Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở lý luận ở chương 1 luận văn và căn cứ kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Các biện pháp tập trung giải quyết vấn đề cơ bản trong công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác GDMT góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Kết quả thăm dò ý kiến CBQL, GV các nhà trường đã chứng tỏ rằng các biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh mà luận văn đề xuất là hợp lý đồng thời khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN trong điều kiện hiện nay của các trường THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

GDMT thông qua HĐTN là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường. Quản lý GDMT thông qua HĐTN được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý đồng thời cần đảm bảo tính hiệu quả thiết thực, thu hút học sinh tham gia, phát huy được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, khắc phục những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Từ thực trạng này, kết hợp với kết quả khảo sát, trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL, GV, HS. Tác giả đã đề xuất 6 biện pháp như sau: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của giáo dục môi trường; Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giáo dục môi trường thông qua HĐTN cho đội ngũ giáo viên; Chỉ đạo giáo viên tổ chức HĐTN các môn học tích hợp nội dung giáo dục về môi trường cho học sinh; Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để GDMT thông qua HĐTN; Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý GDMT thông qua HĐTN; Thường xuyên kiểm tra đánh giá giáo dục môi trường thông qua HĐTN.

Các biện pháp nêu trên tương ứng với các chức năng QL, có mối quan hệ mật thiết, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy trong quản lý GDMT thông qua HĐTN phải phối hợp đồng bộ các biện pháp. Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL và GV cho thấy các biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng trong thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên

Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường từ tỉnh xuống huyện và tới từng trường học.

Xây dựng chương trình, biên soạn các tài liệu hướng dẫn và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV về GDMT, thực hiện chương trình GDMT thông qua HĐTN, cung cấp đến các nhà trường các tài liệu tham khảo, thông tin tư liệu…

Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về tổ chức GDMT thông qua HĐTN cho giáo viên các trường THCS.

Tổ chức hội thảo định kỳ về phương pháp giảng dạy giáo dục môi trường, hoặc nghe các chuyên đề ít nhất 1 - 2 lần/ 1 năm.

2.2. Đối với các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên

Cần quan tâm đúng mức đến công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh, coi GDMT là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho từng gia đoạn cụ thể trong năm học.

Tạo điều kiện cho GV được tham gia các lớp tập huấn về GDMT thông qua HĐTN do Sở, Phòng GD - ĐT và các cơ quan liên quan tổ chức.

Trong từng năm học, nhà trường cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BVMT cho giáo viên và học sinh tham gia; tăng cường tổ chức các HĐTN với chủ đề GDMT cho học sinh.

Trong điều kiện hiện tại, các trường còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học GDMT, Ban giám hiệu nhà trường cần vận động và tranh thủ sự ủng hộ kinh phí của phụ huynh học sinh và các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã để xây nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn; trang bị thùng rác; các phương tiện dạy học hiện đại để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học nói chung và GDMT thông qua HĐTN nói riêng.

Vận động và liên kết các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức GDMT thông qua HĐTN, GD pháp luật về môi trường cho học sinh.

Đưa quy định việc GDMT thông qua HĐTN cho học sinh làm tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ giáo viên hàng năm; ý thức học tập các nội dung GDMT và thói quen hành vi tham gia BVMT của học sinh là tiêu chuẩn xếp loại đạo đức hạnh kiểm cuối năm.

2.3. Đối với giáo viên các trường THCS thị xã Quảng Yên

Coi trọng và quan tâm đúng mức đối với công tác GDMT và các HĐTN về MT cho học sinh.

Tích cực, chủ động, triệt để khai thác những thế mạnh của các môn học mà mình phụ trách để tiến hành GDMT cho học sinh.

Không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân để công tác GD nói chung và GDMT cho học sinh nói riêng luôn cập nhật, đáp ứng những yêu cầu của thực tế xã hội.

2.4. Đối với chính quyền địa phương thị xã Quảng Yên

Quan tâm và giúp đỡ các trường về mặt kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Phối hợp với các nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật cho GV và học sinh, trong đó có pháp luật về MT và BVMT.

Tăng cường các hoạt động truyền thông GDMT tại các khu dân cư để nâng cao ý thức BVMT của mỗi người dân.

Có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc thực hiện giáo dục BVMT.

Quan điểm phát triển bền vững có thể trở thành hiện thực hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào nhóm đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Các trường THCS thị xã Quảng Yên rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể liên quan để công tác giáo dục môi trường trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, góp phần cho học sinh được phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, biết sống thân thiện với môi trường, để việc bảo vệ môi trường không là khẩu hiệu chung chung mà trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể của học sinh mọi cấp học, bậc học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo và nhiều tác giả (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Chính sách giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông Việt Nam, Dự án VIE/95/041, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân (Thực hiện chỉ thị 36/CT- TW của Bộ Chính trị và Quyết định 1363/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2004),

Thiết kế một số mẫu môdul giáo dục môi trường, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ).

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Cục môi trường (1995), Các quy định pháp luật về môi trường, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 36 - CT/TW, ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

9. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

12. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV.

13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phùng Thị Hằng (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Tâm lý học quản lý, Văn hóa nhà trường.

16. Nguyễn Văn Hộ (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Triết lý giáo dục, Chính sách và phát triển GD-ĐT.

17. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học.

18. Hoàng Hoè, Phạm Đình Thái, Đặng Huy Huỳnh, Vũ Thành Mô, Vũ Văn Cẩn (1998), Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục.

20. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nxb Lao động.

21. Luật Giáo dục (2005), Nxb Lao động.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,

Trường cán bộ quản lý GD&ĐT Hà Nội.

23. Phạm Văn Sơn (2010), Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn văn hóa, Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24. Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái học sinh lớp 11 phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ tâm lí giáo dục Đại học sư phạm Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Tính (2017), Những vấn đề chung về Quản lý giáo dục - đào tạo.


Phụ lục 1

PHỤ LỤC


DÀNH CHO CBQL VÀ GIÁO VIÊN

Giáo dục môi trường (GDMT) là một trong những nội dung giáo dục không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Để góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục môi trường thì không thể thiếu hoạt động trải nghiệm cho học sinh về môi trường sau những giờ học trên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, vai trò của các thầy, cô giáo, CBQL giáo dục trong các nhà trường về vấn đề này là hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt công tác quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường trên địa bàn hiện nay, kính đề nghị các thầy, cô giáo cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây:

(Xin thầy, cô đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của mình)

------------------------------------------------------------

Câu 1: Xin thầy cô cho biết tầm quan trọng của GDMT cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.

a. Rất quan trọng và cần thiết.

b. Ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được.

c. Không quan trọng bằng những nội dung GD khác.

d. Không quan trọng.

Câu 2: Xin thầy cô cho biết mục tiêu GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS.

a. Thông qua HĐTN GD học sinh có kiến thức nhất định về môi trường.

b. Thông qua HĐTN hình thành một số kỹ năng BVMT cho HS.

c. Thông qua HĐTN bồi dưỡng cho học sinh có thái độ tích cực đối với vấn đề BVMT.

d. Thông qua HĐTN xây dựng những hành vi đúng đắn ở HS đối với môi trường và BVMT.

e. Thông qua HĐTN làm cho HS có thói quen quan tâm đến những vấn đề về môi trường và BVMT.

Câu 3: Theo các thầy cô, GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS phải bao gồm những những nội dung nào.

TT

Nội dung GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

cho học sinh THCS

Ý kiến

1

Các khái niệm cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, các thành phần cơ bản

của môi trường…


2

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững


3

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân, tác hại và các biện pháp

giảm thiểu ô nhiễm MT


4

Mối quan hệ giữa con người và môi trường, tác động của MT và tài

nguyên đến sinh vật và con người …


5

Các biện pháp để bảo vệ môi trường


6

Luật bảo vệ môi trường, các chính sách môi trường của Đảng và Nhà nước


7

Ý thức - thái độ đối với các vấn đề môi trường


8

Các kỹ năng, hành vi để bảo vệ môi trường


9

Ý kiến khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13

Câu 4: Thầy cô cho biết ý kiến của mình về những hình thức GDMT cho học sinh sau đây:


TT


Các hình thức GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS

Ý kiến của giáo viên

Dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao

Dễ thực hiện nhưng ít

hiệu quả

Hiệu quả nhưng khó thực

hiện

Khó thực hiện và không hiệu

quả

1

Tích hợp vào các môn học để tổ

chức hoạt động ngoại khóa






2

Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về GDMT và tổ chức cho học sinh tham gia các

hoạt động ngoại khoá





3

Thông qua hoạt động truyền thông

MT của các tổ chức xã hội





4

Thông qua các phương tiện thông

tin đại chúng





Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022