Những Khó Khăn Của Tổ Chuyên Môn Trong Việc Đánh Giá Gv Theo Chuẩn

mục tiêu do bản thân cũng như do yêu cầu của bậc học đặt ra với họ. Phần lớn GV cho rằng việc đánh giá là của các cấp quản lý họ, như: Tổ chuyên môn, ban giám hiệu, Phòng.

Tỷ lệ GV được khảo sát cho rằng họ không có nhu cầu tự đánh giá là 614%. Mục đích thiết thực của việc tự đánh giá là giúp GV phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế. Song thực tế cho thấy, kết quả đánh giá GV hằng năm hầu như chỉ để làm cơ sở cho công tác thi đua, khen thưởng; chưa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi còn gây nên sự mất đoàn kết. Chúng ta cần phải phấn đấu để GV muốn được tự đánh giá, với mục đích thu nhận phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện nghề nghiệp, phấn đấu đạt thành tích cao trong chuyên môn, để từ đó có quyền lợi (quyền được làm việc, được nâng lương, được thăng tiến, được tôn vinh...). Muốn vậy việc đánh giá GV qua đánh giá chất lượng học sinh là biện pháp có thể khắc phục được tình trạng ngại đánh giá của GV, từ đó họ muốn được đóng góp để hoàn thiện mình. Mặt khác, cũng cần hình thành “văn hóa làm theo Chuẩn”, mong muốn sống và làm việc theo chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề.

Những khó khăn khác của GV trong việc tự đánh giá là bởi những tiêu chuẩn, tiêu chí và mức điểm do Chuẩn qui định. 42.7% GV thấy gặp khó khăn trong việc tự đánh giá điểm ở một số tiêu chí. Đặc biệt là những tiêu chuẩn thể hiện phẩm chất của GV, đó là những yêu cầu mang tính định tính, không phải định lượng và hầu như GV không tìm được nguồn minh chứng phù hợp. Một vướng mắc khác đối với GV là có những tiêu chí trong Chuẩn GV không có cơ hội thể hiện. Ví dụ như việc thực hiện tiêu chí 23 họ khó có cơ hội đạt 4 điểm với yêu cầu "biết tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào việc phát triển nhà trường, địa phương và xây dựng xã hội học tập", vì họ cho rằng ít có cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với nhân dân địa phương hoặc có thì với CMHS ở lớp mình phụ trách, do vậy tiêu chí này họ khó có thể đạt điểm tối đa, hoặc với tiêu

chí 14 "Quản lý hồ sơ dạy học" cũng khó đạt mức điểm tối đa 4 điểm (với yêu cầu có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học) với một số giáo viên đặc biệt là với những GV lớn tuổi với tâm lý ngại thay đổi và ngại tiếp thu những thao tác phức tạp ở máy tính. Ngoài ra theo họ, nếu là đánh giá lao động, thi đua hằng năm thì có thể quy định việc làm khác thay thế. Ví dụ như nếu GV không đủ giờ dạy theo Chuẩn thì có thể thay thế bằng kết quả nghiên cứu khoa học, các tài liệu biên soạn được, các sáng kiến kinh nghiệm... Còn Chuẩn là đánh giá năng lực nghề nghiệp, khả năng tác nghiệp nên không thể thay thế được. Vì vậy, nếu muốn đo thì phải tạo ra tình huống, hiện trường để GV có cơ hội bộc lộ những năng lực đó.

2.3.4.2. Những khó khăn của tổ chuyên môn trong việc đánh giá GV theo Chuẩn

Để tìm hiểu về những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 10 tổ trưởng chuyên môn các trường. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.12: Những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV theo Chuẩn‌

TT

Khó khăn

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Thứ

bậc

1

Tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp công khai

7

70

1

2

Không đủ nguồn minh chứng ở một số tiêu chí

5

50

2

3

Lúng túng trong việc đánh giá

4

40

3

4

Mâu thuẫn với việc tự đánh giá của GV

3

30

4

5

Sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của tổ

2

20

5

6

Ý kiến khác ……………………




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 8

Bảng trên cho thấy khó khăn chủ yếu của tổ chuyên môn khi đánh giá GV theo Chuẩn là tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp một cách công khai

(chiếm 70%). Thực tế cho thấy, khi áp dụng các hình thức đánh giá khác hằng năm, các tổ chuyên môn đều gặp phải khó khăn này. GV quen với việc đánh giá một cách chung chung mà không cần tới việc đưa ra những minh chứng cụ thể. Mặt khác, do phạm vi đánh giá trong một tổ chuyên môn, nơi mà các GV hằng ngày công tác, sinh hoạt chuyên môn cùng nhau, vì vậy họ không muốn những đánh giá, nhận xét trực tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của những thành viên trong tổ. Thay vào đó, phương pháp bỏ phiếu kín truyền thống khiến họ cảm thấy có tâm lý thoải mái hơn trong nhận xét, đánh giá đồng nghiệp.

Việc áp dụng Chuẩn được hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 660/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, khi được triển khai trong các nhà trường nhiều tổ chuyên môn còn gặp một số lúng túng trong việc đánh giá GV và giải quyết những mâu thuẫn giữa việc tự đánh giá của GV và cách đánh giá của tổ chuyên môn. Hơn nữa, khi áp dụng Chuẩn đòi hỏi sự hiểu biết về các tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, 50% tổ trưởng chuyên môn được hỏi lại gặp khó khăn vì không có đủ nguồn minh chứng khi đánh giá GV dựa trên một tiêu chuẩn hay tiêu chí nào đó. Bên cạnh những khó khăn cơ bản trên, một số ít tổ trưởng chuyên môn (20%) lo ngại rằng việc đánh giá GV sẽ ảnh hưởng tới thành tích chung của tổ, vì vậy họ thấy đó cũng là khó khăn trong việc đánh giá GV trong tổ.

2.3.4.3. Những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV

Trong thực tế quản lý ở trường THCS, Hiệu trưởng gặp không ít những khó khăn, để biết được những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc triển khai và áp dụng Chuẩn, tôi đã nêu câu hỏi trưng cầu ý kiến của 20 hiệu trưởng các trường và 5 CBQL Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên.

Mỗi khó khăn chúng tôi đưa ra 3 mức độ và đề nghị CBQL lựa chọn 1 trong 3 mức độ đó:

Mức độ 1: Thường xuyên gặp (cho 3 điểm); mức độ 2: Đôi khi gặp (cho 2 điểm); mức độ 3: Ít khi gặp (cho 1 điểm). Như vậy điểm càng cao thì mức độ


khó khăn càng lớn, xét theo điểm trung bình thì X ≥ 2,5 là thường xuyên gặp khó khăn, 1,5 ≤ X ≤ 2,5 là đôi khi gặp khó khăn, X < 1,5 là ít khi gặp khó khăn. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13: Những khó khăn đối với HT trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV‌


TT


Những khó khăn

TX

gặp

ĐK

gặp

Ít khi

gặp


X

Thứ bậc


1

Khó khăn trong việc đi sâu đi sát nắm vững

phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng ứng xử của từng GV


0


18


7


43


1.72


6

2

Khó khăn trong việc giúp đỡ GV phân tích

chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học.

12

10

3

59

2.36

3

3

Khó khăn trong việc giúp GV tự đánh giá, tự

học và tự rèn luyện

10

10

5

55

2.2

5

4

Khó khăn trong việc giúp đỡ GV có kỹ năng tổ

chức các hoạt động giáo dục.

0

18

7

43

1.72

6

5

Khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí để GV phát

huy được hết khả năng nhằm đáp ứng Chuẩn

0

18

7

43

1.72

6

6

Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể

về đào tạo bồi dưỡng GV nhằm đáp ứng Chuẩn.

11

10

4

57

2.28

4

7

Khó khăn trong việc động viên khích lệ và tạo

điều kiện để GV thực hiện KH đào tạo bồi dưỡng.

0

16

9

41

1.64

11

8

Khó khăn trong việc kiểm tra đánh giá GV theo

kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

4

14

11

39

1.56

12


9

Khó khăn trong việc thực hiện chế độ chính

sách, chế độ ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của mỗi CBGV


15


7


3


62


2.48


1


10

Khó khăn trong việc phối kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của chi bộ

Đảng trong việc xây dựng đội ngũ GV


14


8


3


61


2.41


2

11

Khó khăn trong việc tham mưu với cấp trên

0

18

7

43

1.72

6

12

Khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết

những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

0

17

8

42

1.68

10

Điểm TB chung





1.96


Qua kết quả ở bảng khảo sát cho thấy:

Khó khăn thứ nhất là việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi cán bộ GV. Đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ cao nhất với điểm trung bình X = 2.48 xếp bậc 1 (điểm trung bình cao hơn nhiều so với điểm trung bình chung X = 1.96). Bởi lẽ, trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và lượng thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi người GV phải không ngừng học tập, nghiên cứu, bổ sung. Đó là những thách thức

đối với GV. Hơn nữa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nội dung kiến thức môn học làm cho mỗi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ. Tuy nhiên, GV chưa được hưởng những chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Tiền lương của đa số GV vẫn chưa đủ để đảm bảo và trang trải cuộc sống và đầu tư cho công tác giảng dạy, nhất là đối với GV trẻ có bậc lương theo qui định còn rất thấp.

Khó khăn thứ hai là khó khăn trong việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong việc xây dựng đội ngũ GV. Chất lượng, tính đồng bộ và cơ cấu của đội ngũ GV là nhân tố ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng Chuẩn của mỗi GV. Kết quả đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ 56%, đôi khi gặp chiếm tỷ

32%, điểm trung bình chung X = 2.41 - xếp bậc 2. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng bởi vì các cấp chỉ đạo chỉ có thể tác động tích cực đến việc bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo ngành dọc, còn các tổ chức ngoài nhà trường như Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể... thì ít có vai trò và nếu có tác động thì cũng kém hiệu quả.

Ngoài ra còn một số khó khăn khác thể hiện ở mức độ thấp hơn nhưng phản ánh đúng thực tế hoạt động quản lý về các biện pháp triển khai và áp dụng Chuẩn để đánh giá GV của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Quảng Yên.

Trong đó phải kể đến khó khăn trong việc giúp đỡ GV phân tích chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học, đào tạo, bồi dưỡng GV bởi vì quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV phải đi kèm với việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu đãi cho GV, mà việc này Hiệu trưởng các nhà trường lại không có toàn quyền để quyết định.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn, phải căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn đánh giá GV THCS thực hiện theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, căn cứ vào điều kiện cụ thể của các nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch một cách khoa học và có chất lượng. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát 95 khách thể là CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn của các trường THCS thị xã Quảng Yên‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo

chuẩn cụ thể, khả thi cho từng năm học

33

34.7

40

42.1

22

23.2

2

Chỉ ra được quy trình đánh giá

22

23.2

50

52.6

23

24.2

3

Dự kiến các nguồn lực cần thiết để thực

hiện công tác đánh giá

30

31.6

48

50.5

17

17.9

4

Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu

và kết thúc các công việc, nhiệm vụ.

22

23.2

50

52.6

23

24.2

5

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

20

21

47

49.5

28

29.5

Kết quả khảo sát cho thấy: Việc lập kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn của các trường THCS thị xã Quảng Yên quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên mức độ thường xuyên thực hiện kế hoạch không cao, cao nhất 34.7% cho rằng các nhà trường đã xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo chuẩn cụ thể, khả thi cho từng năm học, nhưng với cùng nội dung này còn 23.2% khách thể cho rằng các nhà trường chưa thực hiện, từ việc xây dựng kế hoạch chưa thường xuyên dẫn tới việc chỉ ra quy trình đánh giá, xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ. của kế hoạch cũng không cao với 23.2% ý kiến đánh giá đã thực hiện thường xuyên, còn tới 24.2% ý kiến cho rằng CBQL các nhà trường chưa thực hiện các nội dung này. Đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, vì vậy chất lượng đánh giá chưa cao.

Điều này đặt ra cho CBQL các trường THCS thị xã Quảng Yên trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch cho việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực của CBGV nói chung và chất lượng giáo dục của các nhà trường nói riêng.

2.4.2. Thực trạng tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.15: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp‌


TT


Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

CBG

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thành lập Hội đồng đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn

85

89.5

10

10.5

0

0

2

Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên

môn, cá nhân GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá và tự đánh giá


60


63.2


35


36.8


0


0

3

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa BGH, TCM, GV và

các lực lượng khác trong nhà trường


50


52.6


45


47.4


0


0

4

Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch

52

54.7

43

45.3

0

0

5

Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở

50

52.6

45

47.4

0

0

6

Bồi dưỡng nâng cao ý thức tự giác đánh giá của giáo

viên theo Chuẩn


25


26.3


70


73.7


0


0

7

Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác

40

42.1

55

57.9

0

0

Kết quả khả sát cho thấy: Tất cả các nội dung của kế hoạch đều được thực hiện, tuy nhiên được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao. Được thực hiện thường xuyên nhất là nội dung Thành lập Hội đồng đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, được 89.5% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên, thứ hai là nội dung Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá và tự đánh giá, được 63.2% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường đã thực hiện thường xuyên. Còn lại các nội dung khác đều làm chưa thường xuyên ở mức cao, cao nhất là nội dung bồi dưỡng nâng cao ý thức tự giác đánh giá của GV theo Chuẩn (73.7%), Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác với (57.9%), có cơ chế phối hợp cụ thể giữa BHG, TCM, GV và các lực lượng khác trong nhà trường (47.4%). Không có nội dung nào được cho là không làm.

Phỏng vấn sâu cô giáo Trần Hồng C, Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn, trường THCS Lê Quý Đôn cho rằng: “Hằng năm, chúng tôi đều tiến hành đánh giá,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí