đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ góp phần khai thông, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS Thị xã Từ Sơn hiện nay đối với hoạt động dạy học các môn KHXH. Tuy nhiên, người quản lý phải biết dựa vào đặc điểm, mục tiêu của môn học, điều kiện cụ thể của địa phương, của từng nhà trường để tham khảo và tìm ra những biện pháp bổ ích, sát thực trong quá trình quản lý để đưa hoạt động dạy học các môn KHXH của từng nhà trường ngày càng có chất lượng và đi vào chiều sâu.
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
Qua việc đi thực tế kiểm tra, nghiên cứu các trường THCS trên địa bàn thị xã, tác giả đã xây dựng phiếu xin ý kiến của 12 đồng chí là Hiệu trưởng, 14 Phó hiệu trưởng và 44 đồng chí là Tổ trưởng Tổ xã hội và giáo viên dạy Lịch sử, Địa lý ở 14 trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh để thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Mức độ | Thứ bậc | |||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | ||
1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của các môn KHXH. | 98,6% | 1,4% | 0% | 1 |
2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn KHXH. | 94,2% | 5,8% | 0% | 3 |
3. Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn. | 97,1% | 2,9% | 0% | 2 |
4. Đẩy mạnh việc quản lý việc học và tự học các môn KHXH của học sinh THCS. | 87,1% | 12,9% | 0% | 5 |
5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH của HS. | 92,8% | 7,2% | 0% | 4 |
6. Tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHXH. | 81,4% | 18,6% | 0% | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Việc Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Các Môn Khxh
- Nguyên Tắc Bảo Đảm Tính Toàn Diện Và Hệ Thống
- Điều Kiện Cần Thiết Để Thực Hiện Biện Pháp
- Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 13
- Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Mức độ | Thứ bậc | |||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | ||
1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của các môn KHXH. | 98,6% | 1,4% | 0% | 1 |
2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn KHXH. | 91,4% | 8,6% | 0% | 3 |
3. Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn. | 92,8% | 7,2% | 0% | 2 |
4. Đẩy mạnh việc quản lý việc học và tự học các môn KHXH của học sinh THCS. | 88,5% | 11,5% | 0% | 4 |
5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH của HS. | 85,7% | 14,3% | 0% | 5 |
6. Tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHXH. | 84,3% | 15,7% | 0% | 6 |
Qua điều tra 70 người được hỏi ý kiến, đa số đều cho rằng 6 biện pháp tác giả đã đề xuất đều rất cần thiết và mang tính khả thi cao trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý ở các trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trong số các biện pháp đã đề xuất, giải pháp 1 và 3 là hai biện pháp quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học môn Lích sử, Địa lý. Nếu làm tốt, nó sẽ là cơ sở, nền tảng cho các giải pháp khác làm tốt hơn. Còn biện pháp 2, 4 và 5 là các biện pháp có tính đòn bẩy, thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Lịch sử, Địa lý.
Biện pháp 6 là các biện pháp nhằm tăng cường, kích thích sự say mê tìm tòi, nghiên cứu của người dạy, kích thích sự hứng thú của người học.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và đề xuất 6 biện pháp quản lý. Từ đó, xác định mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Các biện pháp được đề xuất đều hướng tới phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng thuận lợi và vượt qua khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học các môn KHXH nói riêng. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó giải pháp này là tiền đề, điều kiện, là động lực để thực hiện tốt các giải pháp kia và ngược lại. Tuy nhiên, muốn các biện pháp được áp dụng vào thực tiễn có kết quả tốt thì còn phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện các biện pháp của người cán bộ quản lý từng nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản như: quản lý, hoạt động học tập, hoạt động học tập các môn KHXH, quản lý hoạt động học tập các môn KHXH..... Luận văn đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào quá trình nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS. Chính những lý luận này đã định hướng cho chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp.
1.2. Luận văn đã khái quát một số nét cơ bản về tình hình giáo dục của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tổ chức nghiên cứu thực trạng qua hai nội dung cơ bản là: Thực trạng hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS và thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS.
1.3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH của CBQL các trường THCS Thị xã Từ Sơn như sau:
- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS trong công tác quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH.
- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn KHXH theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
- Đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn
- Đẩy mạnh quản lý việc học và tự học các môn KHXH của học sinh THCS.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH của HS
- Tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học các môn KHXH.
Các biện pháp trên đây đã được áp dụng tại các trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và thu được kết quả tốt. Đồng thời tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, lấy ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi từ đội ngũ cán bộ quản lý, GV các môn KHXH các trường THCS Thị xã Từ Sơn. Kết quả thu được đều đánh giá các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cần xây dựng kế hoạch hàng năm chủ động làm tốt công tác bồi dưỡng GV các môn KHXH về cả 2 mặt chuyên môn và nghiệp vụ một cách hiệu quả, đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; bồi dưỡng khai thác các nguồn tư liệu mở, cách sử dụng thiết bị dạy học. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện hàng năm.
- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch xây dựng phòng học bộ môn và trang bị thêm thiết bị dạy học hiện đại.
- Giao quyền chủ động về kinh phí mua sắm thêm thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về chất lượng mua sắm sản phẩm.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Quan tâm và ủng hộ đầu tư các nguồn vốn đầu tư của địa phương phối hợp với các nguồn vốn của Tỉnh, đầu tư đẩy mạnh kiên cố hoá trường học, đẩy nhanh việc xây dựng phòng học bộ môn cũng như cơ sở vật chất của các trường THCS Thị xã Từ Sơn để các trường có điều kiện xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
2.3. Đối với CBQL, GV giảng dạy ở các trường THCS
- CBQL các nhà trường phải tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, phối kết hợp có hiệu quả các phương pháp quản lý, áp dụng tích cực một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KHXH với tinh thần chủ động, linh hoạt. Tập trung phát huy sức mạnh từ trong nội lực nhà trường, địa phương, phụ huynh,
năng lực trí tuệ của đội ngũ Cán bộ quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào công tác quản lý.
- Tập trung quản lý tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV, đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy trí tuệ, xây dựng khối đoàn kết, nhất trí trong hội đồng giáo dục nhà trường, coi đây là khâu then chốt để làm chuyển biến chất lượng giáo dục.
- Tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư và đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn; đồng thời cần xây dựng cơ chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội, các bậc phụ huynh học sinh nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
- GV giảng dạy các môn KHXH cần có ý thức tránh nhiệm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của HS trong quá trình học tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aphanaxép (1979), Con người trong hệ thống quản lý xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
[6]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Phạm Minh Hạc (2010), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Kế Hào (1992), Học sinh tiểu học và dạy nghề ở bậc tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[10]. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11]. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[12]. Bùi Thị Tuyết Hồng (2004), “Tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông chuyên”, Tạp chí Giáo dục, số 80.
[13]. Nguyễn Tiến Hùng (2004), “Một số kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý giáo dục phổ thông”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 12.
[14]. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học”,
Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 17.
[15]. Đặng Thành Hưng (1995), Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[16]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[17]. Joe Landsberger (2010), Học tập cũng cần có chiến lược, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.
[18]. Phan Văn Kha (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.
[19]. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
[20]. Trần Kiểm (2002), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường CBQLGD, Hà Nội.
[22]. Trần Thị Quỳnh Loan (2013), “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Giáo dục, số 95.
[23]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B98-53-11.
[24]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên 2004), Một số vấn đề giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Đổi mới phương pháp dạy và học theo mục tiêu: Một giải pháp đưa chất lượng giáo dục và đào tạo đạt chuẩn”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[26]. Nguyễn Lộc (2009), Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược trong giáo dục, Nxb Giáo dục.
[27]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.