Phân Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Thân Tàu Căn Cứ Vào Nguồn Gốc Sinh Ra Rủi Ro


hiểm các chi phí như đóng góp tổn thất chung, cứu nạn và các chi phí nhằm giảm thiểu tổn thất.

ii) Bảo hiểm các hiểm họa nhất định (Named Perils): chỉ bảo hiểm một số hiểm họa quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu dựa trên các điều kiện bảo hiểm gốc, như bảo hiểm tổn thất toàn bộ; bảo hiểm tổn thất bộ phận...‌

iii) Bảo hiểm phụ: loại hình bảo hiểm này thường được áp dụng để bảo hiểm những rủi ro thường bị loại trừ trong gói bảo hiểm gốc, như bảo hiểm rủi ro chiến tranh, đình công.

1.2 Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu


1.2.1 Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu

Rủi ro là một trong những khái niệm cơ bản của bảo hiểm. Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro, nhưng tựu trung lại có thể định nghĩa rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990 dùng “hiểm họa hàng hải” (điều 200), để chỉ những rủi ro hàng hải trong bảo hiểm thân tàu, tuy nhiên lại không giải thích rò hiểm họa hàng hải là gì. Bộ Luật Hàng hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa 1992 dùng “hiểm họa được bảo hiểm” và định nghĩa đó là “bất kỳ hiểm họa hàng hải được thảo thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, kể cả các hiểm họa xảy ra trong vùng nội thủy hoặc trên đất liền liên quan đến hành trình đường biển” [7; đ 216]. Bộ Luật Thương mại Hàng hải Liên Bang Nga 1999 [37; đ 246] và Bộ luật Thương mại Hàng hải Ucraina 1995 [8; đ 239] lại dùng thuật ngữ “nguy hiểm và sự cố” để nói về rủi ro hàng hải, và cũng không nêu rò “nguy hiểm và sự cố” đó cụ thể là gì. Luật hàng hải các nước Phương Tây và Mỹ đều dùng khái niệm “rủi ro hàng hải”. Theo tác giả, “rủi ro hàng hải” là phù hợp, bởi có ý nghĩa rộng hơn, bao quát được một


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

cách đầy đủ hơn những tai nạn, tai họa, sự cố bất ngờ có khả năng gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm, ở đây là tàu biển.

Luật Bảo hiểm hàng hải Anh 1906 định nghĩa rủi ro hàng hải “là những rủi ro do hậu quả của việc lái tàu hoặc xảy ra trong việc lái tàu ở biển gây ra, nghĩa là những rủi ro ở biển, cháy, rủi ro chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, bắt giữ, câu lưu và câu thúc của vua chúa, nhân dân, vứt hàng xuống biển, hành vi phi pháp và bất kỳ những rủi ro nào khác, những rủi ro thuộc loại tương tự hoặc những rủi ro có thể do hợp đồng quy định rò ràng”[6; đ3].

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 3

Trong Bộ luật hàng hải Việt nam sửa đổi năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) nhắc đến khái niệm rủi ro hàng hải, và định nghĩa trên tinh thần chuyển đổi quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 như sau: “Rủi ro hàng hải là những rủi ro xẩy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm” (điều 226).

Như vậy có thể thấy rủi ro hàng hải trước tiên là những rủi ro của biển, những rủi ro trên biển và những rủi ro trên bờ được quy định rò ràng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Tuy nhiên để được bảo hiểm thì những rủi ro hàng hải phải là những rủi ro xảy ra liên quan đến một hành trình đường biển.

1.2.1.1 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro

Căn cứ vào nguồn gốc, có thể chia rủi ro hàng hải trong bảo hiểm thân tàu thành:

i) Thiên tai (Act of God). Là những hiện tượng tự nhiên mà con người không chi phối được như biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần, động đất, núi lửa phun…;


ii) Tại họa của biển (Perils of the Sea) là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ngoài biển, như tàu mắc cạn, đắm, cháy nổ, đâm va nhau, đâm va phải đá ngầm, đâm va phải vật thể khác, bị mất tích. Những rủi ro này gọi là những rủi ro chính;

iii) Các tai nạn bất ngờ khác là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngoài không thuộc những tai họa của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ có thể xảy ra trên biển, trên bộ trên không, trong quá trình vận chuyển… Đây được gọi là những rủi ro phụ;

iv) Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo hiểm gây ra như các rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công và các hành động khủng bố do người khủng bố gây ra;

v) Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đối tượng bảo hiểm hoặc những thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là sự chậm trễ.

1.2.1.2 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm

Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro trong bảo hiểm thân tàu có thể phân thành ba loại chính như sau:

i) Rủi ro thông thường được bảo hiểm, là các rủi ro được bảo hiểm thông thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc. Đây là những rủi ro có tính bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như thiên tai, tai họa của biển, tai nạn bất ngờ khác gồm cả rủi ro chính và rủi ro phụ như mắc cạn, chìm đắm, đâm va, cháy…;

ii) Rủi ro không được bảo hiểm, còn được gọi là rủi ro loại trừ là những rủi ro không được người bảo hiểm nhận hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là loại rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, do lỗi cố ý của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực


tiếp là chậm trễ, những rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lường trước được quy mô, mức độ và hậu quả của nó;

iii) Rủi ro phải bảo hiểm riêng, là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thỏa thuận riêng. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố.

Trong bảo hiểm thân tàu, rủi ro thường có những đặc điểm sau:

- nguyên nhân rủi ro rất đa dạng;

- thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra thường rất lớn, đôi khi mang tính thảm họa (thiệt hại do tổn thất toàn bộ một con tàu có trọng tải trung bình bị phá hủy cũng đã tương đương với thiệt hại do tổn thất toàn bộ của 500- 1,000 ô tô);

- không thể có đánh giá tin cậy về khả năng xảy ra rủi ro, nói cách khác tổn thất trong bảo hiểm thân tàu là hầu như không thể lường trước được.

Như vậy rủi ro hàng hải là những rủi ro xẩy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy nổ, chiến tranh, cướp biển, trộmg cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Rủi ro hàng hải có nguyên nhân đa dạng, thường gây thiệt hại rất lớn và hầu như không thể đánh giá được.

1.2.2 Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu

Tổn thất là những thiệt hại, hư hỏng mất mát của tàu do rủi ro gây ra. Nếu rủi ro là mối đe dọa, là nguyên nhân gây ra tổn thất thì tổn thất là cái đã xảy ra rồi và là hậu quả của rủi ro.

Tổn thất là một khái niệm quan trọng trong bảo hiểm thân tàu, là cơ sở để bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất là hậu quả trực tiếp của những rủi ro hàng hải được bảo


hiểm gây ra. Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu thường rất lớn, đôi khi mang tính thảm họa.

1.2.2.1 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào khả năng bồi thường

Căn cứ vào khả năng bồi thường, tổn thất trong bảo hiểm thân tàu có thể chia thành:

i) Tổn thất bao gồm: là những tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra mà người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm.

ii) Tổn thất loại trừ: là những tổn thất xảy ra do:

- những rủi ro không được bảo hiểm gây ra;

- những rủi ro được bảo hiểm gây ra, nhưng xảy ra do những hành vi sai lầm cố ý của người được bảo hiểm;

- chậm trễ gây ra, dù việc chậm trễ là do rủi ro được bảo hiểm gây ra;

- hao mòn thông thường do chạy và đổ vỡ thông thường, tỳ vết hoặc tính chất của tàu gây ra.

1.2.2.2 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào mức độ


Căn cứ vào mức độ, tổn thất trong bảo hiểm thân tàu có thể phân ra

thành:

i) Tổn thất bộ phận (patial loss): Tổn thất bộ phận là khi tàu bị hư hỏng,

thiệt hại, mất mát một phần, hoặc giảm giá trị của tàu. Đối với tổn thất bộ phận, người được bảo hiểm phải chịu mức miễn thường tùy từng loại rủi ro mà áp dụng mức miễn thường do các bên thỏa thuận.

Tổn thất bộ phận thường xảy ra do những nguyên nhân chính sau: va vào cầu cảng hay các thiết bị khác tại cảng; chạm đáy; thân và trục tàu va vào băng; không cẩn thận khi chuyển hàng; sử dụng không đúng hướng dẫn các thiết bị, máy móc trên tàu.


Trong bảo hiểm thân tàu, tổn thất bộ phận xảy ra thường xuyên hơn và tổng thiệt hại tổn thất bộ phận của tàu cũng thường cao hơn hai, ba lần tổng thiệt hại tổn thất toàn bộ của tàu, vào khoảng 1 tỷ đô la/năm [36; 36].

ii) Tổn thất toàn bộ (total loss): có hai loại:

- tổn thất toàn bộ ước tính (constructive total loss): là trường hợp tàu bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa hoặc chi phí sửa chữa phục hồi là không có hiệu quả; và

- tổn thất toàn bộ thực tế (actual total loss): là khi tàu bị cưỡng đoạt hay bị mất tích., chìm đắm…

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Liverpul, những nguyên nhân chính dẫn đến việc tàu bị tổn thất toàn bộ là do thiên tai; cháy nổ; lũ lụt; mắc cạn; hư hỏng động cơ, trục, chân vịt; mất tích.

Thiệt hại trong trường hợp tổn thất toàn bộ một con tàu trọng tải trung bình thường vào khoảng 7-12 triệu đô la Mỹ, đối với tàu chở dầu trọng tải lớn, thiệt hại có thể lên đến 50-60 triệu đô la Mỹ. Đối với tàu Việt nam, tổn thất toàn bộ một con tàu thường vào khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ. Trung bình một tháng, đội tàu thế giới bị phá hủy khoảng 16 đến 26 chiếc. Hàng năm đội tàu thế giới bị tổn thất toàn bộ hàng trăm tàu, tổng trọng tải lên đến hơn 1,5 triệu tấn, ước tính khoảng 400,000 đô la. Năm 1976, tổng giá trị thiệt hại do tổn thất tàu vào khoảng 440 triệu đô la [41;34]. Từ năm 1987 đến năm 1994 trên thế giới có 128 trường hợp tàu tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính, không kể những tàu nhỏ có trọng tải không quá 500 tấn.

Lịch sử hàng hải thế giới vẫn còn chưa quên những thiệt hại khổng lồ do tàu tổn thật toàn bộ như: vụ đắm tàu Titanic, cho đến nay người ta vẫn chưa thể tính được thiệt hại chính xác; vụ đâm va của hai tàu Venoyl và Venlet, thiệt hại 30 triệu đô la Mỹ; vụ đắm tàu chở dầu Olimpic Bravery, thiệt


hại 50 triệu đô la; vụ tai nạn tàu chở hàng Munhen, tổng thiệt hại cả hàng lên tới 70 triệu đô la.

Gần đây, tại Việt nam chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, hai tàu lớn của Việt Nam đã bị đắm ngoài biển. Ngày 1/5/2005, tàu Sea Bee bị đắm ở vị trí cách bờ biển Thượng Hải, Trung Quốc. 12 ngày sau, tàu Mimosa bị một tàu nước ngoài đâm và bị đắm ở một địa điểm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 130 hải lý. Theo các nhà bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cho những tổn thất này sẽ rất lớn (khoảng 2 triệu đô la/tàu). Hàng năm, số tiền bồi thường tổn thất toàn bộ tàu của các công ty bảo hiểm Việt nam chiếm khoảng 50% doanh thu phí bảo hiểm thân tàu4.

1.2.2.3 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào tính chất của tổn thất

Căn cứ vào tính chất cảu tổn thất, có thể phân thành:

i) Tổn thất riêng (particular average): là những thiệt hại, hư hỏng của tàu xảy ra do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận.

ii)Tổn thất chung (general average): là một loại rủi ro đặc biệt chỉ có trong bảo hiểm hàng hải.

Tổn thất chung là một khái niệm có từ lâu đời trong ngành hàng hải, trước cả bảo hiểm hàng hải và tồn tại độc lập với bảo hiểm hàng hải. Tuy nhiên thời gian gần đây hầu như bất cứ bảo hiểm thân tàu nào cũng bao gồm tổn thất chung như một loại rủi ro đặc biệt.

Tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. Muốn có


4 Nguồn: Bảo Việt


tổn thất chung, phải có hành động tổn thất chung. Hành động tổn thất chung có khi và chỉ khi có sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung nhắm cứu các tài sản khỏi một tai họa trong một hành trình chung trên biển.

Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, cố ý của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu; các hi sinh, chi phí phải là đặc biệt và phi thường; hy sinh chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả quyền lợi trong hành trình; tai họa phải thực sự nghiêm trọng; mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung; và hành động tổn thất chung phải xảy ra trên biển.

Tổn thất chung bao gồm hy sinh tổn thất chung (general aerage sacrifices) và chi phí tổn thất chung (general average expenditure). Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của chủ hàng A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình. Hàng A bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung. Chi phí tổn thất chung là chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Những chi phí tổn thất chung gồm: chi phí cứu nạn; chi phí làm nổi tàu khi mắc cạn, chi phí kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn; chi phí tại cảng lánh nạn như chi phí dỡ hàng, nhiên liệu vì an toàn chung hoặc để sửa chữa tạm thời.

Tổn thất chung được phân bổ theo một tỷ lệ tương ứng với giá trị của tàu, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách ở nơi và thời điểm mà tàu ghé vào lánh nạn sau khi xảy ra tổn thất chung. Tổn thất là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung, chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể. Người bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022