sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh trường học. Hiện nay, toàn huyện có 50 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành giáo dục đào tạo huyện Thường Tín đã tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, ngành học, chất lượng dạy và học luôn được duy trì ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đào tạo huyện cũng tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh với nhiều hình thức tuyên truyền rất linh hoạt, sinh động như: Mở các chuyên mục “Nét đẹp học đường”, phong trào “Hát và sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi”…. Nhiều chủ đề tuyên truyền đa dạng, phong phú như: chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, tuyên truyền phòng chống ma tuý…
2.1.3. Khái quát về trường Trung học phổ thông Vân Tảo
Trường THPT Vân Tảo được thành lập năm 1998, trong những năm qua thầy và trò trường THPT Vân Tảo luôn nỗ lực vươn lên, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua đó, chất lượng học sinh có học lực khá giỏi tăng nhanh, học sinh có học lực yếu giảm. Tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT đạt trên 98%; Tỉ lệ đỗ CĐ, ĐH đạt trên 65%; Kết quả thi HSG của học sinh khối 12 ngày càng được cải thiện, năm học 2017 – 2018, trường đạt 5 giải trong đó có giải Nhì môn Lịch sử, năm học 2018 -2019, trường có 4 học sinh đạt giải cấp Thành phố trong đó có giải Ba môn Toán, năm học 2019 -2020, trường có 07 học sinh đạt giải cấp thành phố trong đó có giải nhì môn Toán, môn Sinh học, giải ba môn Ngữ Văn…
Trường THPT Vân Tảo nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Cùng với 4 trường THPT trên địa bàn, trường THPT Vân Tảo xác định rõ tầm nhìn và sứ mệnh đối với công tác giáo dục tại địa phương nói riêng, công tác giáo dục của thủ đô Hà Nội nói chung. Tầm nhìn của nhà trường là xác định trường THPT Vân Tảo trở thành ngôi trường THPT có chất lượng và uy tín, góp phần đào tạo nên những công dân khỏe mạnh về thể chất, phong phú về tâm hồn, nhân cách và trí tuệ thời đại; sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề, tạo dựng thành công trong cuộc sống. Xuất phát từ tầm nhìn ấy, sứ mệnh của nhà trường là tạo dựng môi trường dạy học an toàn, kỷ cương, thân thiện để giáo viên và học sinh phát huy tối
đa năng lực tiềm ẩn và tư duy sáng tạo. Trong nhiều năm học trở lại đây, triết lí giáo dục của nhà trường càng được khẳng định sâu sắc: giáo dục toàn diện, khám phá phát huy tối đa năng lực người học. Ngôi trường thực sự đã trở thành điểm sáng của giáo dục thủ đô. Năm 2017, nhà trường được UBND Thành phố công nhận “trường Chuẩn Quốc gia”.
Đội ngũ giáo viên trẻ về độ tuổi nhưng rất năng động, nhiệt tình và khao khát khẳng định bản thân, khao khát cống hiến. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhà trường đặc biệt tạo môi trường, cơ hội để giáo viên tích cực tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Nhà trường xác định giải pháp hiệu quả cho công tác này chính là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học. Bằng việc trang bị các phương tiện CNTT một cách rộng khắp trong nhà trường và chính sách khuyến khích, hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy góp phần hiện đại hóa phương pháp, phương tiện dạy học, trình độ của người thầy ngày càng được khẳng định trong khu vực và thành phố. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động nâng cao chất lượng người dạy, từ năm học 2017 – 2018, nhà trường tổ chức thi năng lực giáo viên kết hợp với việc đánh giá từ phía người học qua phiếu tín nhiệm vào từng học kì. Những việc làm này đã giúp giáo viên liên tục vận động, tạo phong trào học tập sôi nổi trong giáo viên. Mỗi thầy cô thực sự trở thành tấm gương tự học và sáng tạo.
Trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường coi trọng hoạt động xây dựng chuyên đề theo hướng “Tiếp cận phát triển năng lực học sinh”. Ban giám hiệu nhà trường luôn đề xuất các tổ nhóm cần thay đổi nội dung sinh hoạt, tập trung hướng vào nghiên cứu bài học, tổ chức hội thảo và rút kinh nghiệm ngay sau bài giảng…
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, từ đó nhận diện được những hạn chế, yếu kém, bất cập làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý của các chủ thể khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng ở trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội với các nội dung cụ thể sau:
- Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, HS về hoạt động môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Khảo sát 134 người, bao gồm 04 cán bộ Sở GD & ĐT, 02 CBQL (01 HT; 01PHT), 01 TTCM, 07 GV dạy môn Hóa học và 120 HS trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Dùng phiếu điều tra khảo sát: thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về vấn đề đã được xác định.
- Quan sát thực tế để tìm kiếm thông tin và minh chứng bổ sung cần thiết giúp việc đánh giá kết quả khách quan, chính xác hơn.
2.2.5. Cách thức xử lý số liệu
Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá
Tiêu chí | Điểm | |
1 | - Không quan trọng - Chưa bao giờ - Kém - Không ảnh hưởng | 1 điểm |
2 | - Ít quan trọng - Thỉnh thoảng - Trung bình - Ít ảnh hưởng | 2 điểm |
3 | - Quan trọng - Thường xuyên - Khá - Ảnh hưởng | 3 điểm |
4 | - Rất quan trọng - Rất thường xuyên - Tốt - Rất ảnh hưởng | 4 điểm |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Và Dạy Học Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Phương Pháp, Hình Thức Và Phương Tiện Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Quản Lý Việc Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Thực Hiện Nội Dung Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Sử Dụng Hình Thức Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học
- Thực Trạng Điều Kiện Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
- Điểm trung bình đánh giá các mức tác động: Tính theo công thức
Điểm trung bình (của các yếu tố) =
Trong đó: A,B,C,D là số ý kiến chọn lựa từ mức cao đến thấp, N là tổng số người chọn
1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Không quan trọng / Chưa bao giờ/ Kém/ Không ảnh hưởng 1,75 < ĐTB ≤ 2,50: Ít quan trọng/ Thỉnh thoảng/ Trung bình/ Ít ảnh hưởng 2,50 < ĐTB ≤ 3,25: Quan trọng/ Thường xuyên/ Khá/ Ảnh hưởng
3,25 < ĐTB ≤ 4,00: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Tốt/ Rất ảnh hưởng
2.2.6. Thời gian khảo sát
Khảo sát trong năm học 2019-20120
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Vân Tảo
Để đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Vân Tảo, tác giả khảo sát 134 người, bao gồm 04 cán bộ Sở GD & ĐT, 02 CBQL (01 HT; 01PHT), 01 TTCM, 07 GV dạy
môn Hóa học và 120 HS trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được thể hiện như sau:
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL, GV đều nhận thức rằng hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quan trọng. Tuy nhiên có 21.4% CBQL, GV chọn ở mức “Ít quan trọng”, 14.3% chọn “Không quan trọng”. Qua đây có thể thấy nhận thức về dạy học phát triển năng lực nói chung và môn Hóa học nói riêng chưa thật sự đồng đều. Còn một số lượng không nhỏ CBQL và GV (35, 7%) chưa đánh giá cao tiếp cận năng lực trong dạy học. Cũng qua phỏng vấn chuyên sâu thầy giáo Lưu Quang Lợi – Tổ trưởng chuyên
môn, giáo viên Toán cho rằng: “Dạy học phát triển năng lực học sinh có vai trò rất quan trọng trong hình thành phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về giáo dục đào tạo. Thầy giáo Lưu Quang Lợi cũng cho rằng cần tổ chức nâng cao nhận thức của Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về dạy học phát triển năng lực học sinh và phải tạo hành lang, cơ chế để giáo viên được sáng tạo trong mỗi giờ dạy, học sinh được phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực, được tham gia vào quá trình nhận thức và tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân cũng như của nhóm học tập”.
Trong khi đó khảo sát HS về tầm quan trọng của dạy học môn Hóa học theo tiếp cận năng lực cũng đặt ra vấn đề nhận thức không hề nhỏ, có đến hơn 44% cho rằng ít quan trọng và không quan trọng:
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đa số HS chưa thật sự quan tâm đến môn Hóa học, có đến 16.7% HS nhận thấy không quan trọng và chỉ có 22.5% HS thấy môn học này rất quan trọng. Tác giả tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS nhận thấy môn học này không quan trọng hoặc ít quan trọng, đa số các em cho rằng môn học khó tiếp thu, kiến thức nhiều, bài học dài, ít có bài tập gần gũi với cuộc sống nên chưa tạo được hứng thú học tập ở HS, đa số các em học thuộc bài chỉ để đối phó với các kì
kiểm tra, thi học kì, các em chưa nhận thấy bản thân ứng dụng được nhiều kĩ năng từ môn Hóa học.
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
CBQL và GV nhận thức như thế nào về mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh? Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.2. Ý kiến của CBQL và GV về mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Mục tiêu | SL% | Mức độ đánh giá | ĐTB | ĐG | Xếp thứ | ||||
Rất quan trọng (RQT) | Quan trọng (QT) | Bình thường (BT) | Không quan trọng (KQT) | ||||||
1 | Hình thành, phát triển năng lực nhận thức hóa học | SL | 7 | 4 | 3 | 0 | 3.29 | RQT | 1 |
% | 50.0 | 28.6 | 21.4 | 0.0 | |||||
2 | Hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | SL | 3 | 3 | 6 | 2 | 2.49 | IQT | 4 |
% | 21.4 | 21.4 | 42.9 | 14.3 | |||||
3 | Hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học | SL | 4 | 5 | 4 | 1 | 2.86 | QT | 3 |
% | 28.6 | 35.7 | 28.6 | 7.1 | |||||
4 | Hình thành, phát triển năng lực vận dụng kĩ năng đã học | SL | 4 | 6 | 3 | 1 | 2.93 | QT | 2 |
% | 28.6 | 42.9 | 21.4 | 7.1 |
Từ kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác
giả nhận thấy đa số CBQL, GV đều nhận thức tương đối tốt hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong đó, mục tiêu “ Hình thành, phát triển năng lực nhận thức hóa học” được đánh giá là quan trọng nhất với ĐTB = 3.29, mức độ đánh giá là “ Rất quan trọng”, mục tiêu “Hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học” được đánh giá là ít quan trọng so với các mục tiêu còn lại, ĐTB = 2.49, mức độ đánh giá là “ Ít quan trọng”. Như vậy, vẫn còn CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.2.2. Thực trạng nội dung dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung | SL(%) | Mức độ thực hiện | ĐTB | ĐG | Xếp thứ | ||||
Rất thường xuyên (RTX) | Thường xuyên (TX) | Thỉnh thoảng (TT) | Chưa bao giờ (CBG) | ||||||
1 | Nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu phát triển năng lực HS THPT | SL | 6 | 6 | 2 | 0 | 3.29 | RTX | 1 |
% | 42.9 | 42.9 | 14.2 | 0.0 | |||||
2 | Nội dung dạy học đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng theo nhóm năng lực HS | SL | 4 | 6 | 3 | 1 | 2.93 | TX | 2 |
% | 28.6 | 42.9 | 21.4 | 7.1 | |||||
3 | Nội dung dạy học thiết kế theo các hoạt động học tập để phát triển năng lực HS | SL | 4 | 3 | 7 | 0 | 2.79 | TX | 3 |
% | 28.6 | 21.4 | 50.0 | 0.0 |