Hồ Sơ Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học


tự kiếm việc làm. Một số học sinh khác có khả năng thì sẽ học tiếp tục bằng con đường liên thông để lên đại học.

Vì mục tiêu ngắn hạn quan trọng nhất trong TVHN với học sinh cấp THPT là quyết định sau khi tốt nghiệp lớp 12, nên TVV cần đọc và tìm hiểu sâu hơn những thông tin về tuyển sinh, đặc biệt các tài liệu do Bộ GD&ĐT ban hành. Hiểu rõ về thông tin tuyển sinh sẽ giúp TVV ứng dụng tốt lí thuyết mật mã Holland vào tư vấn nhóm lớn.

Nhóm TVV có thể tham khảo các trường và khối thi có đào tạo các nhóm nghề tương ứng theo bảng sau:

SỰ LIÊN HỆ CÁC NHÓM NGHỀ VÀ KHỐI THI, BAN HỌC

STT

Nhóm nghề

Khối thi

Ban học tương ứng

Ghi chú


1


Nhóm Kĩ thuật

Đa số là khối thi

A, A1 và B, V, H, T

Ban KHTN là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ Môn tự chọn



2


Nhóm Nghiệp vụ

Khối A, A1, B, D

Ban KHTN là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ Môn tự chọn

Các trường đại học ngoài công lập thì chọn tất cả các khối

thi A, A1, B, C, D


3


Nhóm quản lý

Có khối A, A1,

D, C

Ban KHTN là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ Môn tự chọn

Các trường đại học ngoài công lập thì chọn tất cả các khối

thi A, A1, B, C, D


4


Nhóm xã hội

Ban KHTN, Ban KHXH; Ban

Khoa học cơ bản

+ môn tự chọn

Ban KHTN là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ Môn tự chọn

Các trường đại học ngoài công lập thì chọn tất cả các khối

thi A, A1, B, C, D


5


Nhóm nghiên cứu

Khối A, A1, B,

C, D

Ban KHTN là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ Môn tự chọn

Các trường đại học ngoài công lập thì chọn tất cả các khối

thi A, A1, B, C, D


6


Nhóm Nghệ thuật

Khối C và Khối năng khiếu là chính, Khối H, S,

R

Ban KHXH là chính

Ban Khoa học cơ bản

+ môn tự chọn

Các trường đại học ngoài công lập thì chọn tất cả các khối

thi A, A1, B, C, D

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 35


Trong buổi tư vấn, nếu vào thời điểm tuyển sinh, nhóm TVV có thể hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào Hồ sơ đăng ký dự thi CĐ - ĐH. Nhóm TVV cần có các tài liệu liên quan đến việc làm hồ sơ tuyển sinh và nắm vững quy chế tuyển sinh để làm tốt nhiệm vụ này.

5. Bước 5. Trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh

Sau bước 4, học sinh sẽ quay lại nhóm lớn để nghe trả lời và hỏi các câu hỏi liên quan tới hướng nghiệp và tuyển sinh

Căn cứ vào các câu hỏi đã thu được trong phiếu khảo sát, nhóm TVV sẽ trả lời các câu hỏi mang tính phổ biến nhất (nếu không còn nhiều thời gian) và hoặc sau đó, cho học sinh hỏi một số câu hỏi trực tiếp. Trên thực tế, các câu hỏi trong phiếu khảo sát đã được nhóm TVV chuẩn bị câu trả lời, nên nếu không có thời gian trả lời hết nhóm TVV có thể thông báo cho học sinh đọc các câu trả lời mà nhóm TVV sẽ gửi (thông qua facebook, email, webside, bản tin của trường...). Nhóm TVV có thể dành một ít thời gian để học sinh tản ra các nhóm ngẫu nhiên để trò chuyện và giao lưu thêm với các TVV.


