Kế Hoạch Hóa Hoạt Dộng Đánh Giá Xếp Loại Giáo Viên Theo Chuẩn

nghề nghiệp. Giúp GV tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ GV để học tập, bồi dưỡng vươn lên theo các yêu cầu của Chuẩn.

Chuẩn nghề nghiệp GV làm căn cứ để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, làm căn cứ để bồi dưỡng GV tại các trường sư phạm cũng như các cơ sở đào tạo GV khác.

Chuẩn nghề nghiệp GV giúp cho các cơ quan QLGD làm căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ cho GV.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

* Tổ chức cho cán bộ, GV và nhân viên trong các trường học tập nghiên cứu về Chuẩn:

- Hiểu được tác dụng của Chuẩn.

- Biết được quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

- Xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện và bồi dưỡng để phát triển theo Chuẩn.

- Xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo Chuẩn cho chính bản thân.

* Giúp GV hiểu được bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Giúp GV hiểu được việc đánh giá theo Chuẩn thực chất chính là đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV. Năng lực nghề nghiệp của GV được thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm của họ. Kỹ năng sư phạm là sự tổ hợp các thuộc tính độc đáo của một cá nhân phù hợp với các yêu cầu của hoạt động GD, đảm bảo cho hoạt động GD đạt hiệu quả.

- Giúp GV hiểu được Chuẩn là tổ hợp các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức về GD và các yêu cầu về năng lực sư phạm cơ bản của người GV bao gồm: năng lực dạy học, năng lực GD, năng lực hoạt động chính trị - xã hội,...

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 10

- Đánh giá GV theo Chuẩn cần tập hợp các căn cứ thích hợp và đầy đủ, nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của GV. Việc đánh giá GV theo Chuẩn đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của GV. Đánh giá GV theo

Chuẩn không chỉ giúp nhà quản lý bình xét thi đua hàng năm mà còn để xem xét những gì GV đã thực hiện và phải thực hiện, những gì GV có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó giúp GV xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp.

* Giúp giáo viên hiểu được mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn

- Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV theo các tiêu chí trong chuẩn ở thời điểm đánh giá. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho GV và các nhà QLGD trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng, đào tạo lại,...) nhằm nâng cao năng lực cho GV.

- Cung cấp những thông tin xác đáng cho các nhà QLGD để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với GV.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Nâng cao nhận thức về tác dụng của Chuẩn cho giáo viên

- Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện đánh giá theo Chuẩn cho GV.

- Chỉ đạo các nhà trường phân công CBQL phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn và một số GV có nhiều kinh nghiệm làm đội ngũ trực tiếp giúp Hiệu trưởng triển khai Chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trường, bộ phận được chọn cử gọi là đội ngũ “nòng cốt”. Đội ngũ này phải là lực lượng chủ chốt, tiên phong, phải nghiên cứu kỹ và am hiểu sâu sắc Chuẩn, phải tuyên truyền và giải thích được mọi thắc mắc của GV khi có yêu cầu.

- Đội ngũ cán bộ GV “nòng cốt” giúp Hiệu trưởng thực hiện toàn bộ các hoạt động giới thiệu, phổ biến và tuyên truyền cho GV học tập và làm việc vươn lên theo chuẩn.

- Chỉ đạo Hiệu trưởng cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên “nòng cốt’ cần tiến hành một số công việc như sau:

Thứ nhất: Hiệu trưởng tập huấn cho đội ngũ GV “nòng cốt” hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá GV theo chuẩn và quy trình đánh giá GV.

Thứ hai: Tập hợp đủ các tài liệu gồm: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (phải đủ mỗi giáo viên có 1 bản để nghiên cứu và học tập); Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn; Phiếu ghi điểm GV tự đánh giá (mỗi GV 1 bản); Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn (mỗi tổ chuyên môn 1 bản); Phiếu tổng hợp xếp loại GV của Hiệu trưởng (1 bản cho Hiệu trưởng). Các tài liệu trên cán bộ “nòng cốt” phải tự nghiên cứu kỹ trước khi triển khai (Tham khảo các tài liệu trên tại phụ lục).

Thứ ba: Phổ biến, triển khai văn bản Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cho GV toàn trường:

- Chuẩn nghề nghiệp GV trung học được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, nó phản ánh tương đối đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người GV. Năng lực là sự tổ hợp của kiến thức và kỹ năng. Để làm chủ bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào đó đều cần phải có kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực đó. Sự phân biệt phẩm chất với năng lực cũng chỉ là tương đối nhằm mục đích đánh giá GV theo tư duy phân tích trước khi đánh giá theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người GV còn tuỳ thuộc và thực tế sử dụng GV ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Trong Chuẩn khi phân tích năng lực của người GV được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong tiến trình hành nghề của người GV. Để tiến hành các hoạt động GD đạt hiệu quả thì trước hết người GV phải tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, trên cơ sở đó lập kế hoạch dạy học và GD cho phù hợp, tiếp đó là việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm.

- Chỉ đạo các nhà trường triển khai giới thiệu, phổ biến về Chuẩn và cách đánh giá GV theo Chuẩn bằng nhiều hình thức: phát tài liệu về Chuẩn cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về Chuẩn, tổ chức thảo luận về Chuẩn ở từng tổ bộ môn,...

- Giúp cho GV hiểu được cấu trúc của Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm tối đa là 4 căn cứ vào mức độ đạt được dựa trên các

nguồn minh chứng khác nhau. Để xác định mức đạt được của tiêu chí theo các dấu hiệu mô tả ở các mức cần phải dựa vào các nguồn minh chứng trong suốt năm học của GV làm căn cứ để đánh giá. Từng lĩnh vực trong Chuẩn được BGH nghiên cứu, phân chia vào các hoạt động trong năm học, ghi chép cẩn thận kết quả hoạt động của từng GV, tổng hợp lại làm căn cứ đánh giá cuối năm. Tuỳ theo từng tiêu chuẩn mà có các minh chứng nhất định. Ví dụ: hồ sơ thi đua của nhà trường, hồ sơ kiểm tra, đánh giá của GV và nhân viên, biên bản góp ý cho GV của tập thể lớp học sinh, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm,...

- Chỉ đạo các nhà trường giải thích mục đích ban hành Chuẩn là hướng dẫn qui trình tác nghiệp và đánh giá chất lượng thực hiện qui trình đó của GV.

- Chỉ đạo các nhà trường giới thiệu, phổ biến Chuẩn và cần làm rõ: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là gì? Chuẩn bao gồm những tiêu chuẩn và tiêu chí gì? Các mức độ đạt được và căn cứ xác nhận ở mỗi tiêu chí. Nguồn minh chứng là gì? Vai trò của nguồn nguồn minh chứng trong việc đánh giá GV theo Chuẩn.

- Tóm tắt các căn cứ để xây dựng Chuẩn.

- Bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn.

- Giải thích nội dung Chuẩn, quy trình và công cụ đánh giá theo Chuẩn.

- Yêu cầu GV phải tu dưỡng, phấn đấu, học tập và rèn luyện trong từng năm học và cả một quá trình để kết quả thu được sẽ được tập hợp lại thể hiện bằng nguồn minh chứng phục vụ cho việc đánh giá được thể hiện trong từng năm học và cả một quá trình để kết quả thu được sẽ được tập hợp lại thể hiện bằng nguồn minh chứng phục vụ cho việc đánh giá được thể hiện trong hồ sơ của GV.

- Giải thích cách ghi điểm và xếp loại trong mẫu phiếu đánh giá.

- Sau khi nắm vững Chuẩn, nhà trường khuyến khích GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng bản thân phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong chuẩn.

* Phát động phong trào thi đua trong các đoàn thể của các nhà trường

- Ban giám hiệu các nhà trường giao nhiệm vụ cho các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công…) xây dựng văn bản kế hoạch, chương trình hành

động để phát động thi đua tới tất cả cán bộ, GV, nhân viên trong toàn trường học tập, phấn đấu, rèn luyện vươn lên theo Chuẩn.

- Nhà trường thành lập tổ công tác để tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ công tác còn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, báo cáo tiến độ thực hiện với Hiệu trưởng và ban chỉ đạo cấp trường để có hướng điều chỉnh kịp thời (nếu cần thiết).

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể triển khai sâu rộng phong trào thi đua tới tất cả mọi GV trong trường. Giúp cho GV hiểu rõ mục đích, ý nghĩ để họ phấn khởi, nỗ lực hết mình vươn lên theo Chuẩn.

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xây dựng các tiêu chí thi đua của các đoàn thể và gắn công việc hàng ngày với các phong trào thi đua, các hội thi, hội giảng, các đợt thanh kiểm tra…

- Thông qua phong trào thi đua của các đoàn thể để GD việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, khả năng hợp tác để thực hiện nhiệm vụ GD được phân công. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các thành viên trong đơn vị.

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn với công đoàn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết các thành viên. Bồi dưỡng cho đoàn viên công đoàn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác.

3.3.2. Kế hoạch hóa hoạt dộng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ trường THCS vào đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, cụ thể hóa các mức điểm thang đo trong từng tiêu chí của Chuẩn giúp cán bộ, giáo viên thực hiện có hiệu quả công việc được giao.

- Thực hiện phân cấp QL một cách rõ ràng cho từng thành viên trong hội đồng sư phạm.

- Huy động sức mạnh tập thể của giáo viên, các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai trong hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng cần nắm vững được các giai đoạn của quy trình QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp, giai đoạn chuẩn bị KH, giai đoạn kế hoạch hoá, giai đoạn tổ chức thực hiện, giai đoạn chỉ đạo kiểm tra.

* Giai đoạn chuẩn bị KH đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp:

Giúp Hiệu trưởng các nhà trường thấy rõ được tầm quan trọng của việc phân tích sư phạm các thông tin ở trạng thái xuất phát. Nó là cơ sở để Hiệu trưởng nêu ra hướng phát triển cơ bản trong hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

* Giai đoạn KH hoá hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp: giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường điều khiển hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và đạt được hiệu quả cao. Các kế hoạch quản lý hoạt đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS bao gồm:

- KH theo thời gian: KH năm học, KH từng học kỳ, KH từng tháng và KH từng tuần.

- KH theo nội dung cấp bậc, đơn vị và các chức danh cá nhân, KH các tổ chuyên môn, các đoàn thể chính trị trong nhà trường, KH bộ môn và KH cá nhân...

* Giai đoạn tổ chức và chỉ đạo:

- Căn cứ vào kết quả và của năm học trước, HT chỉ đạo các các tổ chức đoàn thể thành lập chương trình trong QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bổ sung và điều chỉnh KH cho sát với thực tiễn của nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua thực hiện KH.

- Có biểu mẫu để theo dõi hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề.

* Giai đoạn kiểm tra:

- Kiểm tra đủ các nội dung và quy trình đánh giá GV theo Chuẩn.

- Kiểm tra việc xây dựng được nội dung nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn, các thang đo cụ thể cho các nội dung của hoạt động đánh giá.

- Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau và các phương pháp kiểm tra một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, đúng lúc, đúng đối tượng.

- Thực hiện dân chủ, khách quan trong đánh giá GV theo Chuẩn

- Đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu của đánh giá, thực hiện theo kế hoạch.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Kế hoạch về đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp phải được phổ biến đến từng tổ chuyên môn, từng giáo viên để thực hiện theo quy trình, đảm bảo thống nhất nội dung chương trình kế hoạch đã đề ra. Từ KH của năm học thành KH chi tiết của từng học kì, của từng tháng, của từng tuần để tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện để có nguồn minh chứng phục vụ cho hoạt động đánh giá vào cuối kì, cuối năm học.

* Để có nguồn minh chứng đầy đủ, chính xác, khách quan khoa học cho từng tiêu chí của bộ Chuẩn, mỗi giáo viên, tổ chuyên môn, BGH các nhà trường cần phải KH hóa việc quản lí nguồn minh chứng gồm:

+ Hồ sơ thi đua của nhà trường.

+ Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên.

+ Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nếu có)

+ Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm (nếu có)

+ Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá.

+ Nhận xét của địa phương nơi cư trú.

+ Biên bản đánh giá của Hội đồng đánh giá.

+ Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành.

+ Kết quả sử dụng thông tin khảo sát điều tra.

+ Bản kế hoạch dạy học, tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học của giáo viên.

+ Các loại sổ sách, hồ sơ dạy học theo quy định.

+ Biên bản đánh giá bài lên lớp của tổ chuyên môn.

+ Bản kế hoạch hoạt động giáo dục của giáo viên được phân công.

+ Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí dạy học theo quy định của ngành.

+ Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc (đối với GV làm chủ nhiệm), sổ tay công tác giáo viên, KH cá nhân.

Những loại hồ sơ, sổ sách để làm nguồn minh chứng cần thiết phải được quản lí chặt chẽ, có hệ thống, khoa học, phân theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí có mã hóa để tiện cho việc đánh giá.

* Thường xuyên cải tiến, áp dụng CNTT vào quá trình đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp, khuyến khích GV nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn.

* Cuối năm học tiến hành trưng cầu ý kiến của tập thể sư phạm xem kết quả thực hiện việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp như vậy đã đảm bảo chính xác, khách quan chưa? Những mặt nào còn hạn chế để tìm ra cách giải quyết và hoàn thiện dần trong những năm học tiếp theo.

3.3.3. Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng lực lượng đánh giá đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, số lượng người tham gia đánh giá, đem lại kết quả đánh giá có độ tin cậy cao.

- Hình thành những tiêu chí thẩm định về chất lượng đội ngũ GV, tư vấn cho Hiệu trưởng hoạch định chính sách bồi dưỡng, sử dụng GV theo đúng năng lực của họ, luân chuyển, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ GV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022