Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ở Trung Tâm Gdnn- Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng

Nội dung HĐ DH cho người lớn tại TTGDNN - GDTX cấp huyện thực


hiện có ưu điểm nhất là “Chương trình dạy nghề ” có điểm trung bình X2.96. Thực tế, trong thời gian qua TTGDNN - GDTX cấp huyện đã chủ động và tích cực khảo sát, nắm bắt nhu cầu của người dân trên địa bàn và nhu cầu học nghề của người lao động để thực hiện công tác tuyển sinh các lớp nghề phù hợp. Song song với đào tạo văn hóa, trung tâm liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức theo các lĩnh vực, ngành nghề. Chính vì lẽ đó mà nội dung “Tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học

tập” cũng được đánh giá cao với X = 2.51.

Bên cạnh đó, nội dung “Chương trình dạy hướng nghiệp; Chương trình dạy chuyên đề chuyên sâu” chưa được đáp ứng như kỳ vọng.

Kết quả khảo sát cho thấy, HĐDH cho người lớn tại TTGDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng đã đạt được những ưu điểm về thực hiện đúng theo khung chương trình, chú trọng giáo dục nghề nghiệp cho theo nhu cầu người học. Tuy nhiên, việc thực hiện HĐDH nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng chuyên sâu về nghề nghiệp cũng như dạy học tái mù chữ chưa được chú trọng. Điều đó cũng cho thấy đặc thù HĐ DH cho người lớn tuổi đào tạo khác với bậc học phổ thông là đào tạo cho người đã có kỹ năng, độ tuổi nhất định, có ý thức nhưng các khóa đào tạo thường ngắn hạn khó có thể bổ xung cho người học những kỹ năng chuyên sâu với thời gian đào tạo dài.

2.3.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá năng lực dạy học của giáo viên ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

Năng lực dạy học của giáo viên

CBQL, GV

Học viên

Chung

X

TB

X

TB

X

TB

Năng lực thiết kế dạy học

2.84

1

2.54

1

2.69

1

Năng lực viết mục tiêu dạy học

2.02

7

2.04

5

2.03

7

Năng lực xác định hoạt động dạy học

2.44

2

2.08

2

2.26

2

Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học

2.06

6

2.07

4

2.07

6

Năng lực sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị

thực hành

2.09

5

2.31

3

2.20

3

Năng lực xử lý tình huống sư phạm

2.29

4

2.02

5

2.16

5

Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học

2.33

3

2.00

6

2.17

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng - 7


Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm


Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần đánh giá thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng ở mức độ trung bình, khá với X từ 2.00 đến 2.84, trong đó có nội dung

được đánh giá mức độ khá, có nội dung đánh giá mức độ trung bình. Cụ thể:

Nội dung thực hiện mức độ khá là:


- Năng lực thiết kế dạy học X =2.69 (Đánh giá của CB, GV có X =2.84, đánh giá của HV X =2.54) đây là yêu cầu thuộc về chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp của ĐNGV. GV có kỹ năng thiết dạy học sẽ giúp cho bài giảng được sinh

động, hấp dẫn thu hút tính tích cực của người học nhất là người lớn. Do vậy, nội dung về “Năng lực xác định hoạt động dạy học ” có X =2.26

Tuy vậy, một số mặt còn hạn chế như: Năng lực viết mục tiêu dạy học;

Năng lực sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị thực hành; Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học chưa được đánh giá cao.

Có thể thấy, vai trò của đánh giá người học rất quan trọng, việc đánh giá sẽ cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học đồng thời chỉ cho người học thấy mình đã tiếp thu điều vừa học

đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết. Giúp người học có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học viên phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế và giúp người học có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn. Tuy nhiên, thực hiện nội dung này của ĐNGV còn hạn chế.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy ĐNGV dạy học cho người lớn đã đạt được một số ưu điểm về kiến thức chuyên môn, đến phẩm chất, năng;ực tuy nhiên những mặt hạn chế còn nhiều như ít sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, năng lực đánh giá người học. Điều đó đã đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo các TTGDNN - GDTX cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho ĐNGV trong thời gian tới.

2.3.4. Thực trạng đánh giá về hình thức dạy học dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng


Hình thức dạy học

CBQL, GV

Học viên

Chung

X

TB

X

TB

X

TB

Dạy học theo lớp

2.89

1

2.54

1

2.72

1

Dạy học theo nhóm

2.24

2

2.04

2

2.14

2

Dạy học theo cá nhân

2.11

3

2.31

3

2.21

3

Hình thức khác…







Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá về thực trạng hình thức dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng



Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Hình thức tổ chức HĐDH cho người lớn tại TTGDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng được tiến hành thường xuyên là “Dạy học theo lớp” có điểm trung bình X đạt 2.89. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.24 là hình thức “Dạy học

theo nhóm”. Những hình thức ít được sử dụng nhât là “Dạy học theo cá nhân” với


X = 2.21.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các hình thức dạy học được GV TTGDNN - GDTX cấp huyện Tỉnh Cao Bằng sử dụng trong cho người lớn là dạy học theo nhóm và cả lớp. Đây chủ yếu là những hình thức dạy học truyền thống. Còn những hình thức dạy học có ưu điểm phát triển năng lực học viên như hình thức dạy học cá nhân và trải nghiệm ít được GV sử dụng. Một trong những nguyên nhân là do các trường thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm và đa số học viên trong lớp ở các độ tuổi khác nhau nên tổ chức các hình thức học tập trên khó thực hiện.

2.3.5. Thực trạng đánh giá về phương pháp dạy học ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá về đánh giá về phương pháp dạy học ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng‌

Nội dung

CBQL, GV

Học viên

Chung

X

TB

X

TB

X

TB

Phương pháp dạy học thực hành

2.22

4

2.02

4

2.12

4

Phương pháp dạy nhóm

2.53

2

2.40

1

2.47

1

Phương pháp quan sát thực tế (tham quan

học tập)

1.91

5

2.00

3

1.96

5

Phương pháp thuyết trình, đàm thoại

2.56

1

2.18

2

2.37

2

Dạy học lấy người học làm trung tâm

2.42

3

1.82

5

2.12

4


Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm


PPDH được GV được đánh giá tốt nhất là với điểm trung bình X = 2.47 là

PPDH “Phương pháp dạy học theo nhóm”, sau đó là “Phương pháp thuyết trình, đàm thoại” có điểm trung bình Xđạt 2.37. Những phương pháp như: Phương pháp quan sát thực tế (tham quan học tập), phương pháp dạy học bằng thực

hành… ít được GV sử dụng hơn.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các PPDH được GV tại TTGDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng được đánh giá thường xuyên thực hiện là PPDH đàm

thoại, giảng giải và theo nhóm. Đây chủ yếu là những PPDH truyền thống. Còn những PPDH như dạy học nêu vấn đề, thực hành, tham quan, trải nghiệm út được GV sử dụng. Tuy nhiên, đối với HV lớn tuổi thì cần sử dụng các PPDH lấy người học làm trung tâm, các phương pháp thực hành giúp người học vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Để tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề trên, chúng tôi thấy 2 nguyên nhân nổi bật là:

Một là, người học ở các Trung tâm GDNN-GDTX rất đa dạng, phong phú. Do đối tượng người học phong phú như vậy, nên nhu cầu học tập, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức, điều kiện học tập, thời gian học tập của họ cũng khác nhau. Do vậy, việc kết hợp các phương pháp trong dạy học ở trung tâm là phù hợp nhất, có như vậy mới phù hợp được với mọi đối tượng người học tại trung tâm, phù hợp với đặc trưng của xã hội học tập là hướng đến người học góp phần xây dựng xã hội học tập.

Hai là, hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì phương pháp thuyết trình chưa đáp ứng tốt. Ba là, trước yêu cầu đổi mới GD&ĐT, dạy học lấy người học làm trọng tâm, do đó hình thức dạy học tích cực đã và đang được thực hiện tốt nhất ở các trung tâm, đây cũng là yêu cầu đặt ra cho dạy học ở trung tâm theo hướng xã hội học tập. Bốn là, đối tượng người học ở trung tâm đa số là học viên lớn tuổi, chất lượng đầu vào thấp, do vậy hình thức dạy học hướng đến người học theo đổi mới giáo dục vẫn còn ở mức độ thấp.

2.3.6. Thực trạng học viên học tập ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá về học viên học tập ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng


Stt


Nội dung

Kết quả thực hiện


X


Thứ bậc

Chưa đạt

yêu cầu

Trung

bình

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Có ý thức tự giác

học tập

6

33.3

13

28.9

11

24.4

15

13.3

2.78

1

2

Chuẩn bị bài ở nhà

cẩn thận

17

26.7

10

22.2

6

13.3

12

37.8

2.29

2


3

Tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp theo yêu cầu của GV: trả lời câu hỏi, thảo luận,

hoạt động nhóm,...