Trong trường hợp có nhiều câu hỏi trực tiếp ở phần này, nhóm thư kí nên phân loại các câu hỏi để nhóm TVV có thể trả lời theo các loại câu hỏi

Khi trả lời các câu hỏi về hướng nghiệp và tuyển sinh, nhóm TVV cần chú ý là chỉ nên vạch ra các hướng đi bằng cách vận dụng LTHN hoặc thông tin tuyển sinh, không đưa ra quyết định hay quyết định cho học sinh phải đi theo ngành nghề nào hay cơ sở đào tạo nào. Nói cách khác, vai trò của TVV là hỗ trợ các em ra quyết định của bản thân, không quyết định thay cho học sinh

Khi trả lời các câu hỏi, nhóm TVV nên phân chia các câu hỏi của học sinh thành các cụm câu hỏi khác nhau để trả lời cho có hệ thống.

Các câu hỏi thuộc về các nhóm ngành công an, an ninh, quân đội...

Đối với các câu hỏi lọa này, nhóm TVV nên tư vấn với những nội dung sau:

Tất cả những học sinh muốn dự tuyển vào các trường công an, an ninh, quân đội thì phải nộp hồ sơ sơ tuyển tại công an quận, huyện (nếu thi vào trường cảnh sát, an ninh) và tại ban chỉ huy quân sự quận, huyện (nếu thi vào trường cảnh sát, an ninh) và tại Ban chỉ huy quân sự quận, huyện (nếu thi vào các trường quân đội)

Các nơi này sẽ nhận hồ sơ sơ tuyển vào khoảng tháng 4 hàng năm và cho kết quả sơ tuyển trước kỳ thi tháng 7 hàng năm của Bộ GD&ĐT. Chính vì vậy, học sinh khi nộp đơn thi tuyển vào các trường đại học ngoài khối công an.

Xem thêm phụ lục 6, cách trả lời một số câu hỏi phổ biến của học sinh và quân đội để dự phòng, nếu sơ tuyển không đạt thì học sinh vẫn có hồ sơ để thi vào các trường khác.

Học tại các trường công an, an ninh, quân đội thì học sinh không phải đóng học phí, học xong nhà trường sẽ phân công công tác. Chính vì có nhiều quyền lợi như vậy nên học tại các trường này, học sinh phải tuân theo kỉ luật thép và điểm trúng tuyển cũng nằm "top" cao nên học sinh phải lưu ý khả năng của mình.

Ví dụ, có câu hỏi Em là nữ, em có học ngành công an được không?

TVV vận dụng các giải đáp chung vừa nêu trên để trả lời cho học sinh, bên cạnh đó cũng cho học sinh biết tỉ lệ thu nhận học sinh nữ do công an quận, huyện và Ban chỉ huy quân sự quận, huyện tại địa phương quyết định, thông thường tỷ lệ này dao động từ 5 đến 10% hằng năm.

Nhóm câu hỏi về các môn văn hóa tương ứng với các khối thi và đợt thi: Ở nhóm câu hỏi này TVV nên tư vấn với những nội dung sau:

Cần giới thiệu và nhắc lại sơ lược các nhóm nghề của Holland để các em này biết được hiện nay có 6 nhóm nghề diện rộng được phân chia theo tâm lý học hiện đại. Khi học sinh hỏi những câu hỏi này là những học sinh đó hiểu rất ít về hướng nghiệp và hầu như chưa định hình trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Vì vậy, ngoài việc giải thích các LTHN cho học sinh, TVV cần cho học sinh làm thêm trắc nghiệm hướng nghiệp về kĩ năng (trắc nghiệm tổng quát 1) và trắc nghiệm về sở thích (trắc nghiệm tổng quát 2) nếu thấy cần thiết

TVV nên giới thiệu các khối thi và môn thi tương ứng như: Khối A: Toán, Lí, Hóa; Khối A1: Toán, Lí, Anh; Khối B: Toán, Sinh, Hóa; Khối D: Toán, Văn, Anh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối V: Toán, Lí, Vẽ; Khối H: Văn, Vẽ, Vẽ; Khối M: Văn, môn năng khiếu nhạc; Khối R: Văn, Sử, Năng khiếu thể dục; Khối N: Văn, môn năng khiếu nhạc; Khối R: Văn, Sử, Năng khiếu báo chí; Khối S: Văn, 2 môn năng khiếu sân khấu, điện ảnh; Khối K: Toán, Lý, Kỹ thuật nghề

Ví dụ câu hỏi, Em chỉ học giỏi Anh văn, mấy môn học khác em chỉ học trung bình, vậy em nên thi khối thi nào và trường nào?

TVV vận dụng các trả lời đã nêu trên. Cần cho học sinh thấy là học sinh đó thích hợp với nhóm ngành nghề nào trong lí thuyết mật mã Holland, từ nhóm nghề thích hợp đó


sẽ chọn các ngành nghề mà bản thân có sở thích và khả năng nhiều nhất. Kh iddax có nghề cụ thể rồi thì mới chọn trường thi và khối thi cho phù hợp. Không hẳn giỏi Anh văn sẽ thi khối D, nếu sở thích và khả năng của học sinh đó rơi vào nhóm kĩ thuật thì khối thi nên chọn là A, A1, hoặc B

Nhóm câu hỏi về các nguyện vọng

Ở phần câu hỏi này, TVV nên tư vấn thật kĩ cho học sinh về việc điền thồn tin trong Hồ sơ đăng kí dự thi cao đẳng, đại học của Bộ GD&ĐT. Cần chú ý ở mục số 2 của phiếu đăng kí dự thi là nơi mà học sinh ghi đầy đủ thông tin trường mà mình muốn dự thi (trường này có tổ chức thi tuyển), và mục số 3 là ghi trường mà học sinh muốn vào học nhưng trường đó không tổ chức thi.

Nếu muốn vào học trường có tổ chức thi thì học sinh cứ điền đầy đủ thông tin vào mục 2 (tên trường, mã trường, mã ngành, khối thi) và không ghi gì vào mục số 3 cả. Nếu học sinh muốn vào học ở trường không tổ chức thi thì học sinh cứ điền đầy đủ thông tin vào mục số 3 (tên trường, mã trường, mã ngành, khối thi), còn ở mục số 2 học sinh chọn một trường có tổ chức thi để mượn dự thi, tại đây học sinh điền đày đủ thông tin (tên trường, mã trường, khối thi) và không ghi mã ngành thi.

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng kí dự thi, trước khi nộp hồ sơ, học sinh phải photo mặt trước của Phiếu đăng kí dự thi số 1 và nộp cùng với bộ hồ sơ đăng kí dự thi

TVV vận dụng việc trả lời như vừa nêu trên. Cần chú ý cho các em biết là trong hồ sơ chỉ có NV1. Sau khi các em thi và có kết quả, nếu thi đỗ vào NV1 thì đương nhiên các em sẽ làm thủ tục nhập học trường đó. Nếu không thi đỗ mà điểm thi các em đạt từ điểm sàn đại học (khoảng 13-14 điểm) trở lên thì các em sẽ nhận.

Nhóm các câu hỏi về việc làm đầu ra

Đối với các câu hỏi thuộc nhóm này, TVV cần nắm vững quy mô cơ cấu nguồn nhân lực của địa phương và cả nước. Nếu có được các dự báo ngành nghề thì có thể tư vấn cho học sinh những ngành nghề đang cần đào tạo nguồn nhân lực (tra cứu trên google về đào tạo nguồn nhân lực) thì rất tốt.

TVV cần vận dụng các LTHN để giải thích cho các bạn học sinh về việc "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", học sinh cần chọn nghề nghiệp phù hợp, học thật tốt thì sẽ có việc làm. Cần cũng cho học sinh nhận định hướng phát triển các nghề nghiệp sau 5 năm.

Ví dụ câu hỏi, Xin thầy cô cho biết ngành nào hiện nay hot nhất, cơ hội việc làm cao nhất và có tiền nhiều nhất?

TVV vận dụng các kiến thức trả lời vừa nêu trên, bên cạnh đó nên giải thích cho học sinh biết là mình phải chọn nghề phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Nếu nói nghành nghề đó là hot thì có thể nó thích hợp với người này mà không thích hợp với người kia.

Hiện nay các ngành nghề có chữ công nghệ vẫn còn đang hot như công nghệ phần mềm, công nghệ môi trường, công nghệ vật liệu mới... chúng ta cần lưu ý 5 năm sau, các ngành nghề này còn hot không hay đã bão hòa.

Nhóm câu hỏi so sánh trình độ đào tạo của các trường

TVV nên cẩn thận khi trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần nhận định chung và tránh trả lời theo quan điểm cá nhân. Nếu học sinh có hỏi sự so sánh giữa các ngành dào tạo trong cùng một trường đào tạo, TVV nên giải thích kĩ nếu hiểu rõ về trường đó. Nếu học sinh có hỏi sự so sánh giữa các ngành đào tạo giống nhau tại các trường đào tạo khác nhau thì TVV nên giải thích chương trình đào tạo của các trường đó nếu biết. Không nên so sánh trường nào hay hơn hoặc dở hơn vì so sánh sẽ bị khập khiễng.

Cho hỏi ví dụ, xin thầy cô cho biết ngành Công nghệ sinh học của Đại học Khoa học tự nhiên và của Đại học Bách Khoa nơi nào dạy hay hơn? Ngoài ra các trường dân lập cũng có đào tạo ngành này như vậy em làm sao biết trường nào tốt mà học?


TVV vận dụng các cách trả lời nên trên. Trong tường hợp ngành Công nghệ sinh ọc của Đại học Khoa học tự nhiên và của Đại học Bách khoa là cùng chung trong hệ thống Đại học Quốc gia thì TVV có thể nói về chương trình đào tạo của 2 trường rất giống nhau nhưng đặc thù của Đại học Bách Khoa là dạy về Ứng dụng. Các trường dân lập cũng có đào tạo các ngành này. Nếu các em có học lực tốt thì em nên học tại các trường công lập (vì đóng học phí ít hơn trường dân lập, làm trường có tiếng nên dễ xin việc làm hơn). Nếu em có học lực trung bình, em có thể thi và học ở các trường dân lập, trong quá trình học cần nỗ lực chuyên cần để có tay nghề cao và cơ hội xin việc làm cũng sẽ thuận tiện hơn.

Kết thúc buổi tư vấn, nhóm TVV cung cấp cho học sinh những nguồn khai thác thông tin để các em có thể tự tìm thêm thông tin về tuyển sinh, nghề nghiệp và TTTLDĐ. Cách đầu tiên và dễ dàng nhất là tra cứu trên mạng internet. Các trang web về thông tin và thị trường tuyển dụng mà các học sinh có thể dùng:

http://www.thongtintuyensinh.vn/Default.htm và http://thi.moet.gov.vn/?page=1.7: Hai trang này có những thông tin về các ngành học, trường học rất hữu ích cho học sinh http://www.vietnamworks.com; http://kiemviec.com/; www.hrvietnam.

www.chonviec.com: Là những trang TDLĐ, nơi các học sinh có thể vào xem xét để biết thêm về thị trường việc làm trong nước.

http://dubaonhaluchcmc.gov.vn: là trang về dự báo nhân lực, nơi giáo viên, cha mẹ và học sinh có thể tham khảo thêm thông tin về cung và cầu trong TTTDLĐ tương lai

Chú ý: Nhóm TVV nếu có thể thì cung cấp địa chỉ email hay facebook cho học sinh liên lạc sau buổi tư vấn. Nhóm TVV luôn luôn phải có một tài liệu tóm tắt về nội dung của buổi tư vấn để phát cho học sinh sau buổi tư vấn hoặc để cho GVCN phát cho các em khi về.

III. GIAI ĐOẠN SAU CỦA BUỔI TƯ VẤN

Ban tổ chức buổi tư vấn nên họp để tổng kết kết quả buổi tư vấn và định hướng hoạt động tiếp theo để hỗ trợ học sinh hướng nghiệp. Các câu trả lời thắc mắc hay thông tin về tuyển sinh mà học sinh còn chưa rõ nên được đưa lên bàn tin hay góc hướng nghiệp của nhà trường

Nếu có điều kiện, CSGD có thể làm bản tóm tắt ngắn về buổi tư vấn để gửi cho cha mẹ học sinh. Điều này sẽ giúp cha mẹ học sinh hiểu thêm về công tác tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh. Ở lứa tuổi này, ý kiến của gia đình là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chọn ngành học và chọn nghề của học sinh.

Chú ý: Không nên kết hợp buổi tư vấn với các hoạt động quảng cáo của các trường cao đẳng, đại học vì khi có mặt các trường đó, nhóm TVV khó trả lời tế nhị các câu hỏi của học sinh về chất lượng đào tạo cũng như các vấn đề thực trạng của các trường đó.


CÂU HỎI/BÀI TẬP THỰC HÀNH

Anh/chị hãy soạn một giáo án tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho lớp chủ nhiệm và thực hành giáo án đó.


Phụ lục 2.5.

Chuyên đề 4

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH


1. Giới thiệu khái quát về chuyên đề

Chuyên đề này nhằm mục đích nêu những nội dung đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang cho phù hợp với mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp và khắc phục được hạn chế căn bản của giáo dục hướng nghiệp. Đó là, thiếu kết quả định lượng để đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của giáo viên cũng như đánh giá mức độ nhận thức và chuyển biến của học sinh về định hướng nghề, mức độ kiểm soát của nhà trường về phân luồng học sinh khi ra trường đảm bảo mục tiêu giáo dục của trường THPT tỉnh Tuyên Quang.

Đây là nội dung rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới nhiều thành tố của hoạt động giáo dục hướng nghiệp (nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức). Do đó, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục hướng nghiệp.

2. Mục tiêu người học cần đạt được

- Nắm được phương pháp lập hồ sơ đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

- Có kỹ năng sử dụng phiếu trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp của học sinh để theo dõi xu nghề của học sinh trong quá trình giáo dục

- Có kỹ năng xây dựng đề kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức nghề nghiệp của học sinh và đánh giá kết quả nhận thức của học sinh.

3. Phương pháp thực hiện chuyên đề

Thời gian: 08 tiết Không gian: Lớp học

Phương pháp tư duy: Nghiên cứu tài liệu, phiếu trắc nghiệm Phương pháp học tập: Học viên nghe giảng, làm bài tập thực hành

4. Tài liệu, sách tham khảo

- Tài liệu bồi dưỡng "tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh trung học phổ thông" (Nguyễn Ngọc Tài chủ biên) Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012.

- Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2013

5. Nội dung của chuyên đề

I. HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC

SINH

Hồ sơ đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp là bộ công cụ dành cho các đối

tượng tham gia quá trình theo dõi kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bao gồm:

1. Phiếu theo dõi kết quả giáo dục hướng nghiệp của học sinh

2. Phiếu trắc nghiệm tìm hiểu nguyện vọng - xu hướng nghề của học sinh

3. Bảng tổng hợp kết quả giáo dục hướng nghiệp

Bộ hồ sơ được xem như là công cụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp giúp cho Ban giáo dục hướng nghiệp và Hiệu trưởng thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá.


Phiếu theo dõi kết quả giáo dục hướng nghiệp của học sinh: Căn cứ vào lý luận giáo dục hướng nghiệp ta thấy, kết quả của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phải tích hợp kết quả giáo dục của 4 hình thức được tiến hành đồng thời trong nhà trường, trong đó chương trình giáo dục hướng nghiệp của lớp 10, 11, 12 thực chất đã bao hàm các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Vậy nếu coi như các hoạt động giáo dục qua dạy các môn văn hóa và hoạt động ngoại khóa là bổ trợ cho việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp thì kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sau mỗi kỳ học, năm học phải được thể hiện qua "phiếu kết quả tư vấn hướng nghiệp"

"Phiếu kết quả tư vấn hướng nghiệp" (mẫu 1, phụ lục) được coi như hồ sơ đính kèm học bạ của học sinh. Giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động có tổ chức dạy trên lớp nhưng không kiểm tra đánh giá bằng phương pháp cho điểm mà là kết quả theo dõi diễn biến tâm lý, năng lực, lý tưởng nghề nghiệp của học sinh trong ba năm học tương tự như theo dõi đánh giá hạnh kiểm. Vì thế, Phiếu tư vấn hướng nghiệp bao gồm hai phần:

Phần 1: Các thông tin trích ngang của học sinh. Trong đó, phải có các thông tin về sức khỏe, sở trường năng khiếu, môn học có kết quả tốt và kém nhất, có phần tự đánh giá tính cách của học sinh, dự định thi để học tiếp giai đoạn đào tạo theo khối nào, thành phần gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ.

Phần 2. Kết quả trắc nghiệm về nguyện vọng ngành nghề, nhận thức về nhu cầu rèn luyện phẩm chất nghề phù hợp, xu hướng nghề của học sinh.

Mỗi học kỳ Tổ tư vấn hướng nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra trắc nghiệm bằng phiếu trắc nghiệm và tổng hợp kết quả tự đánh giá và lựa chọn khối thi, trường dự định thi vào, nghề nghiệp của học sinh sau mỗi năm học để theo dõi phân luồng học sinh, tham mưu cho Ban Giám hiệu về biện pháp điều chỉnh hướng nghiệp cho học sinh kịp thời.

Phiếu trắc nghiệm tìm hiểu nguyện vọng - xu hướng nghề của học sinh

Căn cứ vào quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giao dục và Đào tạo về giáo dục hướng nghiệp tác giả xây dựng "phiếu tìm hiểu nguyện vọng xu hướng nghề của học sinh" (mẫu 2, phụ lục 03) làm công cụ đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau mỗi kỳ học và năm học. Trên cơ sở thông tin của học sinh đã điền trong phiếu, giáo viên theo dõi hướng nghiệp ghi kết luận về các mặt: Xu hướng nghề, khả năng đáp ứng xu hướng lựa chọn nghề; khối thi theo hướng đào tạo nghề; trường đại học/cao đẳng/đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo và thông báo kết quả đánh giá của mình cho từng học sinh, tổng hợp danh sách học sinh chưa có chính kiến phù hợp và có phương pháp tư vấn định hướng đối với những em chưa thể hiện được nhận thức về chọn nghề, gửi danh sách co tổ tư vấn hướng nghiệp để có biện pháp theo dõi phù hợp.

Bảng tổng hợp kết quả giáo dục hướng nghiệp dành cho giáo viên phụ trách lớp: Để tổng hợp kết quả giáo dục hướng nghiệp của một lớp học sinh tác giả đã xây dựng bảng tổng hợp (mẫu 3 phụ lục 03) thống kê kết quả giáo dục hướng nghiệp cho mỗi lớp. Giáo viên phụ trách có trách nhiệm thống kê và chuyển kết quả cho tổ tư vấn hướng nghiệp tổng hợp theo dõi

Bảng tổng hợp kết quả giáo dục hướng nghiệp của học sinh theo khối lớp và toàn trường: Để tổng hợp kết quả giáo dục hướng nghiệp của toàn trường tác giả đã xây dựng bảng tổng hợp (mẫu 4 phụ lục 03) dành cho tổ tư vấn hướng nghiệp thống kê kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh toàn trường theo năm học. Tổ tư vấn hướng nghiệp có trách nhiệm thống kê và báo cáo kết quả với Hiệu trưởng, đề xuất các phương án tổ chức giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh theo kết quả đã thu được của kỳ học/ năm học trước.


II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

Nhà quản lý cần chú ý sử dụng Tổ tư vấn hướng nghiệp là đơn vị tổng hợp cập nhật kết quả vào phiếu tư vấn hướng nghiệp; Tổ giáo dục hướng nghiệp và Tổ dạy nghề phổ thông phối hợp thực hiện khâu tổ chức kiểm tra tìm hiểu xu hướng nghề hoc học sinh và nhận xét kết quả tìm hiểu xu hướng nghề vào mỗi phiếu.

Khi thực hiện biện pháp này nhà quản lý cần chú ý sử dụng mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp, phân công rõ nhiệm vụ của các tổ trong Ban giáo dục hướng nghiệp và điều hành hoạt động của Ban giáo dục hướng nghiệp theo kế hoạch chi tiết của năm học.

Ngoài việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên những kiến thức cơ bản về tư vấn hướng nghiệp đã nêu ở biện pháp 3 để đảm bảo thực hiện biện pháp này cần chú ý bố trí nhân lực phù hợp đáp ứng được nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi thống kê kết quả hệ thống bảng biểu nêu trên, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin có thể đầu tư xây dựng phần mềm quản lý phiếu kết quả giáo dục hướng nghiệp bổ sung hệ thống quản lý chất lượng giáo dục của hà trường đang vận hành

Về thời gian kiểm tra đánh giá: Cần bố trí vào buổi sinh hoạt lớp theo chủ đề để giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên tư vấn hướng nghiệp triển khai thực hiện.

Về quản lý hồ sơ: Cần có phân công cụ thể cho người phụ trách quản lý phiếu kết quả của học sinh cả ba năm học, mỗi năm 01 phiếu, cần cung cấp đầy đủ và kịp thời phiếu tìm hiểu nguyện vọng - xu hướng nghề của học sinh cho giáo viên để có thời gian thực hiện


CÂU HỎI / BÀI TẬP

Anh/chị hãy lập hồ sơ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp của học sinh lớp phụ trách?


PHỤ LỤC Số 2.5 Mẫu 1


1. Mẫu Phiếu kết quả tư vấn hướng nghiệp

TRƯỜNG THPT......................................................................................................................

NĂM HỌC...............................LỚP...................... ..................................................................


KẾT QUẢ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

A. Phần học sinh ghi

Họ và tên học sinh:..................................................................... .............................................

Ngày tháng năm sinh:.......................Giới tính.........................................................................

Họ tên bố..........................................Nghề nghiệp...................... .............................................

Họ tên mẹ.........................................Nghề nghiệp..................... ..............................................

Địa chỉ gia đình........................................................................................................................ Nghề truyền thống của gia đình (nếu có).................................................................................

Môn học tốt nhất..............................Môn thích nhất................................................................

Môn học kém nhất............................Xếp loại học lực năm vừa qua:

Dự định sau khi tốt nghiệp thi khối.................Trường.................. ..........................................

Tự đánh giá khả năng của bản thân................................................. ........................................

Tự đánh giá tính cách của bản thân................................................ .........................................

B. Phần giáo viên ghi

1. Kết quả trắc nghiệm xu hướng nghề học kỳ I

Xu hướng nghề............................................................................... .........................................

Khả năng đáp ứng xu hướng lựa chọn nghề................................... .........................................

Khối thi theo hướng đào tạo nghề............................................................................................

Trường đại học/ cao đẳng/ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo.

......................................................................................................... ........................................

......................................................................................................... ........................................

......................................................................................................... ........................................

2. Kết quả trắc nghiệm xu hướng nghề học kỳ II

Xu hướng nghề:............................................................................... ........................................

Khả năng đáp ứng xu hướng lựa chọn nghề................................... .........................................

Khối thi theo hướng đào tạo nghề............................................................................................

Trường đại học/ cao đẳng/ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................


2. Mẫu phiếu tìm hiểu nguyện vọng - xu hướng nghề [Phụ lục Số 2.5 Mẫu 2] PHIẾU TÌM HIỂU NGUYỆN VỌNG - XU HƯỚNG NGHỀ

Họ tên:...................................TuổiNam, nữ............ Lớp:...........................................................................................

Ngày.............tháng................... năm...................................

Câu 1: Em có mong muốn chọn hướng học tập hoặc hoạt động nào, sau khi tốt nghiệp hoặc kết thúc lớp đang học (Chọn một trong các khả năng trả lời):

1. Thi vào các trường đại học

2. Thi vào các trường trung cấp

3. Tôi muốn học nghề ngay

4. Tôi muốn đi lao động ở nước ngoài

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí