình môn Lịch
sử - Địa lý theo hướng tích hợp 53
Bảng 2.4. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý và quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 55
Bảng 2.5. Thực trạng quản lý phân công chuyên môn 57
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và sử dụng thiết bị dạy học 58
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn các trường THCS huyện
Xín Mần 60
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mần 61
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu theo hướng tích hợp môn học 63
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn ở các trường THCS huyện Xín Mần 64
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh các trường THCS huyện Xín Mầm 66
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động tự học, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
các trường THCS huyện Xín Mần 67
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh 68
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện
Xín Mần 69
Bảng 3.1. Kết quả mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 92
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính vì vậy ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới, phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại. Trong chiến lược phát triển giáo dục, công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo luôn được Đảng và Nhà nước coi là khâu trọng tâm hàng đầu.
Các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng phải coi dạy học là hoạt động trung tâm, hoạt động chủ đạo, trong đó chất lượng dạy học là vấn đề then chốt, vừa là nội dung vừa là mục tiêu để xây dựng thương hiệu của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng dạy học là công việc phải làm thường xuyên, liên tục của các nhà trường, là điều kiện tồn tại và phát triển của một nhà trường hiệu quả. Để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học các môn học để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt dạy học theo hướng tích hợp, trong đó có quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp thì vai trò của người quản lí là rất quan trọng.
Môn Lịch sử và Địa lý ở THCS trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra nhiều yêu cầu đối với giáo viên và học sinh đặc biệt là về việc dạy học tích hợp. Đây là môn học bắt buộc có sự thay đổi đáng kể trong cách dạy và học. Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực Địa lí - biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học - trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian, sự tương tác giữa xã hội loài người và môi trường thiên nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền
thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tổ chức thực hiện giảng dạy từ năm học 2020-2021. Bộ GD-ĐT đã tiến hành một khối lượng công việc tương đối lớn để chuẩn bị một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đạt chuẩn, có đủ phẩm chất và năng lực để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới”. Bộ GD-ĐT đang chủ trì Chương trình ETEP, tập trung vào việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông dựa trên nền tảng tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường với sự hỗ trợ của giảng viên các trường sư phạm, đội ngũ cốt cán trên cơ sở phát huy hệ thống học tập trực tuyến LMS - TEMIS.
Yêu cầu của chương trình GDPT mới là dạy học phát triển năng lực người học, tuy nhiên với đặc điểm người học chủ yếu người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như huyện Xín Mần và còn nhiều bất cập của đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý dạy học phát triển năng lực người học và dạy học theo hướng tích hợp như: tình trạng đội ngũ giáo viên sẽ thừa, thiếu cục bộ, một số giáo viên đơn môn chắc chắn sẽ thừa, trong khi giáo viên môn nghệ thuật sẽ thiếu trầm trọng, đặc biệt là giáo viên dạy tích hợp một số môn chưa có, hơn nữa nhiều giáo viên còn đang mang tâm trạng lo lắng, bất an khi tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới vì họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trước hết là giáo viên phải thích nghi với những điểm mới nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Huyện Xín Mần ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Xín Mần đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là bậc giáo dục THCS. Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 trường THCS, các trường THCS của huyện Xín Mần đã không ngừng đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy
học, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp còn chậm đổi mới, chưa toàn diện và còn hạn chế về chiều sâu.
Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi người giáo viên phải có tâm, có tài, có tầm, được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học và đòi hỏi đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý cần phải có sự thay đổi trong nhận thức và hành động. Giáo viên phải tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện theo năng lực của từng học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh THCS ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chủ yếu là người dân tộc thiểu số để phát triển được năng lực của từng học sinh đòi hỏi phải có sự quản lý hoạt động dạy học đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý đối với học sinh THCS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Xín Mần, xuất phát từ yêu cầu của học sinh và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, đề tài "Quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang" được chọn làm luận văn Thạc sĩ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học, quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý ở trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang theo chương trình và sách giáo khoa mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý ở THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tạo ra những thách thức đối với quản lý hoạt động dạy họcnói chung môn Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS đặc biệt đối với các trường THCS có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số, vì vậy đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp phù hợp sẽ giúp học sinh phát triển được các năng lực tiềm ẩn vốn có, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thành công công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới đang diễn ra ở nước ta.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về dạy học và quản lý dạy học tích hợp nói chung, Môn Lịch sử - Địa lý nói riêng ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó tập trung làm rõ tính đặc thù của hoạt động dạy học của cấp THCS có học sinh người dân tộc thiểu số và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý;
- Nghiên cứu thự trạng dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý hiện nay của các trường THCS trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp; khảo nghiệm nhằm chứng minh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận dạy học môn Lịch sử - Địa lý ở cấp THCS theo hướng tích hợp với các đặc điểm đặc thù ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Về địa bàn: tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện, cụ thể: Trường TH&THCS Trung Thịnh, Trường THCS Quảng Nguyên; Trường THCS Thèn Phàng; Trường THCS Nấm Dẩn; Trường THCS Cốc Rế; Trường THCS Bản Díu huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Các đơn vị trường học này đảm bảo tính đại diện cho các vùng miền, các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân cư của huyện Xín Mần.
- Về khác thể: tất cả cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lý các trường THCS, một số phụ huynh và học sinh.
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, các kết quả nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến lý luận dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử
- Địa lý ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Làm rõ các khái niệm công cụ cốt lõi, các vấn đề lý luận liên quan đến dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS;
- Làm rõ tính chất và những yêu cầu đặc thù của dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mầm theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Sử dụng hệ thống câu hỏi được in sẵn để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên về thực trạng dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Thực trạng khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ
giáo viên khi thực hiện dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp; Thực trạng các điều kiện về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và các điều kiện khác trong thực hiện dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý.theo hướng tích hợp
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, quan sát
Tiến hành phỏng vấn sâu, tọa đàm, quan sát nhằm chính xác hóa và bổ sung các thông tin định tính cho kết quả khảo sát …
6.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lý luận dạy học và quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý và ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
6.4. Phương pháp bổ trợ khác
Phương pháp nghiên cứu “sản phẩm” đầu ra của quá trình quản lý và giáo dục, Phương pháp sử dụng các thuật toán để xử lý số liệu điều tra.
6.5. Phương pháp kiểm chứng
Tham vấn bằng phiếu hỏi về tính cần thiết, khả thi của những biện pháp quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu luận văn có 03 chương cụ thể như sau
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS
Chương 2. Thực trạng quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Chương 3. Biện pháp quản lý dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần
Kết luận và kiến nghị.