DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | |
BCH | Ban chấp hành |
BPQL | Biện pháp quản lý |
CB, GV, NV, HS | Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CM | Chuyên môn |
CNH - HĐH | Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa |
CNTT | Công nghệ thông tin |
CSTĐ | Chiến sĩ thi đua |
CSVC | Cơ sở vật chất |
CSVC&TBDH | Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học |
DH | Dạy học |
ĐH | Đại học |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GV- HS | Giáo viên - Học sinh |
HĐDH | Hoạt động dạy học |
KH- TC | Kế hoạch - Tài chính |
KTQLCLGD | Khảo thí quản lý chất lượng giáo dục |
Nxb | Nhà xuất bản |
PPDH | Phương pháp dạy học |
PTDTBT THCS | Phổ thông dân tộc bán trú - trung học cơ sở |
QL | Quản lý |
TBDH | Thiết bị dạy học |
THCS | Trung học cơ sở |
UBND | Ủy ban nhân dân |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 1
- Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 3
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Dạy Học Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học Ở Trường Trung Học Cơ
- Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 5
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Bảng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Thống kê số trường, lớp, số học sinh THCS 40
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng môn Khoa học tự nhiên 40
Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 41
Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về việc dạy học môn KHTN của giáo viên ...42 Bảng 2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy môn KHTN của
giáo viên theo định hướng phát triển năng lực 46
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy môn KHTN của CBQL và giáo viên dạy môn KHTN 49
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo
viên giảng dạy môn KHTN 51
Bảng 2.8. Hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
học sinh 53
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý việc thực hiện giảng dạy trên lớp, nề nếp
dạy học và dự giờ của giáo viên giảng dạy môn KHTN 55
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập môn KHTN của giáo viên giảng dạy môn KHTN 57
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát quản lý về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
môn KHTN 59
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
dạy môn KHTN 60
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và giáo viên về hiệu quả quản lý hoạt động day học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh 62
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBQL và giáo viên về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN 66
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 88
Bảng 3.2. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp 91
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL và giáo viên về việc thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển
năng lực học sinh 43
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 92
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá đã đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực cho đất nước. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành phẩm chất, năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Vậy để thực hiện tốt mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngành giáo dục cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phổ thông, nước ta đã và đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học; từ chỗ quan tâm tới việc học sinh tiếp thu được những gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh nhận thức được gì qua việc học tức là chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy học sinh cách học, cách vận dụng kiến thức và kỹ năng
vào trong thực tế và cuộc sống, hình thành phẩm chất và năng lực. Từ đó,cũng phải thay đổi cách đánh giá kết quả từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học phù hợp, gắn với đời sống thực tiễn của các em, giúp các em có cái nhìn tổng quan về thế giới. Dạy học Khoa học tự nhiên cần truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản về sinh giới một cách vững chắc, đó là những khái niệm sinh học. Ðồng thời, làm rõ khả năng vận dụng những kiến thức này trong đời sống; Học sinh phải được làm quen với các phương pháp và biện pháp kỹ thuật khoa học tự nhiên. Kiến thức đạt được là cơ sở cho hoạt động hướng nghiệp cũng như khả năng hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Huyện Nậm Pồ là một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, học sinh chủ yếu là dân tộc như Mông, Khơ Mú, Dao... Từ khi chia tách huyện từ tháng 6 năm 2013 đến nay, quá trình quản lý và công tác giáo dục chương trình phổ thông cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện đã đem lại hiệu quả nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế: Việc dạy học của các trường THCS trong toàn huyện vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức, bắt học sinh ghi nhớ máy móc, chưa chú ý nhiều tới việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, hoạt động trải nghiệm; Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu tái hiện kiến thức, chú trọng đánh giá giữa kì và cuối kỳ, chưa chú trọng đến đánh giá quá trình nhận thức của học sinh. Với phương pháp dạy học đó dẫn tới học sinh chưa chủ động, còn lúng túng trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trên địa bàn huyện Nậm Pồ thực tế học sinh thiếu kiến thức về sinh học dẫn đến những hệ lụy như: kĩ năng tự chăm sóc bản thân yếu, không có khả năng phòng vệ, nguy cơ bị xâm hại cao, thiếu kĩ năng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Đừng trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đạo tạo sau năm 2018, việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực là cần thiết.
Từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng tiếp cận năng lực, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3. Khách thể và đối tương nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở 06 trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở 06 trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Đề tài tiến hành điều tra lấy ý kiến của 18 cán bộ quản lý (bao gồm Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn), 52 giáo viên môn Khoa học tự nhiên, 240 học sinh của 06 trường THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Tổng: 310 người tham gia khảo sát.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát 06 trường: PTDTBT THCS Nà Hỳ, THCS Tân Phong, THCS Chà Nưa, PTDTBT THCS Nà Khoa, PTDTBT Chà Cang, PTDTBT THCS Phìn Hồ trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
- Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn;
- Giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên ở 06 trường THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Học sinh cấp THCS ở 06 trường THCS trên địa bàn huyện.
4.4. Giới hạn về thời gian khảo sát
Khảo sát từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018
5. Giả thuyết khoa học
Thực trạng việc dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong những năm qua còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do công tác quản lý còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách đồng bộ, khoa học, hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6. Nhiệm vụ của nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS.
6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, từ đó xây dựng khung lý thuyết, các khái niệm công cụ làm căn cứ lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học môn Khoa học tự nhiên của học sinh. Thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy và học ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Phương pháp khảo nghiệm: để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học học môn môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.