Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LƯƠNG XUÂN TRƯỜNG


BảO Vệ QUYềN CON NGƯờI BằNG CáC CHế ĐịNH Về CHấP HàNH HìNH PHạT

TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


LƯƠNG XUÂN TRƯỜNG


BảO Vệ QUYềN CON NGƯờI BằNG CáC CHế ĐịNH Về CHấP HàNH HìNH PHạT

TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CẢM

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Lương Xuân Trường

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC CHẾ ĐỊNH VỀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của quyền con người8

1.1.1. Khái niệm quyền con người 8

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quyền con người 16

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt 20

1.2.1. Bảo vệ quyền con người bằng chế định miễn chấp hành hình phạt 20

1.2.2. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm mức hình phạt đã tuyên 22

1.2.3. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm thời hạn chấp hành

hình phạt trong trường hợp đặc biệt 26

1.2.4. Bảo vệ quyền con người bằng chế định hoãn chấp hành hình

phạt tù 29

1.2.5. Bảo vệ quyền con người bằng chế định tạm đình chỉ chấp hành

hình phạt tù 32

1.2.6. Bảo vệ quyền con người bằng chế định tha tù trước thời hạn có

điều kiện 34

1.3. Vai trò của các chế định về chấp hành hình phạt đối với việc

bảo vệ các quyền con người 39

Kết luận chương 1 42

Chương 2: CÁC VĂN BẢN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHẾ ĐỊNH VỀ CHẤP

HÀNH HÌNH PHẠT ........................ .

2.1. Các văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự .............................................. .

2.1.1. Khái quát các văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tư

pháp hình sự ......................................

2.1.2. Phân tích một số văn bản quốc tế cơ bản về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự ..........

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên

quan đến các chế định về chấp hành hình phạt.


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH VỀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA

VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI.

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện các quy phạm liên quan đến các chế định về chấp hành hình phạt trong pháp luật hình sự Việt

Nam theo hướng tăng cường việc bảo vệ quyền con ngườiError! Bookmark

3.1.1. Về mặt chính trị - xã hội....................

3.1.2. Về mặt thực tiễn ................................

3.1.3. Về mặt lý luận và lập pháp hình sự...

3.2. Nội dung hoàn thiện ........................ .

3.2.1. Chế định miễn chấp hành hình phạt ..

3.2.2. Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên

3.2.3. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp

đặc biệt ..............................................

Kết luận chương 3 ......................................... .


KẾT LUẬN .................................................... .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các quyền và lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Một nhà nước dân chủ, tiến bộ luôn là cái đích mà tất cả các nhà nước trên thế giới đều mong muốn có được.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã xác

định rõ và quy định ngay tại Điều 3 về Nhà nước có trách nhiệm “công nhân,

tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngườ,iquyền công dân” và đưa “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành một chương, đặt ngay sau Chương I về chế độ chính trị. Nội dung của các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam, điều đó thể hiện vị trí của con người ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp, nguy hiểm cho xã hội. Ngoài việc thực hiện đồng loạt các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn thì pháp luật là công cụ hữu hiệu để hạn chế sự phát triển của tội phạm. Việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vừa góp phần bảo đảm yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vừa tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật.

Bên cạnh việc nghiêm trị đối với người phạm tội, pháp luật hình sự còn thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng, được thể hiện thông qua nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên trên thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, vấn đề tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người có nơi, có lúc còn chưa được đề cao. Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”.

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về vấn đề quyền con người không phải là mới nhưng luôn có tính thời sự. Gần 70 năm trước đây đã có Tuyên ngôn Toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (Tuyên ngôn) của Liên hợp quốc nhưng không phải quốc gia nào cũng tham gia, công nhận và thực hiện. Việt Nam là một trong những quốc gia đã ghi nhận và từng bước thực hiện có hiệu quả Tuyên ngôn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư pháp hình sự.

Việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định bảo vệ quyền con người đã được nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài nghiên cứu dưới nhiều hình thức, cụ thể như sau:

Một là, sách chuyên khảo về quyền con người nói chung

1) GS. TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2009; 2) PGS. TS. Nguyễn Văn Động, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2005; 3) GS. TS. Trần Ngọc Đường, Bàn về quyền con người, quyền công dân, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2004; 4) Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Luật Nhân quyền quốc tế những vấn đề liên quan, NXB Lao động xã hội Hà Nội 2011; 5) GS. TS.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí