DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CMHS : Cha mẹ học sinh
CSVC : Cơ sở vật chất
GD : Giáo dục
GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo GDKNS : Giáo dục kĩ năng sống GDKNS : Giáo dục kĩ năng sống GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệm
HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS : Học sinh
HS : Học sinh
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 1
- Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống
- Kĩ Năng Sống, Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Mục Tiêu Của Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
KNS : Kĩ năng sống
PGD&ĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo PHHS : Phụ huynh học sinh
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát 43
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa và vai
trò của GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh 44
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai về nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải
nghiệm cho học sinh 47
Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai về mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh 48
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai 50
Bảng 2.6. Đánh giá về các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai 52
Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh 55
Bảng 2.8. Đánh giá tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai . 56
Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV và GV về nội dung chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học 58
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai 60
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, giáo viên về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 61
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sư cần thiết của các biện pháp pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thành phố Lào Cai 90
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học TP Lào Cai 91
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 94
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 96
Biểu đồ:
vi
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tính khả thi của các biện pháp 92
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn khi đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Nhiều vấn đề nảy sinh mà trước đây con người chưa từng gặp phải hoặc chưa phải đối đầu thì nay đòi hỏi phải có cách ứng phó để tránh khỏi gặp những rủi ro không cần thiết. Điều đó đặt ra cho con người cần thiết phải có kỹ năng sống.
Với mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục Tiểu học đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Tuy nhiên, việc tích hợp dạy kĩ năng sống vào nội dung môn học, thông qua hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động trải nghiệm để thực hiện GDKNS cho học sinh. GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo của học sinh.
Việc tiếp cận nội dung học tập thông qua việc học, thực học, thực nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết, quan trọng bởi lẽ chỉ có “mắt thấy, tay sờ, tai nghe...” thì đối tượng được giáo dục mới thành công và có kết quả thực tế, hoạt động này thể hiện rõ việc: học sinh học được gì, học như thế nào và học để làm gì.
Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai trong thời gian qua đã quan tâm đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức khác nhau, đã tạo được hứng thú cho học sinh tham gia bước đầu thu được kết quả tốt: học sinh mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ bản thân ngày một thay đổi. Tuy nhiên hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn một số tồn tại: Hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa phát huy hết sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động, chồng chéo về nội dung, giáo viên chưa kiểm soát được mục tiêu, việc đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có chỗ cho học sinh thực hành trải nghiệm, diện tích vui chơi chật hẹp, dụng cụ thí nghiệm, thực hành ít được đầu tư, còn nhiều học sinh chưa có kĩ năng tự phục vụ, chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến với bạn bè, thầy cô, chưa có kĩ năng bảo vệ bản thân… Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên là quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu thành phố Lào Cai” cho công trình nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho HS các trường tiểu học
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, một trong những nguyên nhân đó là yếu tố quản lý còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, đặc điểm của HS tiểu học thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.
6.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 10/2017 đến tháng 7/2018.
- Đề tài khảo sát 10 CBQL, 90 GV, 100 Phụ huynh HS, 200 học sinh của 5 trường Tiểu học của thành phố Lào Cai bao gồm các trường tiểu học: Duyên Hải, Hoàng Văn Thụ, Hợp Thành, Pom Hán, Tả Phời.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành GD-ĐT, các công trình khoa học về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, những bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học để xấy dựng khung lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học của giáo viên và ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Xây dựng bảng hỏi về quá trình tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trên đội ngũ CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh.
7.2.3. Phỏng vấn, tham khảo ý kiến lãnh đạo Phòng giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý các trường, tổng kết kinh nghiệm
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống của Ban Giám hiệu và giáo án dạy kĩ năng sống của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm xin ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả điều tra khảo sát
Sử dụng các toán thống kê để xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được, trên cơ sở đó xác định một cách khách
quan các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường và các nội dung triển khai thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.