Sức khỏe trẻ em dành cho y sĩ đa khoa - 17


- Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của nhân viên y tế thông qua việc hướng dẫn áp dụng các phác đồ IMCI đã được chỉnh lý phù hợp với tình hình bệnh tật ở địa phương và các hoạt động nhằm thúc đẩy việc sử dụng chúng.

- Cải thiện năng lực chung của hệ thống y tế nhằm đảm bảo việc xử trí hiệu quả các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

- Cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng .

2.3. Nguyên tắc tiếp cận và xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.

- Tiếp cận bệnh nhân bằng hội chứng trong hoàn cảnh xét nghiệm hổ trợ và khả năng lâm sàng hạn chế là cách xử trí thực tế hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất. Phương pháp đánh giá cẩn thận, có hệ thống các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng đã được chọn lọc kỹ: Các dấu nguy hiểm , tiêu chảy, khó thở, sốt... sẽ cho đủ thông tin giúp cán bộ y tế đưa ra những hành động hợp lý và hiệu quả.

- Mọi bệnh nhi đều phải được khám và phát hiện các dấu nguy hiểm toàn thân ( hoặc dấu hiệu có khả năng nhiễm khuẩn ở trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuối ), để chuyển đi bệnh viện hoặc nhập viện ngay.

- Mọi bệnh nhi đều phải được đánh giá một cách hệ thống các triệu chứng :

+ Trẻ 2 tháng đến 5 tháng tuổi : ho, khó thở, tiêu chảy, sốt, các vấn đề về tai...

+ Trẻ 1 tuần đến 2 tháng tuổi : nhiễm khuẩn , tiêu chảy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

+ Mọi bệnh nhi đều phải được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tiêm chủng, các vấn đề nuôi dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác của trẻ.

Những dấu hiệu lâm sàng trên đã được chọn lọc dựa trên các kết quả nghiên cứu về độ nhạy và độ đặc hiệu trong quá trình phát hiện và phân loại bệnh. Việc phát hiện và phân loại bệnh này phù hợp với điều kiện thực tế ở tuyến y tế cơ sở.

Sức khỏe trẻ em dành cho y sĩ đa khoa - 17

- Các biện pháp xử trí của IMCI chỉ sử dụng một số thuốc thiết yếu, khuyến khích cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc điều trị trẻ, tham vấn cho gia đình về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống, và khi nào cần đưa trẻ đến khám lại .

2.4. Quá trình xử trí trẻ bệnh theo chiến lược IMCI ở tuyến y tế cơ sở bao gồm các bước sau

- Đánh giá toàn diện:

+ Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: bắt buộc phải đánh giá dấu hiệu nguy hiểm toàn thân; đánh giá 4 triệu chứng chính gồm ho/ khó thở; tiêu chảy, sốt, vấn đề về tai; kiểm tra suy dinh dưỡng và thiếu máu; kiểm tra tình trạng tiêm chủng; đánh gía chế độ dinh dưỡng nếu trẻ có thiếu máu hoặc nhẹ cân hoặc dưới hai tuổi mà không có chỉ định chuyển viện gấp.

+ Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi: Bắt buộc phải kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn nặng, tiêu chảy, vấn đề nuôi dưỡng và nhẹ cân nếu không có chỉ định chuyển viện gấp, kiểm tra tình trạng tiêm chủng.

- Phân loại và xác định điều trị: Xác định bệnh nhi có chỉ định chuyển viện gấp hay không. Nếu có thì xác định các điều trị cần thực hiện trước khi chuyển viện. Nếu trẻ không cần chuyển viện thì xác định các điều trị đặc hiệu và các điều trị không đặc hiệu .

- Xử trí thích hợp tại nhà: Nếu trẻ có thể điều trị tại nhà, nhân viên y tế ghi toa và tham vấn cho bà mẹ. Chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho bà mẹ các nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo chuyển tải các thông tin về điều trị, các kỹ năng cơ bản cho bà mẹ có thể tham gia điều trị và chăm sóc trẻ em tại nhà.


