Cách Thức Xử Lý Kết Quả Khảo Sát Và Thanh Điểm Đánh Giá

nhóm chuyên môn vẫn chưa có văn bản chính thức quy định cụ thể việc tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn. Tổ chức, hoạt động của nhóm chuyên môn thường được nhà trường tự tổ chức ra trên cơ sở các tổ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường cũng như việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, việc học tập của học sinh; giúp cán bộ quản lý nhà trường dễ dàng trong công tác quản lý nhân sự và chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do đó, tổ chức, hoạt động của nhóm chuyên môn thường được quy định trong quy chế làm việc của nhà trường. Nếu quy chế, quy định của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chuyên môn hoạt động sẽ giúp cho nhóm chuyên môn hoạt động một cách hiệu quả và ngược lại nếu quy chế, quy định của nhà trường không rõ ràng, hoặc không đề cập đến việc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của nhóm chuyên môn thì hoạt động của nhóm chuyên môn dường như kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động.

- Cơ cấu biên chế đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Cơ cấu biên chế đội ngũ giáo viên của nhà trường có tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn. Trên thực tế, đối với các nhà trường THCS có biên chế đội ngũ giáo viên đầy đủ theo vị trí sẽ rất thuận lợi trong việc tổ chức nhóm chuyên môn, trong hoạt động của nhóm chuyên môn thì đội ngũ giáo viên sẽ có tinh thần, trách nhiệm tốt trong thực hiện nhiệm vụ cũng như các quy định của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn. Đối với nhà trường THCS có biên chế đội ngũ giáo viên ít, thiếu so với vị trí quy định sẽ dẫn đến số lượng giáo viên hợp đồng đông. Do đó, khi tổ chức ra các nhóm chuyên môn thì các giáo viên hợp đồng thường không nhiệt tình và có trách nhiệm không cao trong sinh hoạt cũng như mọi hoạt động khác của nhóm chuyên môn.

- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhóm chuyên môn của nhà trường. Đây là điều kiện cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn trong thực hiện mục tiêu giảng dạy cũng như mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn là công việc của cán bộ quản lý nhà trường. Nếu cán bộ quản lý nhà trường có năng lực quản lý tốt, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có tâm huyết đối với hoạt động của nhóm chuyên môn thì việc quản lý cũng như duy trì hoạt động của nhóm chuyên môn sẽ có kết quả hoạt động cao, đội ngũ giáo viên trong các nhóm chuyên môn sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách nghiêm túc, có chất lượng. Nếu việc năng lực của cán bộ quản lý yếu, thiếu sâu sát trong công việc thì chất lượng quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn không cao, đội ngũ giáo viên thiếu tự giác trong làm việc, việc sinh hoạt và thực hiện các nhiệm vụ của nhóm chuyên môn sẽ có tính hình thức nhiều.

- Năng lực quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

Nhóm chuyên môn đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng chuyên môn và việc phụ trách duy trì của nhóm trưởng chuyên môn, Do đó, năng lực quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có vai trò trực tiếp tác động đến việc duy trì hoạt động cũng như chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn. Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn có năng lực, đạo đức tốt sẽ góp phần quy tụ được sức mạnh đoàn kết trong thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn theo mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ của nhà trường phân công.

- Năng lực của đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là những cá nhân trực tiếp tham gia vào nhóm chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch của nhóm và tổ chuyên môn. Do đó, năng lực của đội ngũ giáo viên sẽ có vai trò tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhóm. Tập thể đội ngũ giáo viên tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ làm cho chất lượng hoạt động chung của nhóm chuyên môn cao, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Kết luận chương 1


Nhóm chuyên môn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường THCS. Nhóm chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục đào tạo, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Đồng thời, nhóm chuyên môn là nơi quản lí trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Do đó, công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn có vai trò, ý nghĩa quan trọng giúp người quản lí có thể nắm chắc được chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

Luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài như: quản lí, quản lí nhà trường, hoạt động nhóm chuyên môn, quản lí hoạt động nhóm chuyên môn. Đồng thời phân tích các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS và các nội dung hoạt động của nhóm chuyên môn bao gồm: thực hiện các chuyên đề chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, thực hiện và tham gia dự giờ, sinh hoạt nhóm chuyên môn, quản lí hồ sơ chuyên môn,...

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn theo chức năng quản lí, bao gồm các nội dung: lập kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn, tổ chức thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn, chỉ đạo thực hiện hoạt động nhóm chuyên môn và kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS. Đồng thời, luận văn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn trong nhà trường THCS, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan.

Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng vấn đề tại chương 2 và đề xuất biện pháp quản lí tại chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHÓM CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS QUẬN HỒNG BÀNG, HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, Hải Phòng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí nâng cao chất lượng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động nhõm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng.

- Thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng.

2.1.3. Đối tượng kháo sát

120 người là CBQL và giáo viên thuộc 8 trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng, cụ thể: CBQL trường THCS: 16; GV THCS: 104.

Các trường THCS bao gồm: THCS Bạch Đằng, THCS Hồng Bàng, THCS Hùng Vương, THCS Ngô Gia Tự, THCS Nguyễn Trãi, THCS Phan Bội Châu, THCS Quán Toan, THCS Trần Văn Ơn.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

- Phỏng vấn một số cán bộ quản lí nhà trường và GV về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nhóm chuyên môn và quản lí hoạt động nhóm chuyên môn tại trường THCS.

2.1.5. Cách thức xử lý kết quả khảo sát và thanh điểm đánh giá

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV.

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 3 mức độ: thường xuyên (3 điểm), thi thoảng (2 điểm), không bao giờ (1 điểm).

Đối với mức độ đáp ứng: Được đánh giá theo 3 mức độ: đáp ứng tốt (3 điểm), đáp ứng một phần (2 điểm), không đáp ứng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo bằng công thức:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: ( 3 - 1 ): 3 = 0,67 điểm. Điểm số tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm

Điểm số tối thiểu của mức độ 2 là: 1 + 0,67 = 1,67 điểm Điểm số tối thiểu của mức độ 3 là: 1,67 + 0,67 = 2,34 điểm Vậy 3 mức độ của thang đo như sau:

Mức độ thấp: Từ 1 đến dưới 1,67. Mức độ trung bình: Từ 1,67 đến 2,34. Mức độ cao: Từ 2,34 đến 3.

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 4 mức độ: tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), TB (2 điểm), Yếu (1 điểm).

Đối với mức độ ảnh hưởng: được đánh giá theo 4 mức độ: rất ảnh hưởng (4 điểm), ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), không ảnh hưởng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (4 - 1 ): 4 = 0,75 điểm. Điểm số tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm

Điểm số tối thiểu của mức độ 2 là: 1 + 0,75 = 1,75 điểm Điểm số tối thiểu của mức độ 3 là: 1,75 + 0,75 = 2,5 điểm Điểm số tối thiểu của mức độ 4 là: 2,5 + 0,75 = 3,25 điểm Vậy 4 mức độ của thang đo như sau:

- Mức độ thấp: Từ 1 đến dưới 1,75.

- Mức độ trung bình: Từ 1,75 đến dưới 2,5.

- Mức độ khá: Từ 2,5 đến dưới 3,25

- Mức độ cao: Từ 3,25 đến 4.

2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động các nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng

2.2.1. Cơ cấu tổ chức nhóm chuyên môn

Nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng được cơ cấu cụ thể như sau:

- Nhóm chuyên môn theo đơn vị trường là những nhóm chuyên môn có số lượng giáo viên khá nhiều: Nhóm Toán 6,7,8,9; Nhóm Ngữ văn 6,7,8,9; Nhóm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Ngoại ngữ, Thể dục, tự chọn.

- Nhóm chuyên môn theo đơn vi quận vì có ít giáo viên: Nhóm Âm nhạc, Mỹ thuật.

Trung bình mỗi trường có khoảng 17 nhóm chuyên môn và số lượng thành viên nhóm theo cơ cấu giáo viên trực tiếp giảng dạy.

Nhóm trưởng nhóm chuyên môn do nhóm chuyên môn đề xuất và hiệu trưởng phân công vào đầu năm học.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu nhóm chuyên môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Cơ cấu, số lượng các nhóm chuyên môn tại 8 trường THCS được thống kê như sau:

Bảng 2.1: Số lượng các nhóm chuyên môn tại các trường THCS


STT

Trường THCS

Toán

Hóa

Văn

Sử

Địa

Tiếng

Anh

1

Trường THCS Bạch Đằng

4

1

1

4

1

1

1

2

Trường THCS Hồng Bàng

4

4

2

4

4

1

2

3

Trường THCS Hùng Vương

4

1

1

4

1

1

1

4

Trường THCS Ngô Gia Tự

4

1

1

4

1

1

1

5

Trường THCS Nguyễn Trãi

4

1

1

4

1

1

1

6

Trường THCS Phan Bội Châu

4

1

1

4

1

1

1

7

Trường THCS Quán Toan

1

1

1

1

1

1

1

8

Trường THCS Trần Văn Ơn

4

1

1

4

1

1

1


Tổng cộng

29

11

9

29

11

8

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng - Hải Phòng - 6

Qua thống kê có thể thấy rằng, các nhóm chuyên môn Toán, Văn có số lượng nhóm chuyên môn nhiều. Mỗi trường (ngoại trừ trường THCS Quán Toan) đều gồm 4 nhóm được chia đều cho 4 khối 6, 7, 8, 9. Đây là 2 môn học có nội dung và số tiết học trong tuần, trong năm nhiều nhất. Các môn học còn lại trung bình mỗi trường có 1 nhóm chuyên môn. Trường THCS Hồng Bàng là trường có số lượng nhóm chuyên môn nhiều nhất (21 nhóm chuyên môn). Có sự khác biệt đó là theo đặc trưng của từng trường, theo quan điểm chỉ đạo của Hiệu trưởng, trường THCS Hồng Bàng là trường có số lượng giáo viên đông nên để đảm bảo việc sinh hoạt nhóm chuyên môn được thuận lợi, nhà trường chia thành nhiều nhóm.

2.2.2. Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS

Tìm hiểu thực trạng của nhóm chuyên môn ở các trường THCS quận Hồng Bàng, chúng tôi sử dụng câu hỏi Đánh giá của thầy/cô về thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS mà thầy/cô đang công tác? (Câu hỏi 2, phụ lục 1), xử lí điều tra, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Thực trạng hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Thi

thoảng

K.

bao giờ

Tổng

TB

Thứ

bậc

1

Thực hiện các chuyên đề

chuyên môn

123

158

0

281

2.34

2

2

Sinh hoạt nhóm chuyên môn

144

144

0

288

2.40

1

3

Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ

sư phạm của giáo viên

39

202

6

247

2.06

5

4

Tổ chức và tham gia các tiết

dự giờ, thao giảng

45

210

0

255

2.13

4

5

Quản lí hồ sơ của nhóm

chuyên môn

102

172

0

274

2.28

3


Giá trị trung bình:





2.24


Hoạt động của nhóm chuyên môn ở trường THCS được thực hiện chưa thường xuyên, với giá trị trung bình là 2.24. Trong đó, mức độ thực hiện của từng nội dung là khác nhau. Cụ thể như sau:

* Thực trạng sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề của nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng

Sinh hoạt nhóm chuyên môn và chuyên đề chuyên môn được thực hiện khá thường xuyên. Đây là hai nội dung nằm trong các quy định của Điều lệ trường phổ thông và quy định cụ thể của Phòng Giáo dục và nhà trường, với giá trị trung bình lần lượt là 2.40 và 2.34, xếp thứ bậc 1/5 và 2/5.

Các nhóm chuyên môn thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình 37 tuần chuyên môn theo chương trình nhà trường phổ thông đã xây dựng và được Hội đồng thẩm định chuyên môn cấp quận phê duyệt. Các nhóm chuyên môn tích cực xây dựng các chủ đề dạy học theo môn học, liên môn, tích hợp đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể, năm học 2015-2016 xây dựng được 210 chủ đề, năm học 2016-2017 xây dựng được 185 chủ đề. Các nhóm chuyên môn triển khai các chủ đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện và trong các tiết lên lớp tại trường.

Phòng Giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch số 33/KH-PGD&ĐT năm học 2015 - 2016 về chỉ đạo thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh THCS”, các trường THCS đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn (trường, tổ, nhóm), trong đó định hướng đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu hoạt động học của học sinh; theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo chuyên đề thiết thực, hiệu quả; xây dựng các chủ đề dạy học có chất lượng, quy định số buổi sinh hoạt chuyên môn trong tuần, tháng, các nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. Năm học 2015-2016, Phòng giáo dục đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp quận và thực hiện được 46 buổi hội

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí