Khái Quát Về Kết Quả Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái

chế, chính sách đối với giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương sẽ tạo động lực giúp giáo viên có động lực phát triển năng lực và phát triển giáo dục.

Điều kiện bồi dưỡng giáo viên: cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp tới những điều kiện tối thiểu phục vụ công tác bồi dưỡng, đặc biệt là những điều kiện để GV thực hành như phòng máy vi tính, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành…để áp dụng những kĩ thuật và PPDH tích cực.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương: nơi nhà trường đóng cũng có tác động không nhỏ tới các điều kiện của việc tổ chức bồi dưỡng. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi th nhà trường sẽ được hỗ trợ và có điều kiên về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng.

Kết luận chương 1


Năng lực dạy học môn Toán của gáo viên là năng lực thực hiện hoạt động dạy học môn Toán dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ và kinh nghiệm của một giáo viên giảng dạy môn học giúp giáo viên thực hiện thành công và hiệu quả mục tiêu chương trình giáo dục nói chung và mục tiêu môn Toán đề ra.

Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên là quá trình nhà quản lý, giáo viên bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục và chương trình môn học giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức kĩ năng thái độ để dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục cấp học và chương trình môn Toán đề ra.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS là quá trình Hiệu trưởng trường THCS tiến hành các chức năng quản lý để tác động có mục đích, có kế hoạch tới quá trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ dạy học môn Toán và giáo viên theo yêu cầu năng lực cần có để thực hiện chương trình dạy học môn Toán ở trường THCS theo chương trình giáo dục năm 2018 một cách hiệu quả, đồng thời giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học môn Toán.

Quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH môn Toán cho giáo viên chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS‌

HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI


2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Khái quát về kết quả giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Trấn Yên đã thực hiện chỉ đạo Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 2919/CT-BGDDT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 28/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020; chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 27/02/2014 của Huyện ủy Trấn Yên về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Nghị quyết số 15-NQ/HU ngày 22/12/2015 của Huyện ủy Trấn Yên về tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2015 - 2020; Triển khai có hiệu quả Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 4689/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trấn Yên, giai đoạn 2016-2020.

Các trường THCS trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và dạy học. Tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến nhà giáo, học sinh; chế độ quản lý tài chính, tài sản của các đơn vị trường học. Chi trả các chế độ chính sách đã được cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đúng quy định.

Triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục: Tiếp tục tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đẩy mạnh hoạt động quản lý tổ chuyên môn thông qua “Trường học kết nối”; tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra chuyên môn ở các trường, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy phù hợp học sinh; đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh.

Bảng 2.1: Quy mô các trường THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua các năm học

Năm học

Số trường

Số học sinh

Số lớp

Số giáo viên

2016-2017

25

4.467

149

355

2017-2018

25

4.484

137

355

2018-2019

25

4.501

135

355

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Qua các năm học từ 2016-2019, nhận thấy quy mô các trường ổn định, có 25 trường trên địa bàn, số giáo viên THCS ổn định có 355 cán bộ, chỉ có số quy mô lớp và học sinh thay đổi. Năm học 2016-2017 có 149 lớp THCS, có 4.467 HS; năm học 2017-2018 có 137 lớp THCS, có 4.484 HS; 2018-2019 có

135 lớp THCS, có 4.501 HS.

Kết quả đánh giá học lực và hạnh kiểm của khối THCS thể hiện như sau:


Học lực Hạnh kiểm Biểu đồ 2 1 Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 1

Học lực

Hạnh kiểm Biểu đồ 2 1 Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học 2

Hạnh kiểm

Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua các năm

Về học lực, học sinh THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên chủ yếu đạt mức trung bình, năm học 2016-2017 chiếm 53,4%, năm học 2017-2018 chiếm 50,2% và năm học 2018-2019 đạt 51,3%. Học lực khá tăng nhẹ, năm học 2016- 2017 chiếm 36,4%, năm học 2017-2018 chiếm 39,6% và năm học 2018-2019 đạt 39,4%. Số học sinh giỏi biến động, năm học 2016-2017 chiếm 6,4%, năm học 2017-2018 chiếm 7,6% và năm học 2018-2019 đạt 6,7%. Học lực yếu và học lực kém có xu hướng giảm, năm học 2016-2017 yếu chiếm 3,6%, kém chiếm 0,2%; năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 yếu chiếm 2,6%, không có hiện tượng học lực kém.

Về hạnh kiểm, học sinh THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên chủ yếu đạt hạnh kiểm tốt và tăng hàng năm, năm học 2016-2017 chiếm 64,9%, năm học 2017-2018 chiếm 72,4% và năm học 2018-2019 đạt 73,9%. Hạnh kiểm khá giảm hàng năm, năm học 2016-2017 chiếm 26,9%, năm học 2017-2018 chiếm 24,3% và năm học 2018-2019 đạt 23,4%. Học sinh xếp hạnh kiểm trung bình

giảm, năm học 2016-2017 chiếm 3,6%, năm học 2017-2018 chiếm 3,2% và năm học 2018-2019 chiếm 2,6%. Còn một số học sinh cá biệt xếp hạnh kiểm yếu hàng năm duy trì mức 0,1%.

Như vậy có thể thấy tình hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên có nhiều tiến triển tích cực cả về học lực và hạnh kiểm. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động khuyến học như: Tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; các hình thức khuyến học, khuyến tài, phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng xã hội với việc tham gia giáo dục con em, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và hướng học sinh tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể ở địa phương. Đây là tiền đề quan trọng trợ giúp lực lượng giáo viên thêm yêu nghề, phấn đấu hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ hàng năm qua các chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ở chương 3.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

135 cán bộ, bao gồm: Cán bộ quản lý giáo dục Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trấn Yên: 9 người; Đại diện CBQL (Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng) của 21 trường THCS tại huyện Trấn Yên: 21 người, tổng số: 30 người; Giáo viên dạy môn toán ở 21 trường THCS huyện Trấn Yên: 105 người.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.1.2.4. Phương pháp và cách xử lý số liệu khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

Các tiêu chí được đánh giá theo mức từ 1 đến 5 tương ứng với từng mức độ: Kém; yếu; trung bình; khá; tốt hoặc không thực hiện; ít khi thực hiện; thực hiện không thường xuyên; Thực hiện thường xuyên; rất thường xuyên vv…

Bảng 2.2: Các mức đánh giá


STT

Điểm trung bình

Mức đánh giá

1

1.00 - cận 1.80

Kém (K)/Chưa thực hiện/Không ảnh hưởng/không

quan trọng

2

1.80 - cận 2.60

Yếu (Y)/Ít khi thực hiện/Ít ảnh hưởng/ít quan trọng

3

2.60 - cận 3.40

Trung bình (TB)/Chưa thực hiện thường xuyên/ Ảnh

hưởng nhưng không nhiều/ đôi khi quan trọng

4

3.40 - cận 4.20

Khá (KH)/Thường xuyên/Ảnh hưởng/ quan trọng

5

4.20 - 5.00

Tốt (T)/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/ rất quan trọng

2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Nhằm đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên THCS ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tác giả sử dụng câu hỏi số 1 tại bảng hỏi phụ lục 1, kết quả cụ thể bảng sau đây:

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo chương trình GDPT mới cho giáo viên ở các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái



Nhận thức

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Bình thường


Quan trọng

Rất quan trọng

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Xếp hạng

1.Giúp giáo viên phân biệt điểm mới, điểm khó trong chương trình dạy học môn Toán 2018 so với chương

trình hiện hành


13


25


35


36


26


135


3,27


7

2. Giúp giáo viên bổ sung các nội dung kiến thức chuyên môn về Số học - Đại số; Hình học và Đo

lường; Xác suất thống kê


3


11


15


26


80


135


4,25


2

3. Giúp giáo viên bổ sung kiến thức kỹ năng về dạy học tích hợp, phân hóa, giáo dục STEM, dạy học

trải nghiệm


16


26


27


35


31


135


3,28


6

4. Giúp giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng về các phương pháp dạy học, biện pháp và kỹ thuật dạy

học hiện đại


4


8


25


44


54


135


4,01


4

5. Giúp giáo viên bổ sung cập nhật các kiến thức liên quan để thực hiện

CTDH mới


0


0


32


35


68


135


4,27


1

6. Giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học môn Toán đáp ứng yêu

cầu CTGD 2018


5


7


26


32


65


135


4,07


3

7. Các nội dung khác

5

10

22

42

56

135

3,99

5

Điểm trung bình chung

4,10


Từ kết quả thống kê cho thấy hầu hết CBQL và GV các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đều đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực DH môn Toán cho giáo viên; các kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của CBQL và GV về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng đều ở mức

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023