3. Chuyển viện gấp

3.1 Chỉ định chuyển viện gấp

Bệnh nhi cần phải được chuyển gấp đến bệnh viện nơi có các phương tiện hồi sức, nếu có một trong các dấu hiệu sau đây:

3.1.1 Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:

Có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào:

- Không thể uống được hoặc bỏ bú

- Nôn ói

- Co giật

- Li bì khó đánh thức

Nếu có ho hoặc khó thở, chuyển viện gấp khi trẻ được phân loại Viêm Phổi Nặng/ Bệnh rất nặng. Khi trẻ có

- Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào, hoặc

- Thở rít khi nằm yên, hoặc

- Rút lõm lồng ngực

Nếu trẻ tiêu chảy, chuyển viện gấp khi:

- Mất nước nặng kèm theo bất kỳ phân loại bệnh nặng nào khác.

- Mất nước nặng không kèm theo bất kỳ phân loại bệnh nặng nào khác nhưng không thể truyền tĩnh mạch .

Nếu trẻ có sốt chuyển viện gấp khi được phân loại Sốt Rét Nặng/ Bệnh Rất Nặng Có Sốt.

- Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc

- Cổ gượng, hoặc

- Thóp phồng

Nếu trẻ có sốt và đang mắc sởi hoặc đã mắc sởi trong vòng 3 tháng qua và được phân loại SỞI BIẾN CHỨNG NẶNG, khi trẻ có:

- Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào, hoặc

- Mờ giác mạc, hoặc

- Vết loét miệng sâu hoặc rộng

Nếu trẻ có sốt và có nguy cơ sốt xuất huyết, chuyển viên khi được phân loại là Hội Chứng Sốc/Sốc Xuất Huyết Dengue hoặc Có Khả Năng Sốt Xuất Huyết Dengue Nặng, khi trẻ có

- Hội chứng sốc: Mạch nhanh nhẹ khó bắt và tay chân nhớp lạnh; hoặc mạch nhanh nhẹ khó bắt và huyết áp tụt, hoặc thời gian phục hồi màu da dài, hoặc

- Li bì, vật vã, hoặc

- Bất kỳ dấu hệu xuất huyết da niêm nào

Nếu trẻ có vấn đề về tai, phải chuyển viện gấp nếu trẻ được phân loại Viêm Xương Chũm, có nghĩa là khi trẻ có khối sưng đau sau tai.

Chuyển viện gấp khi trẻ phân loại Suy Dinh Dưỡng Nặng hoặc Thiếu Máu Nặng, khi trẻ có

- Gầy mòn nặng rõ rệt, hoặc

- Mờ giác mạc, hoặc

- Phù cả hai bàn chân, hoặc

- Lòng bàn tay rất nhạt


Trẻ cũng phải được chuyển viện nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh nặng nào ngoài khả năng điều trị cấp cứu ( đau bụng cấp nghi do bụng ngoại khoa, tiểu máu…)

3.1.2 Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng : Trẻ được chuyển viện gấp khi có.

Phân loại khả năng nhiễm khuẩn nặng: Có nghĩa là trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

- Bỏ bú, co giật, thở nhanh ( từ 60 lần/phút trở lên ), rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, thóp phồng, chảy mủ tai, sốt.( thân nhiệt đo ở nách ≥ 37.50C, hạ thân nhiệt ( thân nhiệt đo ở nách ≤ 35.50C)

- Quầng đỏ quạnh rốn, nhiều mụn mủ ở da hay mụn mủ sâu và rộng, ngủ li bì khó đánh thức, cử động ít hơn bình thường.

Tiêu chảy có phân loại Mất Nước Nặng ( có hai trong 3 dấu hiệu: ngủ li bì hoặc khó đánh thức, mắt trũng, dấu véo da mất chậm), hoặc phân loại Có Mất Nước ( có hai trong 3 dấu hiệu: vật vã kích thích, mắt trũng, dấu véo da mất chậm), hoặc có phân loại LỴ ( có máu trong phân ).

3.1.3. Các trường hợp chuyển viện nhưng không cần phải chuyển gấp

Ho kéo dài trên 30 ngày

Sốt trên 7 ngày và ngày nào cũng sốt

Trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tiêu chảy trên 14 ngày.

3.2 Các xử trí trước khi chuyển viện

Điều trị triệu chứng trước khi chuyển viện gấp.

- Paracetamol một liều 15mg/kg nếu nhiệt độ đo ở nách ≥ 38.50C

- Paracetamol liều 15mg/kg để giảm đau trong trường hợp có VIÊM XƯƠNG CHŨM

- Truyền dịch chống sốc theo phác đồ C nếu trẻ tiêu chảy có phân loại MẤT NƯỚC NẶNG và không có phân loại bệnh khác.

Truyền dịch chống sốc nếu trẻ có phân loại HỘI CHỨNG SỐC/SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

- Phòng ngừa hạ đường huyết nếu trẻ có phân loại SỐT RÉT NẶNG/ BỆNH RẤT NẶNG CÓ SỐT

Điều trị đặc hiệu trước khi chuyển viện gấp:

- Liều kháng sinh thích hợp nếu có phân loại : Viêm phổi nặng/Bệnh rất nặng, Sốt rét nặng /Bệnh rất nặng có sốt, Bệnh rất nặng có sốt, Sởi biến chứng nặng/ Viêm tai xương chũm.

- Liều đầu kháng sốt rét nếu trẻ có phân loại SỐT RÉT NẶNG/ BỆNH RẤT NẶNG CÓ SÔT.

- Cho vitamin A nếu trẻ được phân loại SỞI BIẾN CHỨNG NẶNG hoặc được chuyển viện vì một phân loại bệnh rất nặng khác nhưng có thêm phân loại SỞI BIẾN CHỨNG MẮT/ HOẶC MIỆNG, CÓ KHẢ NĂNG ĐANG MẮC SỞI hoặc CÓ KHẢ NĂNG ĐÃ MẮC SỞI trong vòng 3 tháng qua và trẻ chưa được uống Vitamin A trong và sau đợt sởi.

Trên đường chuyển viện:

- Tiếp tục cho trẻ bú nếu trẻ còn bú được

- Uống ORS trong trường hợp tiêu chảy mất nước nặng hoặc có mất nước, hội chứng sốc/sốc sốt xuất huyết Dengue, có khả năng sốt xuất huyết Dengue nặng


- Giữ ấm trên đường đi

3.3 Điều trị tại nhà

Nếu trẻ không có bất kỳ chỉ định chuyển viện nào thì trẻ được điều trị và theo dõi ở nhà. Nếu tiêu chảy được phân loại CÓ MẤT NƯỚC, trẻ sẽ được điều trị bù nước với phác đồ B tại phòng khám và đánh giá lại sau 4 giờ. Nếu sau 4 giờ trẻ hết mất nước sẽ chuyển qua phác đồ A tại nhà.

3.4 Điều trị đặc hiệu

Bệnh nhi được điều trị đặc hiệu tại nhà khi có các phân loại sau :

Kháng sinh

- Viêm phổi

- Viêm phổi khò khè

- Lỵ

- Viêm tai cấp

Kháng sốt rét

- Sốt rét

- Sốt giống sốt rét

Sắt

Xổ giun

- Thiếu máu

Vitamin A

- Sởi biến chứng mắt và/ hoặc miệng

- Có khả năng đang mắc sởi

- Đã mắc sởi và chưa uống Vitamin A trong và sau đợt cấp.

Điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ:

- Viêm tai giữa mạn

- Nhiễm trùng rốn

- Đẹn miệng

- Nhiễm trùng da

3.5. Điều trị triệu chứng

Các biện pháp điều trị tại nhà gồm:

Hạ sốt,

Giảm đau

Thuốc ho an toàn,

Bù dịch trong tiêu chảy với phác đồ A, B

3.6 Tham vấn bà mẹ

3.6.1 Nội dung của tham vấn bà mẹ

Khi bà mẹ đưa trẻ đến khám phải được tham vấn 5 vấn đề sau.

1. Tình trạng của trẻ: chuẩn đoán( hoặc phân loại gì ) nguyên nhân , diễn tiến của bệnh

2. Các biện pháp điều trị

Tác dụng của từng loại thuốc

Liều lượng, cách dùng, thời gian dùng.


Cách điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ nếu có

3. Chế độ ăn

Chế độ ăn theo tuổi

Tham vấn về dinh dưỡng nếu có vấn đề về nuôi dưỡng không hợp lý

Tiếp tục ăn trong lúc trẻ bệnh

Tăng cường thêm dịch trong lúc trẻ bệnh

4. Khi nào tái khám

Khám lại sau 2 ngày bắt buộc đối với trẻ có phân loại: Viêm phổi,viêm phổi khò khè, lỵ, sốt rét, sốt giống sốt rét, sởi biến chứng mắt và/hoặc miệng, có khả năng đang mắc sởi, trẻ co nhiễm khuẩn tại chỗ, trẻ có vấn đề về dinh dưỡng, trẻ có nấm miệng.

Trẻ có phân loại không giống sốt rét, sốt không có nguy cơ sốt rét, sốt không giống sốt xuất huyết phải khám lại sau hai ngày nếu còn sốt.

Khám lại sau 5 này bắt buộc nếu trẻ có phân loại viêm tai cấp, mạn ,có vấn đề nuôi dưỡng không hợp lý.

Khám lại 5 ngày nếu tiến triển chưa tốt đối với trẻ có phân loại không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh, tiêu chảy điều trị theo phác đồ B hoặc phác đồ A, tiêu chảy kéo dài

Khám lại sau 14 ngày nếu trẻ có phân loại thiếu máu, trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi có nhẹ cân so với tuổi.

Khám lại 30 ngày bắt buộc đối với trẻ có nhẹ cân so với tuổi.

5. Khi nào cần tái khám ngay.

Với bất kỳ trẻ bệnh nào phải trở lại khám ngay nếu có:

Bỏ bú, bú kém

Bệnh nặng hơn

Sốt ( nếu từ lúc bệnh đến giờ trẻ không sốt ) hoặc sốt cao hơn Một số phân loại cần phải dặn dò thêm các triệu chứng cần lưu ý:

Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh: thở bất thường

Tiêu chảy không mất nước: khát, uống háo hức, có máu trong phân.

Có khả năng đang mắc sởi: Thở nhanh, thở bất thường

Sốt giống sốt xuất huyết: nôn ra máu, tiêu phân đen, chấm nốt xuất huyết dưới da

* Đối với trẻ nhỏ từ 1 tuầnđến 2 tháng tuổi cần phải dặn dò giữ ấm cho trẻ.

3.6.2 Kỹ năng tham vấn

Khi tham vấn cho bà mẹ về bất kỳ vấn đề gì, cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.

1. Hỏi và lắng nghe: Biết lắng nghe, không hỏi đi hỏi lại nhiều lần cùng một câu hỏi, giúp ta thu thập tốt thông tin và giúp bà mẹ tin tưởng vào nhân viên y tế.

2. Khen ngợi : Biết khen ngợi đúng lúc giúp khuyến khích động viên bà mẹ tìm những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho con mình, và tạo được mối quan hệ tốt giữa bà mẹ và nhân viên y tế.

3.Khuyên bảo : Nhân viên y tế cung cấp thông tin cần truyền đạt đến bà mẹ.


4. Kiểm Tra : Nhân viên y tế phải kiểm tra những vấn đề đã tham vấn cho bà mẹ để đảm bảo bà mẹ đã hiểu và thực hiện đúng những gì đã tham vấn. Nên sử dụng câu hỏi mở để kiểm tra.

3.7. Chăm sóc trẻ khi khám lại

Khi trẻ được điều trị tại nhà và tái khám lại theo hẹn hoặc tái khám lại vì những dấu hiệu bệnh diễn tiến nặng hơn, nhân viên y tế cần phải :

Đánh giá đáp ứng điều trị của các vấn đề của lần khám trước.

Đánh giá các vấn đề mới nếu có Nếu trẻ:

Đáp ứng với điều trị: tiếp tục cho đủ liều điều trị

Chưa đáp ứng nhưng không nặng hơn:

- Xem bà mẹ có tuân thủ điều trị hay không

- Đánh giá xem có nguyên nhân nào khác hay không

- Tùy trương hợp có thể tiếp tục điều trị trước đó hoặc thay đổi thuốc điều trị đặc hiệu hoặc chuyển lên tuyến trên.

Bệnh nặng hơn:

- Nếu có chỉ định chuyển viện gấp: thực hiện các biện pháp điều trị trước chuyển viện và chuyển viện gấp.

