Tình Hình Nghiên Cứu Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Ở Trong Nước


8/2003 khi đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu Hải sản tham quan tại đây cho thấy, mỗi chuyến biển hoạt động của đội tàu làm nghề câu tay cá ngừ vây vàng từ 5 ÷ 7 ngày cho năng suất khai thác bình quân từ 3 ÷ 5 con cá ngừ vây vàng/1 người câu. Như vậy, nghề câu tay câu cá ngừ vây vàng đã được ngư dân Philippine sử dụng cho hiệu quả khá cao và đây cũng là một nghề mới, có năng suất cao cần được nhanh chóng áp dụng vào nước ta.

- Nghề câu cá cá ngừ vằn bằng câu cần và mồi giả: Trước đây, nghề này đã phát triển rất mạnh ở các nước có nghề cá phát triển như Nhật Bản, Đài Loan … Ngư dân ở những nước này sử dụng những tàu có công suất lớn, dò tìm đàn cá trên biển. Khi phát hiện được đàn cá họ tiến hành vứt mồi sống là cá cơm để dụ cá, đồng thời phun những tia nước nhỏ, tạo thành màn sương mù che mắt cá ngừ. Sau đó các thủy thủ sẽ ngồi dọc be tàu sử dụng những cần câu tay mắc mồi giả thả xuống biển rồi giật cần câu một cách liên tục đưa cá lên tàu. Sản lượng đem lại từ nghề này khá cao, đạt tới hàng chục tấn cá trong 1 ngày hoạt động. Tuy nhiên, do thời gian gần đây, do nguồn lợi cá ngừ suy giảm, nên các tàu câu theo hình thức này không mang lại hiệu quả mong muốn.

1.2.5. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản

FAO đã tiến hành cuộc khảo sát thông tin liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới vây của 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi từ năm 1995-1997. Kết quả cho thấy ở một số nước như Pê Ru, Triều Tiên, Malaixia

...có lãi ròng dương, ngược lại ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ...có lãi ròng âm. Lý do của hiệu quả kinh tế thấp là do sự khai thác quá mức về nguồn lợi làm cho sản lượng ngày càng giảm, ngược lại chi phí đầu tư, chi phí bảo dưỡng cao.

Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế

và các yếu tố kỹ thuật [21].

Ở Hawaii, nhóm nghiên cứu Hamilton Marcia và Steve Huffiman [20] đã có nghiên cứu sâu về doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô nhỏ của 4 nhóm ngư dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm tiêu khiển và nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ ra rằng nhóm đánh cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược lại nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí cố định thấp nhất. Chi phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


do yếu tố di chuyển ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí nhiên liệu, nước đá, mồi câu.

Kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế và tài chính nghề cá biển tại 15 quốc gia trên thế giới của các tác giả U. Tietze và J.Prado. J.M.Le Ry. R.Lasch [26] cho thấy, trong tổng số 108 tàu khai thác có đến 105 tàu (chiếm 97%) tàu có dòng tiến luân chuyển dương và bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu trừ chi phí khấu hao và lãi suất, thì có 92 tàu (trong số 108 tàu) có lợi nhuận ròng. Chỉ có các tàu lưới kéo tôm, cá tầng đáy là có dòng tiền luân chuyển âm. Những tàu này trước đây có dòng tiền luân chuyển dương, nhưng một thời gian sau đó có lợi nhuận âm thường rơi vào những tàu có tuổi thọ cao.

1.3. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở trong nước

1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi cá ngừ trên vùng biển Việt Nam

Trong những năm 1991-1993, Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long đã thực hiện đề tài nghiên cứu KN-04-01 nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 8 loài cá ngừ phân bố ở biển Việt Nam, như cá ngừ Chù (auxis tharzard), cá ngừ Ồ (auxis rochei), cá ngừ Chấm (euthynnus affinis), cá ngừ Bò (thunnus tonggol). Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra Atlat cá ngừ và mô tả đặc điểm sinh học của chúng, bước đầu xác định được mùa vụ và công cụ khai thác.

Năm 1994-1997, đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển quần đảo Trường Sa” đã tiến hành khảo sát trên vùng biển ven đảo phía Nam và Tây nam quần đảo Trường Sa [2]. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu vực nghiên cứu có trên 400 loài hải sản, trong đó trên 40 loài thu được bằng các loại lưới rê, trên 10 loài thu được bằng nghề câu vàng. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho biết đặc điểm sinh học, năng suất khai thác, sản lượng của một số đối tượng chính như cá ngừ vằn, cá nổi nhỏ … và sự phân bố của chúng. Tuy nhiên, do phạm vi và nội dung nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả chỉ dừng lại ở mức độ nhất định

Năm 2000-2002, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” [13]. Kết quả nghiên cứu cho biết thành phần loài của cá trong vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ bắt gặp trong các chuyến điều tra có 174 loài cá nổi, trong đó có các loài cá ngừ vằn, cá ngừ Chù, cá ngừ Bò….

