sách quản lý chất lượng được vận hành hiệu quả nhằm cam kết và kiểm soát KTV thường xuyên duy trì tính độc lập trong công việc theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chính sách của công ty, đồng thời gắn liền với chính sách khen thưởng và xử phạt công khai tới toàn thể nhân viên công ty.
Qui định mới đây cho phép DNNY được phép ký hợp đồng kiểm toán trong nhiều năm liên tiếp thay vì một năm như hiện nay nhằm giảm áp lực phí kiểm toán, giúp CTKT mạnh dạn đầu tư thời gian và chi phí tìm hiểu chuyên sâu về khách hàng. Tuy nhiên, để bảo đảm tính độc lập, qui định cũng yêu cầu phải luân phiên KTV 3 năm một lần là một khó khăn đối với KTV và CTKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm chuyên sâu là nhân tố đang được đánh giá là quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, do đó các KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán DNNY là một lợi thế, vì thể nên nới rộng qui định luân phiên KTV là 5 năm, điều này cũng phù hợp với qui định tại Luật Kiểm toán độc lập đó là không được phép bố trí KTV thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 5 năm liên tục.
Tóm lại, liên quan đến kết quả khảo sát từ các nhân tố thuộc KTV, cho thấy trách nhiệm từ các CTKT, các cơ quan kiểm soát chất lượng như Bộ Tài chính, VACPA trong việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC DNNY cần lưu ý các nhân tố cũng như các tiêu chí đo lường nhân tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng, đó là kinh nghiệm chuyên sâu, ý thức, chuyên nghiệp của KTV, đồng thời lưu ý các áp lực đối với KTV từ phía DNNY, việc đảm bảo tính độc lập về kinh tế đối với DNNY.
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các công ty kiểm toán
Đối với nhóm nhân tố thuộc CTKT, có 5 nhân tố ảnh hưởng, trong đó mức độ ảnh hưởng cao nhất là Hệ thống kiểm soát chất lượng, tiếp đến là Điều kiện làm việc của KTV/nhóm KT; Phí kiểm toán và thời gian hoàn thành báo cáo kiểm toán; và hai nhân tố ảnh hưởng thấp nhất đó là Danh tiếng CTKT và Qui mô CTKT.
Kết quả này được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với thực tế Việt Nam. Trong khi danh tiếng và qui mô của các CTKT được đánh giá cao trong nhiều nghiên cứu từ nước ngoài, tuy nhiên, ở Việt Nam nhân tố này lại được các KTV đánh giá thấp hơn so với với nhân tố khác, có thể do góc nhìn của các KTV, hoặc theo các chuyên gia, là do thị trường kiểm toán Việt Nam còn khá non trẻ, các CTKT chưa chú trọng vào xây dựng danh tiếng, qui mô hầu hết còn nhỏ, các CTKT
chủ yếu còn phải tập trung vào việc quản lý chất lượng, điều kiện làm việc, nhất là thiết kế phương pháp và công cụ làm việc sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời các giải pháp này cũng nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng là việc chuyên sâu và chuyên nghiệp cho các KTV.
Theo đánh giá của một nghiên cứu về kiểm soát chất lượng [28], qui trình kiểm soát chất lượng bên trong từng CTKT được chấp thuận kiểm toán BCTC DNNY chưa được hoàn thiện. Dựa trên kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất các giải pháp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Nhân Tố Thuộc Về Kiểm Toán Viên/nhóm Kiểm Toán
- Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Tiêu Chí Thuộc Nhóm Ctkt Tới Chất Lượng Kiểm Toán
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Một Số Kiến Nghị Nhằm Tăng Cường Các Giải Pháp
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 22
- Nhóm Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Kiểm Toán [Theo Nghiên Cứu Của Angus Duff (2004)]
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Một là, hoàn thiện Hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT, trong đó đặc biệt quan tâm tới xây dựng một Qui trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng như đề cao Vai trò của người kiểm soát độc lập trong CTKT đối với từng cuộc kiểm toán (hai tiêu chí được đánh giá cao nhất trong Chính sách quản lý).
Kiểm soát chất lượng bên trong nội bộ CTKT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ có liên quan. Theo ISA 220, hệ thống kiểm soát nội bộ của CTKT đối với từng cuộc kiểm toán phải bao gồm: (i) Chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán; (ii) Phân công nhóm kiểm toán; (iii) Thực hiện cuộc kiểm toán; (iv) Giám sát; (v) Tài liệu, hồ sơ kiểm toán. Đối với việc kiểm soát chất lượng toàn công ty cần tuần theo VSQC1, theo đó, hệ thống kiểm soát chất lượng của CTKT phải bao gồm các chính sách và thủ tục cho các nội dung: (i) Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong CTKT; (ii) Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp; (iii) Duy trì mối quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ; (iv) Nguồn nhân lực; (v) Thực hiện hợp đồng dịch vụ; (vi) Giám sát; (vii) Soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy nhân tố này, trước hết phụ thuộc và ý thức và năng lực lãnh đạo của người đứng đầu CTKT, nhằm thiết kế và vận hành một chính sách quản lý và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ hiệu quả chứ không mang tính hình thức. Theo đó, việc kiểm toán phải được chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và soát xét ở tất cả các khâu để có sự đảm bảo hợp lý là công việc đã làm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng ngày càng cao hơn. Các KTV cấp cao nhất phải phân công công việc nhưng không thể chuyển giao trách nhiệm đối với toàn bộ công việc kiểm toán, do đó, kế hoạch và công việc kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét đầy đủ và qua nhiều cấp độ. Việc xây dựng qui trình kiểm soát phải tuân
thủ VSA 220, dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính độc lập, chính trực, khách quan, tạo điều kiện phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn của KTV, đảm bảo công việc kiểm toán phải được chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát ở tất cả các khâu; đảm bảo yêu cầu về duy trì và chấp nhận khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần quan tâm đến các vấn đề sau nếu muốn vận hành một chính sách và thủ tục quản lý chất lượng tốt hơn tại CTKT:
- Chất lượng qui trình kiểm soát chất lượng
- Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán
- Cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm toán
- Vai trò của bộ phận giám sát chất lượng kiểm toán nói chung
- Chú trọng khâu chấp nhận khách hàng.
Hai là, cải thiện điều kiện làm việc, trong đó chú trọng khâu thiết kế một phương pháp và công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp
Để tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho KTV/nhóm KT trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán, các CTKT cần chú trọng khâu thiết kế một Phương pháp và công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp- tiêu chí được đánh giá thuộc 5 tiêu chí có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng kiểm toán. Phương pháp công cụ này thể hiện ở việc xây dựng một qui trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hoặc qui trình kiểm toán chuyên sâu dành cho các khách hàng có cùng tính chất ngành nghề.
Theo kết quả khảo sát, tính chất ngành nghề của khách hàng DNNY có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán. Do vậy, các CTKT cũng cần lựa chọn một phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp. Thực tế, trong hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới vừa ban hành, cách tiếp cận đã thay đổi phù hợp với xu hướng mới. Trước đây khi tổ chức một cuộc kiểm toán thường dựa vào phương pháp chọn mẫu, hiện nay, chuẩn mực mới yêu cầu phải dùng phương pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro, trên cơ sở đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp từ khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung để kiểm toán. Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên [34].
Như vậy, trong thời gian tới, các biện pháp nhằm giúp KTV áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán chuyên sâu theo hướng tiếp cận rủi ro cần có sự hỗ trợ
từ Hiệp hội (như VACPA), hoặc các CTKT tự đào tạo chuyên sâu cho các KTV và liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo KTV chuyên nghiệp như ACCA.
Một đề xuất giải pháp cũng cần được lưu ý đối với các CTKT vừa và nhỏ tại Việt Nam về những lợi ích khi gia nhập thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế, qua đó, được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm toán, được đào tạo chuyên môn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, để phát huy hiệu quả là CTKT thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế, cần có hiểu biết đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm giúp giảm thiểu chi phí và tận dụng được hiệu quả của lợi thế CTKT thương hiệu quốc tế [29].
4.2.3. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường pháp lý
Theo kết quả khảo sát 12 tiêu chí thuộc 3 nhóm nhân tố bên ngoài, kết quả đánh giá mức độ quan trọng nhất cho nhân tố thuộc về DNNN, sau đó đến môi trường pháp lý và sau cùng là các nhân tố bên ngoài khác. Liên quan đến Môi trường pháp lý, có 3 tiêu chí thuộc tính, trong đó, ảnh hưởng yêu chí đầu tiên có mức độ quan trọng nhất thì 2 tiêu chí thuộc về Môi trường pháp lý, đó là:
- Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán và liên quan
- Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán và liên quan.
Kết quả khảo sát thực trạng các nhân tố thuộc môi trường pháp lý, cho thấy đã nhận được sự đồng tình và đồng tình cao- rất cao của các KTV được khảo sát. Tuy nhiên, kết quả khảo sát này được thực hiện trong quá trình các chuẩn mực kiểm toán cũ đang được áp dụng (tức trước thời điểm 37 chuẩn mực kiểm toán mới được ban hành vào tháng 12/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).
Khi áp dụng chuẩn mực kiểm toán cũ, theo đánh giá của Phó Chủ tịch VACPA Bùi Văn Mai [31], những năm gần đây sai phạm về kiểm toán xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó là do hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành của Việt Nam lạc hậu, chưa thể hiện rõ được trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp khách hàng. Tháng 12/2012, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành 37 CMKiT Việt Nam mới thay thế hệ thống CMKiT hiện hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, sẽ là cơ sở để đào tạo, thực hành kiểm toán và kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng BCTC.
Thực tế trong thời gian qua, các KTV/công ty kiểm toán đã gặp phải các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện, và chuẩn mực mới mặc dù đang được VACPA phổ biến tới các CTKT và DNNY, tuy nhiên, trong phạm vi
này, tác giả sẽ đề xuất trên cơ sở các vấn đề mà KTV/CTKT đã gặp phải trong khi áp dụng các CMKiT cũ, theo đó lưu ý các cơ quan quản lý Nhà nước khi hướng dẫn chuẩn mực mới cần được nhấn mạnh tới KTV và CTKT như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán mới
Hệ thống CMKiT được coi là cơ sở hướng dẫn thực hiện công việc kiểm toán của KTV, đồng thời là thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. Hệ thống CMKiT Việt Nam mới gồm 37 chuẩn mực được nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật theo hệ thống CMKiT quốc tế mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014, đã giúp giải quyết được một số vẫn đề còn tồn tại của các năm trước như Qui định rõ trách nhiệm xem xét rủi ro gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của ban quản trị và ban giám đốc đơn vị được kiểm toán; Quy định về thủ tục kiểm toán năm đầu tiên; Trách nhiệm của KTV liên quan đến số dư đầu kỳ, các chính sách kế toán có nhất quán hay không; Quy định những nội dung liên quan đến kiểm tra giao dịch và các số dư với các bên liên quan, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kiểm toán, thu thập giải trình bằng văn bản [34].
Tuy nhiên thực tế, trong số 37 chuẩn mực mới được ban hành tháng 12/2012 tại Thông tư 214/2012, đối với hoạt động kiểm toán BCTC DNNY, 3 chuẩn mực rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới những người sử dụng báo cáo kiểm toán trên TTCK đó là Chuẩn mực số 705- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và Chuẩn mực số 706- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Những chuẩn mực mới ban hành nhằm giải quyết được những vướng mắc chính trong ý kiến kiểm toán của KTV gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Những vướng mắc trong quá trình kiểm toán mà các KTV/CTKT đã gặp phải thời gian qua gặp phải cần được quan tâm nhấn mạnh để hướng dẫn các CMKiT mới ban hành như:
- CMKiT số 700 cũ về “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” còn tồn tại về phạm vi áp dụng, cấu trúc của BCKiT; CMKiT số 705 về “Ý kiến kiểm toán dạng không chấp nhận toàn phần” và CMKiT số 706 mới ban hành vì trong số các loại ý kiến kiểm toán, NĐT rất quan tâm đến loại ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần như chấp nhận từng phần và ý kiến dạng lưu ý, và thường điều này gây nhiều tranh cãi. Theo một nghiên cứu về chất lượng BCKiT, tỷ lệ ý kiến chấp nhận từng phần có xu hướng tăng trong các BCTC DNNY do KTV không thể kiểm tra được các nhân tố như hàng tồn kho, BCTC hợp nhất từ các công ty con, số dư công nợ [31].
Do vậy, cần qui định rõ về các trường hợp phát hành ý kiến kiểm toán theo hướng phù hợp với các CMKiT quốc tế trong các chuẩn mự số 700, 705, 706 mới ban hành để tránh việc áp dụng không nhất quán của các CTKT, đặc biệt là với các ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ví dụ:
Đối với CMKiT số 700 “Báo cáo kiểm toán về BCTC”, cần nhấn mạnh VSA 700 chỉ được sử dụng khi KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần; theo đó, cấu trúc cần nêu rõ ràng về Đoạn mở đầu; Tách “trách nhiệm của Ban Giám đốc” trình bày ở một đoạn riêng biệt với tiêu đề “trách nhiệm của BGĐ về BCTC” cũng như “trách nhiệm của KTV” nên trình bày ở một đoạn riêng biệt (gồm cả nội dung cơ sở ý kiến” và thêm đoạn “trách nhiệm báo cáo khác”.
Đối với VAS 705 “ý kiến kiểm toán dạng không chấp nhận toàn phần”, theo đó, cần làm rõ nội dung cơ sở hay điều kiện cho việc KTV đưa ra 3 loại ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đó là: Ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến không chấp nhận hay ý kiến từ chối, nhằm loại bỏ ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc chung chung và gây nhiều tranh cãi, cũng như khiến cho người đọc khó đánh giá được tính trung thực và hợp lý của BCTC đã kiểm toán.
CMKiT VSA 706 “Đoạn vấn đề cần nhấn mạnh” và “vấn đề khác”, theo đó, KTV cần thiết phải sử dụng ý kiến này để nhấn mạnh các vấn đề cần lưu ý khi đọc báo cáo kiểm toán và ý kiến này chỉ được đưa ra trong trường hợp không chắc chắn về khả năng tổn thất về pháp lý và có ảnh hưởng trọng yếu đến đơn vị.
- Về CMKiT số 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính”. CMKiT số 220 cũ được ban hành năm 2003 (trên cơ sở CMKiT quốc tế ban hành năm 1994) đã bộc lộ nhiều bất cập như: Không qui định rõ ràng trách nhiệm của giám đốc, thành viên ban giám đốc trong hệ thống kiểm soát chất lượng; Không đề cập đến việc soát xét chất lượng thủ tục kiểm soát chất lượng hợp đồng kiểm toán; không đề cập đến cách giải quyết các trường hợp không tuân thủ chuẩn mực; chưa qui định việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Vì vậy, CMKiT VSA 220 mới ban hành cần nhấn mạnh tới những lưu ý này tới các CTKT trong việc xây dựng một chính sách kiểm soát chất lượng hiệu quả tại Công ty.
Ngoài ra, 37 CMKiT mới được ban hành cần sớm có hướng dẫn cụ thể tới các KTV và CTKT. Bên cạnh đó, cần tiếp tục ban hành 4 chuẩn mực mới thay thế các CMKiT số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, CMKiT số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính”, CMKiT số 910 “Công tác soát xét báo
cáo tài chính”, CMKiT số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” và một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp- được đánh giá là rất quan trọng, cần sớm được ban hành và hướng dẫn, phổ biến tới các KTV và CTKT.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán
Chuẩn mực kế toán là cơ sở để KTV đánh giá việc lập, trình bày và công bố các BCTC của các DNNY. Hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật Kế toán và 37 CMKiT được áp dụng từ ngày 1/1/2013, cùng các văn bản hướng dẫn tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế có một số khó khăn vướng mắc cho DNNY và công ty kiểm toán trong quá trình vận dụng, đây cũng là lý do điển hình dẫn đến chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán. Các vấn đề mà trong quá trình kiểm toán, các KTV và CTKT nhận thấy các chuẩn mực cần hướng tới đó là:
- Cần quy định thống nhất việc lập và trình bày BCTC trên cơ sở CMKT, tránh việc trình bày vừa trên cơ sở CMKT vừa trên cơ sở cơ chế tài chính của Nhà nước hay của riêng doanh nghiệp. Kết quả tại một nghiên cứu cho thấy, việc hạch toán khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và cơ chế tài chính (về chênh lệch tỷ giá, về trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán,...) tạo ra kẽ hở cho các DNNY có thể lợi dụng để biến lãi thành lỗ hoặc lỗ thành lãi, dẫn đến sự thiếu minh bạch của BCTC và làm khó khăn cho KTV khi đưa ra ý kiến [31].
- Cần ban hành mới một số CMKT liên quan tới các nghiệp vụ, khoản mục phát sinh phổ biến trên các BCTC của DNNY trên TTCK. Cụ thể là các chuẩn mực liên quan đến “Công cụ Tài chính”, “Thanh toán bằng cổ phiếu”, “Tổn thất tài sản”, “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục”, “Phúc lợi nhân viên”, “Khai thác và đánh giá tài nguyên khoáng sản”, “Kế toán các khoản viện trợ của Chính phủ và Trình bày Thông tin về Hỗ trợ Chính phủ”, “BCTC trong các nền kinh tế siêu lạm phát”... Thực tế hoạt động kinh tế của các DNNY nói riêng, đơn vị có lợi ích công chúng nói chung đã phát sinh nhiều các giao dịch và nghiệp vụ liên quan đến các chuẩn mực này nhưng Việt Nam chưa có CMKT hướng dẫn nên có tình trạng xử lý khác nhau về cùng một vấn đề, gây ra những tranh cãi không đáng có về tính trung thực của BCTC và độ tin cậy của ý kiến kiểm toán.
- Cần hướng dẫn cụ thể hơn về hạch toán các ước tính kế toán, đặc biệt là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, hạch toán chênh lệch tỷ giá, dự phòng phải thu khó đòi, nhất là một số khoản dự phòng đầu tư như dự phòng giảm giá chứng khoán đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và
hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán; dự phòng đối với cổ phiếu OTC trong trường hợp hầu như không có giao dịch theo hướng dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm lập BCTC. Các hướng dẫn này nếu rõ ràng sẽ giúp KTV tránh phải đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với khoản đầu tư trên BCTC của doanh nghiệp, khiến NĐT khó đánh giá mức độ tin cậy của các khoản đầu tư trên BCTC của DNNY.
Ngoài ra, một hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNY (hoặc công ty có lợi ích công chúng) nhằm giúp tằng cường tính minh bạch của TTCK cũng nên sớm được xem xét. Hiện nay Bộ Tài chính, UBCKNN, VACPA đã có thảo luận và cân nhắc việc cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán dành riêng cho các công ty có lợi ích công chúng. Các chuẩn mực đang thảo luận đó là: Chuẩn mực kế toán số 32- Trình bày công cụ tài chính (VAS 32); Chuẩn mực kế toán số 39- Ghi nhận và xác định giá trị (VAS 39); Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 7- Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7); Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 9- Công cụ tài chính (VFRS 9); Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 13- Xác định giá trị hợp lý (VFRS 13); Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 19- Phương thức thanh toán nợ tài chính bằng công cụ vốn (VFIC 19).
Việc cần tập trung hiện nay là tham khảo rộng rãi ý kiến chuyên gia và học tập thêm kinh nghiệm tại các quốc gia đã có hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho các doanh nghiệp có lợi ích công chúng cũng như các DNNY trên TTCK để có bước đi phù hợp với Việt Nam.
Liên quan đến các chế tài xử phạt, mặc dù đây là nhân tố chưa được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất tới chất lượng kiểm toán, tuy nhiên trong thời gian tới, cần được quan tâm, nhằm hỗ trợ cho các nhóm giải pháp khác.
Theo ý kiến của chuyên gia, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chưa rõ ràng và chưa được thực thi. Thực tế với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hiện hành, theo đánh giá của ông Bùi Văn Mai và TS. Hà Thị Ngọc Hà [28, 53], khả năng thực thi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hiện nay là rất thấp, chưa qui định rõ chế tài xử phạt nếu chuẩn mực đạo đức bị vi phạm. Hơn nữa, quyết định xử phạt liên quan đến lĩnh vực kiểm toán hiện chưa qui định rõ trách nhiệm các biên liên quan nếu trên BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai phạm quan trọng gây thiệt hại tới các NĐT. Thực tế, không phải khi nào các sai phạm còn tồn tại trên các BCTC đã được kiểm toán cũng thuộc về KTV. Điều này