- Nếu không có chỉ định chuyển viện gấp: Tùy trường hợp, có thể thay đổi thuốc hoặc chuyển viện nếu vượt quá khả năng điều trị của phòng khám.

Tóm lại, trong thực hành tại phòng khám nhi khoa, nhân viên y tế cần phải tuân thủ các nguyên tác khám và điều trị để tránh bỏ sót các trường hợp nặng không được nhập viện và nguyên tắc chuyển viện an toàn. Khi được điều trị tại nhà, bà mẹ phải được tham vấn đầy đủ để đảm bảo chất lượng điều trị, giúp phòng bệnh và tăng cường sự phát triển của trẻ.

4. Lợi ích của chiến lược IMCI

- Đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, hạ thấp tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Kết hợp lồng ghép, hợp tác giữa các chương trình ở tuyến y tế cơ sở.

- Nâng cao năng lực xử trí lâm sàng, giáo dục truyền thông của cán bộ y tế cơ sở.

- Cải thiện thực hành chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình và cộng đồng.

- Giá thành rẻ, hiệu quả, phù hợp với các nước đang phát triển.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phác đồ IMCI áp dụng cho trẻ bệnh trong lứa tuổi

A. Từ 2 tháng đến 5 tuổi

B. Từ 1 tuần đến 5 tuổi

C. Trên 2 tuổi

D. Mọi lứa tuổi

2. Phác đồ IMCI dành để huấn luyện cho:

A. Bác sĩ đa khoa

B. Bác sĩ chuyên khoa nhi


C. Bất kỳ nhân viên y tế nào có khám và điều trị trẻ bệnh

D. Y sĩ đa khoa

3. Khi khám trẻ bệnh phải đánh giá 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, bởi vì các dấu hiệu này là.

A. Nguyên nhân thường gây tử vong và di chứng ở trẻ bệnh

B. Nguyên nhân thường gây tử vong ở trẻ bệnh các nước đang phát triển

C. Dấu hiệu giúp phân loại bệnh

D. Biểu hiện của tình trạng nặng cần chuyển viện gấp

4. Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào, xử trí tiếp theo là:

A. Chuyển viện gấp vì trẻ cần điều trị cấp cứu

B. Hoàn tất nhanh chóng phần đánh giá còn lại, điều trị cấp cứu trước khi chuyển viện và chuyển viện gấp.

C. Hoàn tất nhanh chóng phần đánh giá còn lại, giải thích cho bà mẹ lý do chuyển viện và chuyển viện gấp.

D. Giải thích cho bà mẹ lý do chuyển viện, điều xe cứu thương chuyển viện gấp

5. Tình trạng nào sau đây ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có sốt không phải là chỉ định chuyển viện gấp:

A. Không thể uống được

B. Thóp phồng

C. Cổ gượng

D. Tay chân nhớp lạnh và mạch nhanh yếu



Bài 1: Đặc điểm giải phẩu sinh lý trẻ em

1.D 2. D 3.D 4.D 5.D 6.D

Bài 2: Sự phát triển thể chất trẻ em qua các thời kỳ

Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

1. Thụ tinh

Ra đời

2. Ra đời

Tròn 4 tuần lễ

3. Được 4 tuần lễ 12 tháng tuổi

4. 1 tuổi 6 tuổi

5. 6 tuổi 15 tuổi

Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. B 2. C 3. C 4. A 5.B

Bài 3: Phát triển tinh thần - vận động trẻ em

Trả lời đúng/sai các câu hỏi từ 1 đến 5

1. Đ 2. Đ 3.Đ 4. S 5. Đ

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

1.D 2. B 3. A


Bài 4: Dinh dưỡng trẻ em

1. A 2.D 3.C 4.A 5.D

Bài 5: Thiếu Vitamine A và bệnh khô mắt

1. A 2. B 3. D

Bài 6: Trẻ còi xương do thiếu vitamine D

Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu hỏi từ 1-3

1. Toàn thân

Calci và Phospho Thiếu vitamin D

2. Được hấp thu Lắng đọng

3. Tiền vitamin D

Tia cực tím/tia tử ngoại/ánh sáng mặt trời

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí