Thực Trạng Công Tác Quản Lý Việc Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Các Môn Khxh

Bảng 2.16. Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn KHXH


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Triển khai về tính cấp thiết yêu cầu cần phải đổi mới PPDH để phù hợp chương

trình, SGK mới.


93.8


6.2


-


73.2


23.7


3.1


-


2

Tổ chức cho CBGV tham gia chuyên đề về đổi mới PPDH do Phòng GD&ĐT tổ

chức hàng năm.


100


-


-


93,0


7.0


-


-


3

Tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận về đổi mới PPDH cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy mẫu rút kinh nghiệm

trong tổ chuyên môn.


73.5


26.5


-


50.5


35.2


14.3


-


4

Tổ chức xem băng hình, cấp sách, tài liệu, cập nhật trên mạng về đổi mới PPDH, sử dụng có hiệu quả CNTT vào

dạy học.


23.5


33.5


43,0


23.5


25,0


3,01


20.5


5

Thực hiện đổi mới cách thi, kiểm tra đánh giá HS, đổi mới cách ra đề thi có hiệu quả. Bồi dưỡng phương

pháp tự học cho HS.


88.2


11.8


-


72.9


12.5


12.4


2.7


6

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi

mới PPDH.


64.2


31.3


4.5


36.6


28.4


18


17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 9

Qua phân tích, đánh giá thực trạng ở trên, để quản lý tốt và có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, Địa lý ở các trường THCS Thị xã Từ Sơn thì vấn đề trước mắt và lâu dài là cần tạo được sự

chuyển biến trong nhận thức của mỗi GV về thực hiện đổi mới PPDH; gắn việc đổi mới phương pháp giảng dạy với kiểm tra năng lực ra đề, kiểm tra đánh giá HS, hướng hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.

2.4.5. Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn

Bảng 2.17. Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không thực hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo tuần, tháng,

năm, tránh nặng về tính chất hành chính.


94.5


5.5


-


80


12.5


7.5


-

2

Tham gia hoạt động đóng góp

ý kiến với tổ chuyên môn.


79.7


20.3

-


69


24.5


6.5

-


3

Yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo; thường xuyên kiểm

tra hoạt động của tổ chuyên môn.


89


11


-


79.5


15


5.5


-

4

Đánh giá hoạt động của

tổ chuyên môn

93

7

-

81

13.5

5.5

-

Kết quả điều tra ở bảng 2.17 cho thấy đa số CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo tuần, tháng, năm. (94.5%) ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên và 80% số ý kiến cho rằng kết quả thực hiện tốt. Qua điều tra cho thấy, CBQL tham gia sinh hoạt đóng góp ý kiến với tổ chuyên môn (79.7%) đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn; đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Vì thế, kết quả thực hiện được đánh giá tương đối tốt (89%, 93%). Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL ít tham gia sinh hoạt và chưa có những góp ý thiết thực với các tổ chuyên môn, thể hiện ở 11% số ý kiến cho rằng CBQL chưa thực hiện thường xuyên việc đóng góp ý kiến với tổ chuyên môn và 5.5% kết quả thực hiện ở mức trung bình. Do vậy, chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên

môn chưa cao, còn nặng về tính chất hành chính, chưa phát huy hết tác dụng chuyên môn của sinh hoạt tổ.

2.4.6. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy các môn KHXH

Muốn có chất lượng giáo dục thì chất lượng đội ngũ nhà giáo phải tốt, đây được coi là một trong những nhân tố quan trọng của công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, các hiệu trưởng cần phải chăm lo đến công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV, qua điều tra các trường THCS Thị xã Từ Sơn có kết quả như sau:

Bảng 2.18. Thực trạng việc quản lý công tác bồi dưỡng GV dạy các môn KHXH



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV cho từng nội dung

chương trình, giai đoạn.


78.5


21.5


-


65


30


5.0


-


2

Tổ chức cho CBQL, GV quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.


82.5


17.5


-


45.5


46.3


8.2


-


3

Thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và nghiên cứu tài liệu của các

chuyên đề.


87,8


22,2


-


40.5


42.5


7,0


-


4

Bồi dưỡng GV qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ rút kinh nghiệm, ngoại khoá các chuyên đề về

chuyên môn.


78.2


21.8


-


69.5


21.5


9.0


-


5

Tăng cường quán triệt và tạo điều kiện cho GV tự học, tự đào tạo và cho đi đào tạo sau đại học. Tham gia học các chuyên đề

chuyên môn ngắn hạn.


58


36


6.0


49.5


40.5


10


-


6

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng GV. Đặc biệt kiểm tra công tác sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi

mới PPDH.


54.3


45.6


-


44.5


30.6


16.3


8.6

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý thì việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Thế nên, hiệu trưởng các trường THCS Thị xã Từ Sơn nhận thức sâu sắc và đầy đủ công tác bồi dưỡng giáo viên nên thường xuyên xây dựng kế hoạch cho công tác này, tuy nhiên do điều kiện ngân sách và tình hình giáo viên nên công tác này vẫn còn hạn chế và có 5.0% đánh giá thực hiện ở mức trung bình. CBQL các trường chưa quan tâm các khâu thường xuyên kiểm tra đánh giá, ở các nội dung 4, 5, 6 kết quả thực hiện qua các phiếu xin ý kiến vẫn còn nhiều phiếu phần trăm trung bình, tuy nhiên ở giải pháp 6 có 8.6% yếu. ở nội dung 4, sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong những biện pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV vẫn còn 9.0% các ý kiến đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình; chứng tỏ các nhà quản lý trong công tác chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ chưa thực sự chú trọng đến chuyên môn.

Trong công tác bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức kết quả điều tra cho thấy vẫn còn 7% các ý kiến cho rằng kết quả thực hiện còn ở mức trung bình. Chứng tỏ Hiệu trưởng các trường đã làm chuyển biến tích cực nhận thức của GV về công tác bồi dưỡng GV, cho nên đa số GV đã ý thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi GV.

Như vậy, quản lý công tác bồi dưỡng GV của Hiệu trưởng các trường THCS Thị xã Từ Sơn đã được coi trọng và đầu tư đúng mức. Các đồng chí hiệu trưởng đã chủ động, sáng tạo trong quản lý công tác này; phương thức bồi dưỡng giáo viên tại đơn vị khá linh hoạt, đã tạo ra được bước chuyển biến về nhận thức của GV về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nên hiệu quả đạt khá. Công tác kiểm tra đánh giá khá thường xuyên, có tác dụng tích cực làm chuyển biến đối với mục tiêu đề ra.

2.4.7. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Không thực

hiện


Tốt


Khá


TB


Yếu


1

Chỉ đạo, quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế coi thi, chấm thi

định kỳ


89.5


10.5


-


73


19.5


7.5


-


2

Đổi mới hình thức coi thi,

chấm thi và tổ chức giám sát thi định kỳ, học kỳ


83.3


16.7


-


78.5


11


10.5


-

3

Kiểm tra việc chấm bài thi

định kỳ, học kỳ của giáo viên

67.5

22

10.5

40

48

9.5

2.5

4

Phân tích kết quả học tập

của học sinh

76.8

23.2

-

65.5

25.5

9.0


-

Thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông phải đi cùng với việc đổi mới PPDH, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quản lý tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử, Địa lý của học sinh sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế coi thi, chấm thi thường xuyên, định kỳ, học kỳ thể hiện ở 79.5% số ý kiến cho rằng CBQL thực hiện thường xuyên và 73% đánh giá kết

quả thực hiện tốt. Trên thực tế quản lý trường học và qua điều tra, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm thực hiện tốt nội dung này, thể hiện ở 20.5% số ý kiến đánh giá CBQL không thường xuyên thực hiện và 7.5% đánh giá kết quả ở mức trung bình.

Ngoài ra, các trường THCS cũng rất chú trọng đến khâu tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, cùng với sự đổi mới về PPDH, việc học và tự học của HS thì yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử, Địa lý của học sinh là rất cần thiết. Hình thức kiểm tra, đánh giá chi phối rất lớn tới hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý. Vì vậy, việc quan tâm đổi mới PPDH không thể thực hiện tốt khi hoạt động kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới.