19


15.6


4


8.9


15


33.3


7


42.2


2.22


4


4

Tiếp thu còn hạn chế, khả năng ghi nhớ

kiến thức chậm


27


2.2


3


6.7


14


31.1


1


60.0


1.76


6


5

Khả năng tự học qua

sách báo, truyền hình, internet


16


13.3


8


17.8


15


33.3


6


35.6


2.24


3

6

Kỹ năng tự học

19

4.4

9

20.0

15

33.3

2

42.2

2.00

5


Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Với 6 nội dung chủ yếu mà chúng tôi nêu ra trong phiếu điều tra, các ý kiến đánh giá của GV, CBQL được thể hiện ở bốn mức độ thực hiện: “Chưa đạt yêu cầu; Trung bình; Khá; Tốt”. Kết quả đánh giá về thực trạng HV học tập tại TTGDNN - GDTX với điểm trung bình từ 1.76 đến 2.78 (Mức độ TB, khá). Cụ thể kết quả như sau:

Nội dung được giáo viên sử dụng nhiều nhất là “Có ý thức tự giác học tập” có điểm trung bình X = 2.78. Điều này thể hiện rõ, đặc điểm học tập của người lớn. Thực tế cho thấy, học tập của người lớn có tính mục đích rõ ràng, cụ thể và có

tính thực dụng cao. Người lớn học cho ngày hôm nay, chứ không phải cho ngày

mai. Họ muốn học tập những nội dung kiến thức có thể vận dụng ngay được vào thực tế cuộc sống, lao động sản xuất. Người lớn chỉ có nhu cầu và điều kiện học những cái thiết thực và hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Mọi sự ép buộc, áp đặt hay mọi biện pháp hành chính đều không có tác dụng. Hoặc là người lớn sẽ từ chối không đi học hoặc họ sẽ thờ ơ, thụ động ở trên lớp. Người lớn chỉ thực sự tham gia học tập khi nào họ thấy cần.

Xếp thứ 2 với điểm trung bình X= 2.29 là tiêu chí “Chuẩn bị bài ở nhà cẩn thận”. Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: Tiếp thu còn hạn chế, khả năng ghi nhớ kiến thức chậm; Kỹ năng tự học còn nhiều hạn chế. Đây cũng là điều thường thấy trong hoạt động học tập của người lớn. Bởi đặc trưng đọ tuổi của học sinh còn nhỏ, ngoài việc học không phải lo những công việc khác. Người lớn thường mệt mỏi và tư tưởng dễ bị phân tán. Trẻ em hoàn toàn tập trung vào việc học, còn người lớn vừa học, vừa làm, vừa lo công việc gia đình, con cái,... Vì vậy, khi hướng dẫn người lớn học, GV cần phải chú ý tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái: Học-vui; vui-học. Bên cạnh đó, là những người đã lớn tuổi, ít được học hành hoặc đã bỏ học lâu, người lớn thường có những hạn chế nhất định về khả năng nhận thức. Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ,... của người lớn nhìn chung bị giảm sút. Những người có trình độ văn hoá hạn chế, bỏ học lâu, sớm bước vào lao động sản xuất, năng lực giải quyết vấn đề có tính chất lí luận hạn chế. Tư duy của người lớn ở cộng đồng chủ yếu được hình thành qua lao động sản xuất và cuộc sống, phát triển không toàn diện, thiếu cân đối. Họ không quen tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm. Họ thiên về tư duy bằng hành động - trực quan, cụ thể.

Kết quả khảo sát cho thấy: hoạt động học của HV ở tại TTGDNN - GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số ưu điểm nhất định về ý thức, động cơ học tập cao. Tuy nhiên, có những rào cản về mặt độ tuổi, kỹ năng ảnh hưởng đến hoạt động lĩnh hội kiến thức của học viên theo học. Do đó, lãnh đạo các để

nâng cao hiệu quả học tập tiếng Anh của học viên có thể tích hợp, lồng ghép các TTGDNN - GDTX cần thiết kế, xây dựng chương trình môn học, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học sát với nhu cầu người học.

2.3.7. Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng‌


Stt


Cơ sở vật chất

Kết quả thực hiện


X


Thứ bậc

Chưa đạt

yêu cầu

Trung bình

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Có đầy đủ phòng học, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy học cho

người lớn


8


33.3


8


17.8


14


31.1


15


17.8


2.80


1


2

Bao gồm vật liệu, mẫu vật, mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, sách báo, tài liệu… các trang thiết bị

phục vụ dạy học


18


0.0


9


20.0


18


40.0


0


40.0


2.00


4

3

Đội ngũ giáo viên có kinh

nghiệm, chuyên môn

17

17.8

6

13.3

14

31.1

8

37.8

2.29

2

4

Chương trình dạy và

học, nguồn học liệu

21

8.9

4

8.9

16

35.6

4

46.7

2.07

3

5

Kinh phí tài chính

20

8.9

13

28.9

8

17.8

4

44.4

1.91

5


Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Kết quả điều tra cho thấy Có đầy đủ phòng học, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy học cho người lớn với điểm trung bình là 2.80. Phòng học ở các TTGDNN - GDTX về cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn về số bàn ghế, hệ thống chiếu sáng,… Sau đó là yếu tố:

Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn cũng là yếu tố được đảm bảo. Hiện nay, đội ngũ CB, GV, CNV (người dạy) của các trung tâm hầu hết có

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí