Mức Độ Thực Hiện Và Mức Độ Kết Quả Thực Hiện Chỉ Đạo Hoạt Động Nhóm Chuyên Môn Ở Trường Thcs Quận Hồng Bàng

Theo số liệu thống kê cho thấy, thực trạng chỉ đạo hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng có mức độ thực hiện chưa cao (2.20) và mức độ kết quả thực hiện còn thấp (2.72).

Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện chương trình dạy học theo đúng quy định và Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các nhóm chuyên môn về hồ sơ chuyên môn là hai nội dung được đánh giá thực hiện thường xuyên nhất (2.35) và có hiệu quả nhất (3.15), đều xếp thứ bậc 1/8. Đây là hai nội dung nằm trong các quy định về chuyên môn mang tính chất nghiệp vụ hành chính trong công tác quản lí giáo dục. Việc thực hiện chương trình dạy học và hồ sơ chuyên môn theo đúng quy định là việc đầu tiên cần làm tốt để có chất lượng dạy học tốt. Do vậy hiệu trưởng cần thường xuyên chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện tốt các nội dung này. Chương trình dạy học theo bao gồm phân phối theo các tuần chuyên môn kể cả chương trình giảm tải, chương trình thay thế, các tuần học dự phòng, nghỉ lễ; các nội dung chương trình dạy học cơ bản, mở rộng, nâng cao. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn như: phân phối chương trình, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ hội họp chuyên môn, biên bản sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên môn, kế hoạch chuyên môn, giáo án, sổ lưu đề kiểm tra, sổ điểm cá nhân… trên cơ sở quy chế chuyên môn đã được ban hành.

Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên có mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện thấp nhất, với giá trị trung bình lần lượt là 2.06 và 2.35 đều xếp thứ bậc 8/8. Phần lớn giáo viên trong nhóm chuyên môn có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gần như nhau nên các hoạt động bồi dưỡng nội bộ bên trong nhóm chuyên môn thường khó được tổ chức vì không có chuyên gia. Các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thường do Phòng Giáo dục tổ chức định kỳ theo các hình thức: chuyên đề, hội thảo, mời chuyên gia,… hoặc do nhà trường tổ chức theo hình thức mời chuyên gia đến tập huấn, cử đi học tập,…

Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng chuyên môn duy

trì nghiêm túc quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có mức độ thực hiện khá thường xuyên (2.26 và 2.23) nhưng kết quả thực hiện còn thấp (2.62 và 2.78). Trong những năm gần đây, chất lượng học sinh đại trà và học sinh mũi nhọn của các trường được nâng cao. Tuy nhiên việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực và mô hình trường học mới Việt Nam còn nhiều khó khăn và lúng túng. Mặt khác, việc thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang tính cảm quan cá nhân của nhiều giáo viên; một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hạn chế về năng lực thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với năng lực của người học.

Các nội dung khác như: Hiệu trưởng định hướng nội dung, phương pháp thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ 1 lần/ tuần và Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng thực hiện tốt các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt cũng có mức độ thực hiện chưa cao và kết quả thực hiện thấp. Qua phỏng vấn sâu đối với đội ngũ giáo viên, họ đều cho rằng việc xác định nội dung, phương pháp thực hiện sinh hoạt của nhóm chuyên môn chủ yếu do nhóm trưởng quy định căn cứ vào kế hoạch, quy chế hoạt động của nhóm, việc sinh hoạt nhóm chuyên môn có không hết nội dung, mang tính hình thức, chiếu lệ, hoàn thành sổ sách để phục vụ cho cấp trên kiểm tra. Việc dự sinh hoạt nhóm chuyên môn của đội ngũ CBQL rất ít, nên việc định hướng đổi mới nâng cao nội dung, phương pháp sinh hoạt cũng như việc chỉ đạo nhóm trưởng thực hiện tốt các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt của đội ngũ CBQL nói chung, Hiệu trưởng nhà trường nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên.

Biểu đồ 2 2 Mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện chỉ đạo 1

Biểu đồ 2.2: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện chỉ đạo hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS

Luận văn thực hiện khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn trường THCS ở mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện. Số liệu khảo sát được tổng hợp lại như sau:


Bảng 2.7: Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng


S TT


Các nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ kết quả thực hiện

Thường

xuyên

Thi

thoảng

K. bao

giờ

Tổng

X

Thứ

bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tổng

X

Thứ

bậc

I

Nội dung kiểm tra














1

Kiểm tra toàn diện

84

184

0

268

2.23

7

164

180

38

0

344

2.87

7

2

Kiểm tra chuyên đề

108

168

0

276

2.30

4

188

183

24

0

371

3.09

1

II

Hình thức kiểm tra














3

Kiểm tra thường xuyên

96

176

0

272

2.27

6

132

216

30

0

348

2.90

5

4

Kiểm tra định kỳ

114

164

0

278

2.32

2

152

216

20

0

368

3.07

2

III

Quy trình kiểm tra














5

Lập kế hoạch kiểm tra

72

180

6

258

2.15

8

120

174

64

0

294

2.45

8

6

Tổ chức lực lượng và tiến hành

kiểm tra

99

174

0

273

2.28

5

168

177

38

0

345

2.88

6

7

Tổng hợp thành biên bản kiểm tra

117

162

0

279

2.33

1

180

180

30

0

360

3.00

3

8

Tổng kết, đánh giá hoạt động của

nhóm và đề ra những kiến nghị

111

166

0

277

2.31

3

172

180

34

0

352

2.93

4


Giá trị trung bình





2.27







2.90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


62

Qua số liệu thống kê ta thấy, thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS có mức độ thực hiện khá thường xuyên và mức độ kết quả hực hiện chưa cao, với giá trị trung bình lần lượt là 2.20 và

2.90. Trong đó, các nội dung có mức độ đạt được là khác nhau.

Kiểm tra chuyên đề được thực hiện khá thường xuyên (2.30) và có kết quả khá tốt (3.09). Bởi vì các hoạt động kiểm tra chuyên đề thường tập trung vào một nội dung cụ thể nhất định. Còn hoạt động kiểm tra toàn diện được thực hiện định kỳ hàng năm và theo quy định đối với một số giáo viên cụ thể. Hoạt động kiểm tra toàn diện do nhà trường tổ chức thực hiện thường mang lại kết quả chưa cao (2.87, xếp thứ bậc 7/8), một phần lí do là năng lực của ban kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, đồng thời là còn mang tâm lí chủ quan, qua loa, cả nể.

Kiểm tra định kỳ cũng được thực hiện khá thường xuyên và kết quả ở mức khá, đều xếp thứ bậc 2/8. Hoạt động kiểm tra thường xuyên bao gồm các hoạt động kiểm tra như: kiểm tra giáo án, sổ báo giảng, tiến độ vào điểm, nề nếp ra vào lớp, dự giờ chuyên môn,… các hoạt động kiểm tra thường xuyên do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện.

Trong quy trình kiểm tra, Lập kế hoạch kiểm tra có mức độ thực hiện và mức độ kết quả đạt được là thấp nhất, với giá trị trung bình lần lượt là 2.15 và 2.45, đều xếp thứ bậc 8/8. Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra nhóm chuyên môn thường ít khi được lập kế hoạch mà thường được tổ chức bằng mệnh lệnh hành chính tức thời, theo hứng thú hoặc là mốc thời gian nằm trong kế hoạch hàng tháng của nhà trường. Cùng với đó là việc tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra còn chưa mang tính khoa học. Thành phần kiểm tra do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ định, cách thức tiến hành kiểm tra thường tập trung vào những sai sót nhỏ về hồ sơ chuyên môn, nề nếp ra vào lớp của giáo viên,…

Tóm lại, công tác kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy vai trò và hiệu quả của hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác kiểm tra hoạt động nhóm chuyên môn còn chưa được thực hiện thường xuyên và kết quả còn chưa cao. Mặt khác, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn tại các trường THCS ở cả nội dung, hình thức và quy trình kiểm tra.

Biểu đồ 2 3 Mức độ thực hiện và mức độ kết quả kiểm tra đánh giá 2

Biểu đồ 2.3: Mức độ thực hiện và mức độ kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng

Tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng (AH) chúng tôi sử dụng câu hỏi: Ý kiến đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn tại trường THCS mà thầy/cô đang công tác? (câu hỏi 7, phụ lục 1), xử lý điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động nhóm chuyên môn ở trường THCS quận Hồng Bàng


S TT


Nội dung

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng


Tổng


TB

Thứ bậc


1

Quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục về quản lý hoạt

động nhóm chuyên môn


192


183


22


0


375


3.13


8

2

Mục tiêu, nội dung, chương

trình giảng dạy các môn học

180

213

8

0

393

3.28

5


3

Quy chế, quy định của nhà trường về hoạt động của nhóm

chuyên môn


184


204


12


0


388


3.23


6

4

Cơ cấu biên chế đội ngũ giáo

viên của nhà trường

208

198

4

0

406

3.38

1


5

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhóm

chuyên môn của nhà trường


196


186


18


0


382


3.18


7

6

Năng lực của cán bộ quản lý

nhà trường

200

201

6

0

401

3.34

2

7

Năng lực quản lý của tổ trưởng,

nhóm trưởng chuyên môn

196

201

8

0

397

3.31

3

8

Năng lực của đội ngũ giáo viên

180

216

6

0

396

3.30

4


Giá trị trung bình:






3.27


Bảng số liệu cho thấy, các yếu tố trên đều có ảnh hưởng tới quản lí hoạt động của nhóm chuyên môn tại các trường THCS quận Hồng Bàng, với giá trị trung bình là 3.27.

Trong đó, cơ cấu biên chế đội ngũ giáo viên của nhà trường là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn nhất với giá trị trung bình là 3.38, xếp thứ bậc 1/8. Bởi số lượng đội ngũ giáo viên ở từng môn sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất tới cơ cấu và chất lượng hoạt động nhóm chuyên môn. Nếu số lượng giáo viên ở một số môn quá ít sẽ ảnh hưởng tới nề nếp sinh hoạt cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động do thiếu nhân lực.

Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường và Năng lực quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn là hai yếu tố có sự ảnh hưởng không nhỏ tới quản lí hoạt động chuyên môn, xếp thứ bậc 2/8 và 3/8. Hiệu trưởng nhà trường là người quyết định cơ cấu nhóm chuyên môn, định hướng các hoạt động của nhóm chuyên môn. Nhóm trưởng chuyên môn là người trực tiếp thực thi các mệnh lệnh chuyên môn của hiệu trưởng, là người giúp hiệu trưởng quản lí, nắm bắt năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của các thành viên trong nhóm chuyên môn. Mặt khác, nhóm trưởng chuyên môn cũng là người có năng lực chuyên môn vững vàng nhất có trách nhiệm tham vấn cho hiệu trưởng các vấn đề liên quan đến từng môn học cụ thể.

Quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục về quản lý hoạt động nhóm chuyên môn, Quy chế, điều lệ, quy định của ngành giáo dục về quản lý hoạt động nhóm chuyên môn và Quy chế, quy định của nhà trường về hoạt động của nhóm chuyên môn là những yếu tố có sự ảnh hưởng ít hơn.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động nhóm chuyên môn các trường THCS quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, cho thấy những điểm mạnh và những hạn chế trong công tác quản lí hoạt động nhóm chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS như sau:

2.5.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân

* Những điểm mạnh

Hiệu trưởng các trường THCS nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động nhóm chuyên môn, thấy được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên là yếu tố cơ bản để thực hiện hoạt động giảng dạy và hoạt động giảng dạy là hoạt động trọng tâm, chủ yếu, là tiền đề cho các hoạt động khác trong nhà trường. Chính vì thế, Hiệu trưởng đã quan tâm và thực hiện thường xuyên trong quá trình quản lí của mình về công tác tuyên truyền, tập huấn giúp cho giáo viên nhận thức được vai trò mang tính quyết định của người dạy trong quá trình giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022