Điều tra công tác tổ chức kiểm tra việc chấm bài thi định kỳ của GV và phân tích kết quả học tập môn Lịch sử, Địa lý của học sinh cho thấy, kết quả thực hiện hai nội dung này chưa thật hiệu quả. Đây là hai nội dung có vai trò quan trọng nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV dạy môn Lịch sử, Địa lý trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thực hiện tốt nội dung này thì mới đảm bảo sự công bằng, chính xác, khách quan trong đánh giá học sinh.

2.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở các trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

2.5.1. Những ưu điểm

- Đội ngũ CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục, việc đổi mới PPDH môn Lịch sử, Địa lý xây dựng được nền nếp thi đua dạy tốt, học tốt; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.

- Chất lượng đội ngũ GV dạy môn Lịch sử, Địa lý và đội ngũ CBQL ngày càng được đào tạo theo hướng tích cực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối

sống, trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng ngày càng tốt hơn việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- CSVC, TBDH ngày càng được quan tâm đầu tư từ các cấp chính quyền theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học.

- Qua các bảng thống kê cho thấy tỷ lệ thực hiện tốt các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, Địa lý chiếm số lượng phần trăm tương đối cao. Điều đó thể hiện trong công tác quản lý giáo dục của các Hiệu trưởng đã có nhiều đổi mới.

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế

- Đội ngũ CBQL chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý; phần lớn làm theo kiểu kinh nghiệm cá nhân, ít sáng tạo do đó hiệu quả trong hoạt động dạy học môn Lịch sử còn thấp.

- Xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu phấn đấu nhưng giải pháp đưa ra thực hiện kém tính khả thi; vì khâu kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên. Trong chuyên môn dạy học môn Lịch sử và Địa lý chưa có các giải pháp thích ứng, sáng tạo làm chuyển biến chất lượng chuyên môn trong đội ngũ GV.

- Công tác QL việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, quản lý việc học và tự học của HS, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đôi lúc còn lỏng lẻo, nặng về hình thức. Chưa đổi mới hoặc đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều lúng túng; chưa đánh giá đúng thực chất các kết quả hoạt động giảng dạy của môn Lịch sử, Địa lý; đồng thời chưa kịp điều chỉnh uốn nắn những mặt còn hạn chế trong công tác QL.

- Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS còn thiếu tính chính xác, công tác quản lý thiết bị thiếu chặt chẽ; việc quản lý đổi mới trong dạy học môn Lịch sử, Địa lý sử còn nhiều hạn chế mang tính phổ biến, trình độ tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học của GV 3 môn này

còn yếu, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và quản lý điều hành. CSVC tuy đã được tăng cường bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được với quy mô, sự đổi mới, hội nhập trong GD.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

a) Nguyên nhân chủ quan:

- Một số CBQL chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý trong nhiệm vụ quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Trình độ, năng lực quản lý còn thiếu tầm chiến lược, chưa coi trọng công tác dự báo. Trong công tác chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK và đổi mới PPDH còn nhiều lúng túng dẫn đến hiệu chưa cao, chưa phát huy được hết tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, Địa lý. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo chu kỳ còn buông lỏng.

- Vẫn còn CBQL và GV chưa nhận thức được rằng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không chỉ là sự thay đổi về nội dung chương trình, PPDH, mà cơ bản là sự đổi mới về mục tiêu giáo dục.

- Một số cán bộ quản lý chưa làm tốt các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm) trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý chưa phối hợp các nhóm phương pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý các bộ môn này.

b) Nguyên nhân khách quan:

- Một số GV Lịch sử, Địa lý tuổi đời còn trẻ, song chưa thực sự tự học, tự đào tạo, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên thiếu tích cực, hiệu quả không cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng trong cơ chế đổi mới chương trình GDPT và phương pháp đổi mới của bộ môn.

- Nguồn lực tài chính dành cho xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học còn ít và bất cập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023