11


Trong những năm 1999-2004, Viện nghiên cứu Hải sản đã tiến hành điều tra nguồn lợi cá ngừ ở vùng biển Việt Nam, nghiên cứu tập tính cá và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá ngừ đại dương [1, 6, 13, 14]. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng chính của nghề câu vàng là cá thu ngừ, chiếm tỷ lệ 17,55-60,79% sản lượng nghề câu vàng vụ Nam và 2,19-66,80% sản lượng nghề này trong vụ Bắc. Kết quả điều tra cũng cho thấy thêm, thành phần chủ yếu là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.

Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KC-09-03 “Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam” do PGS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì [15] đã nghiên cứu những yếu tố hải dương liên quan đến nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam.

Về trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam,

kết quả tổng hợp các nguồn số liệu cho thấy:

- Trữ lượng cá ngừ vằn ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ ước tính vào khoảng 618.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 216.000 tấn;

- Trữ lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to khoảng 44.853-52.591 tấn, khả năng

khai thác là 17.000 tấn.

1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ

Đề tài: "Đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác xa bờ ở những vùng trọng điểm” đã được Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành vào năm 1997. Đề tài đã điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác của các nghề khai thác xa bờ về tàu thuyền, máy tàu, cấu tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác và phân tích hiệu quả kinh tế của 4 loại nghề khai thác xa bờ chính là: nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề câu.

Năm 1998, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài: “Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ”. Đề tài đã điều tra tại các bến cá thuộc các tỉnh trọng điểm cũng như trên các tàu đang sản xuất để thu thập các số liệu về tàu thuyền, ngư cụ và hiệu quả kinh tế của nhiều con tàu tham gia khai thác hải sản với 4 loại nghề chủ yếu là: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu. Bằng phương pháp tính toán so sánh, đề tài đã xác định được các mẫu lưới phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng biển, tương ứng với từng nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu.

12


Trong đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” [16] cũng đã đi sâu về công nghệ khai thác xa bờ, trong đó có nghề câu vàng cá ngừ đại dương. Ngoài nội dung đánh giá được tình hình về nguồn lợi của các vùng biển, kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá hiệu quả đầu tư của các tàu đánh cá xa bờ, tình hình sử dụng máy móc thiết bị của các tàu cá và tình hình cơ giới hóa của các nghề khai thác hải sản xa bờ. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp với nghề cá xa bờ, trong đó có nghề câu cá ngừ đại dương.

Đề tài "Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi (chủ yếu là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và ngừ mắt to) và hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khu vực biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ" đã được tiến hành từ năm 2003÷2005 [14]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác bền vững cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ, các đối tượng được đánh giá là: cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to. Đề tài đã đánh giá hiện trạng tàu thuyền và công nghệ khai thác của một số nghề như: nghề lưới vây, nghề câu, nghề lưới rê. Nhìn chung, nghề cá của các tỉnh trong khu vực nghiên cứu đang phát triển một cách tự phát, tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 90 CV chiếm số lượng khá lớn. Kết quả nghiên cứu còn đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác cá nổi lớn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Năm 2005-2006, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ” [11]. Các kết quả của đề tài đã đạt được:

+ Một trong những nội dung được nghiên cứu là sử dụng chà thả ở độ sâu lớn (tới 2000m) để tập trung cá ngừ đại dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều khả năng khai thác cá ngừ đại dương quanh chà bằng lưới vây và câu vàng quanh chà. Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu tập tính cá ngừ bám quanh chà như độ sâu và khoảng cách phân bố của cá quanh chà.

+ Hiện tại ngư dân mới chỉ sử dụng nghề câu vàng để khai thác cá ngừ đại dương như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to. Đây là loại hình khai thác xa bờ có hiệu quả. Tuy nhiên đối tượng khai thác được từ nghề câu vàng thường là những đối tượng đã trưởng thành và thường đều bị xây sát và bị chết trong quá trình khai thác.

13


+ Nghề lưới rê thường chỉ khai thác được các đối tượng cá ngừ nhỏ như: Cá Ngừ chù, Ngừ ồ, Ngừ bò, Ngừ chấm, Ngừ chấm mà không khai thác được hoặc khai thác được rất ít các đối tượng là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to đã trưởng thành. Đồng thời các đối tượng này đều bị chết sau một thời gian ngắn đóng lưới. Mặt khác để phát triển nghề cá theo hướng hội nhập với thế giới thì nghề lưới rê sẽ chỉ còn được phép hoạt động với chiều dài vàng <2,5 km và điều này sẽ làm cho nghề lưới rê dần bị mai một.

Đề tài nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacares; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm. Viện nghên cứu Hải sản được Viện Nghiên cứu Hải sản triển khai năm 2010 [12] đã mở ra hướng mới cho nghề khai thác cá ngừ đại dương. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cho thấy lần đầu tiên ở Việt Nam, đã thiết kế và thi công lồng lưu giữ và vận chuyển cá ngừ đại dương giống. Lồng có dạng hình trụ tròn, đường kính miệng lồng 13m, độ sâu lồng 8m. Khung lồng được làm bằng ống vật liệu dẻo HDPE, có độ bền cao, chịu được sóng gió biển khơi. Lồng có ”Cửa lưới” được thiết kế đặc biệt để nhận cá ngừ đại dương giống dồn từ lưới vây sang. Cấu tạo, kích thước lồng được thiết kế phù hợp với sức kéo của tàu cá Việt Nam.

Đề tài đã xây dựng được quy trình khai thác cá ngừ đại dương giống bằng lưới vây và đã phát hiện ra tập tính cá ngừ đại dương giống thường hay tập trung ở đỉnh các gò nổi ở vùng biển xa bờ, nhờ vậy có thể sử dụng lưới vây kết hợp ánh sáng để khai thác chúng. Khai thác cá ngừ đại dương giống bằng lưới vây kết hợp ánh sáng tại các gò nổi rất phù hợp với nghề cá Việt Nam vì không phải thường xuyên kéo lồng nên đã giảm đáng kể chi phí và trong điều kiện tàu thuyền và ngư cụ rất thô sơ của nước ta đã khai thác thành công cá ngừ đại dương giống, có chuyến biển đã khai thác được 7.830kg cá ngừ vây vàng và 839 kg cá ngừ mắt to; đạc biệt mẻ lưới ngày 14/ 4/2009 đã khai thác được 2.650 kg cá ngừ vây vàng giống. Cá ngừ giống có trọng lượng cá thể phổ biến từ 3-4 kg/con .

Năm 2000 Trường Đại học Thủy sản đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng chà di động cho nghề lưới vây xa bờ khai thác cá ngừ tại Việt Nam” [10]. Nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc du nhập công nghệ mới cho nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta.


Đề tài “Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ”, đã được Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện năm 2006 [10], trong đó có nghề khai thác cá ngừ đại dương. Kết quả đề tài đã đạt được là:

+ Trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ nước ta đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng tốt hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ.

+ Tuổi của thiết bị và công nghệ khá trẻ có thể đáp ứng tốt cho sản xuất trong thời gian 5 năm tới.

+ Mức độ sử dụng thiết bị hiện đại và đổi mới thiết bị, công nghệ thấp và chậm.

+ Trình độ tự động hoá, cơ khí hoá các khâu thao tác ngư cụ còn thấp, sử dụng

lao động thủ công vẫn chiếm ưu thế.

+ Mức độ trang bị động lực và huy động thiết bị vào sản xuất thấp,.

+ Chi phí nhiên liệu trên đơn vị sản phẩm cao. Chất lượng sản phẩm thấp.

+ Chất lượng lao động đảm bảo vận hành tốt các thiết bị và công nghệ hiện có.

+ Hiệu quả đầu tư và lợi ích kinh tế của công nghệ khai thác hiện có khá tốt, nhưng đang có xu hướng giảm dần và không bền vững.

Kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy toàn bộ bức tranh về công nghệ khai thác hải sản xa bờ của Việt Nam, nhằm mục đích chỉ ra được hướng đầu tư chiều sâu công nghệ phục vụ cho nghề cá xa bờ phải như thế nào.

Năm 2011, Nguyễn Văn Kháng, Viện Nghiên cứu Hải sản, đã hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” [11].

Đề tài đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu và nội dung dung nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt cho các năm 2008 và 2009 để đánh giá hiện trạng khai thác và nguồn lợi hải sản theo từng vùng biển ở Việt Nam và nghiên cứu tình hình kinh tế- xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển liên quan đến khai thác hải sản; đề tài còn xác lập được cơ sở khoa học để xây dựng mô hình tổ chức sản xuất cho các vùng biển tuyến bờ, tuyến lộng và tuyến khơi.

Từ đó có được cơ sở khoa học (dựa vào tính toán khả năng nguồn lợi, năng lực khai thác và kinh tế - xã hội) góp phần chuyển đổi cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản theo Nghị định 123-2006/NĐ-CP (nay là Nghị định 33/2010/NĐ-CP) và đề xuất được các giải pháp phục vụ cho việc sắp xếp đội tàu khai thác hải sản hợp lý với từng vùng biển nhằm phát triển bền vững nghề khai thác hải sản.


1.3.3. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề khai thác hải sản

Mặc dù lĩnh vực nghiên cứu hiệu quả kinh tế không thuộc chuyên ngành khai thác thủy sản. Tuy nhiên, xét về hiệu quả công việc, thì dù là làm công việc gì cuối cùng vẫn phải mang lại hiệu quả kinh tế. Để thấy rò hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương ở nước ta, tác giả Hoàng Trọng Oanh đã thực hiện đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tân” [14]. Tác giả đã phân tích đánh gái các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của đội tàu thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tân. Các chỉ tiêu cụ thể là:

- Trình độ công nghệ tàu thuyền và trang thiết bị máy móc.

- Tuổi thọ, thời gian và hệ số đổi mới trang thiết bị máy móc.

- Hệ số đổi mới tàu thuyền và trang thiết bị máy móc.

- Trình độ công nghệ của yếu tố lao động.

- Các chỉ tiêu đặc trưng đóng góp vào hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tân. Tác giả đã quan tâm đến các chỉ tiêu đóng góp về hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương là:

+ Sản lượng khai thác của đội tàu của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tân.

+ Năng suất lao động.

+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

+ Chất lượng sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Để thấy rò hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây và lưới kéo, tác giả Đoàn Xuân Nhân đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo và lưới vây ven bờ tại khu vực Nha Trang, Khánh Hòa” [13]. Trong khi đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây và lưới kéo tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu về sản lượng khai thác.

- Giá trị bằng tiền của sản phẩm khai thác;

Để tính toán hiệu quả kinh tế của các nghề này, tác giả đã sử dụng các đại lượng:

+ Chi phí vận hành, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

+ Doanh thu và lợi nhuận.

Để phân tích hiệu quả kinh tế của các nghề này, tác giả đã sử dụng các chỉ số:

+ Hiệu suất sử dụng chi phí.

+ Tỷ suất lợi nhuận.

16


1.3.4. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

Cá ngừ Mắt to mặc dù phân bố rộng trong cùng vĩ độ với cá ngừ vây vàng, nhưng cá ngừ mắt to thường ưa thích nước lạnh nên sống sâu hơn. Chúng có đặc điểm là lớn nhanh trong giai đoạn còn non, di chuyển giữa vùng ôn đới và nhiệt đới. Cá thường đẻ ở vùng xích đạo với lượng trứng nhiều. Người ta cho rằng cá ngừ Mắt to sống lâu hơn cá ngừ vây vàng nhưng không lâu như loài cá ngừ vây xanh.

Cá ngừ Mắt to ăn mồi sâu hơn cá ngừ vây vàng, chúng ăn nhiều mực và cá nổi tầng giữa. Cá non thường tập trung ở lớp nước xáo trộn gần tầng mặt cùng với những con cá ngừ vây vàng nhỏ có cùng kích thước. Cá lớn thường ở tầng nước sâu hơn, lạnh hơn và có ít oxy hoà tan hơn so với cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng. Hanamoto (1987) ước tính vùng cư trú ưa thích của cá ngừ mắt to là ở nhiệt độ 100 - 150C, bình thường từ 100 - 290C, trong khoảng độ muối 34,5 - 35,5%0, nơi mà lượng oxy đạt mức cao (trên 1ml/l).



Hình 1-4. Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)

Trong vùng biển TBD, cá ngừ mắt to phân bố rộng. Ở phần phía tây TBD, cá phân bố từ phía Bắc Nhật Bản đến Bắc Newzeland, từ vĩ độ 400N đến 300S. Sự phân bố của cá ngừ phụ thuộc vào nhiệt độ nước và lượng oxy hoà tan. Độ muối không đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố của cá ngừ [18,19].

Schaefer và Fuller (2002) nhận thấy cá ngừ ở Đông Thái Bình Dương dùng hầu hết thời gian ban ngày ở độ sâu 200 ÷ 300 m, với nhiệt độ 130 ÷ 140C. Chúng có thể lặn xuống độ sâu trên 1.500m và ở nhiệt độ nhỏ hơn 30 C.

Vào ban ngày, cá ngừ mắt to thường tập trung ở độ sâu 220 ÷ 240m và ban đêm

nổi lên ở độ sâu 70 ÷ 90m, [18,19]. Tập tính di cư thẳng đứng, nổi lên đến tầng nước

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022