Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGH : Ban giám hiệu

CBQL : Cán bộ quản lý

CLB : Câu lạc bộ

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất

CTGD : Chương trình giáo dục

GD : Giáo dục

GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo

GTS : Giá trị sống

GV : Giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

GVBM : Giáo viên bộ môn

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 2

HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS : Học sinh

HT : Hiệu trưởng

KT-ĐG : Kiểm tra - đánh giá

KT-XH : Kinh tế - xã hội

QLGD : Quản lý giáo dục

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TNST : Trải nghiệm sáng tạo

TPTĐ : Tổng phụ trách đội

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng khách thể khảo sát 43

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST 44

Bảng 2.3. Thực trạng các con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang 44

Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về khái niệm giá trị sống 45

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thiết cần giáo dục giá trị sống của học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 46

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giá trị sống được giáo dục qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 47

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động TNST 49

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động TNST khảo sát trên học sinh 50

Bảng 2.9. Thực trạng các lực lượng giáo dục và mức độ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTNST 50

Bảng 2.10. Bảng kết quả khảo sát thực trạng nội dung GTS hình thành ở học sinh THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 52

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST 53

Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST trong trường THCS 54

Bảng 2.13. Thực trạng việc lập kế hoạch quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST của CBQL trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 55

Bảng 2.14. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST .57

Bảng 2.15. Bảng kết quả khảo sát việc giáo viên đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST 59

Bảng 2.16. Bảng kết quả khảo sát việc thực hiện quy trình đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST 59

Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST 61

Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST 69

Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch tổ chức giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST...70 Bảng 3.3. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục GTS thông qua hoạt

động TNST theo từng chủ đề/từng tháng cho các khối lớp 70

Bảng 3.4. Tính cần thiết của các biện pháp tổ chức giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST 80

vi

Bảng 3.5. Tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST 81


MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài‌

Giá trị sống (Living values) vốn là chủ đề đã được bàn thảo từ khá sớm trong lịch sử. Trong những bàn thảo đó, nhiều nội dung của các khoa học xã hội nhân văn như Triết học, Đạo đức học, Xã hội học, Tôn giáo học, Tâm lý học, Giáo dục học... đã được đề cập đến để làm rõ nội hàm của nó. Chẳng hạn: Cuộc sống là gì ? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Những gì làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa? Làm thế nào con người có thể chung sống với nhau mà không xung đột? Con người có những quyền cơ bản nào? Điều gì làm nên phẩm giá con người. Và như vậy giá trị sống đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về cả nội dung và phương pháp truyền tải đến với con người trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng.

Theo định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, ngoài các mục tiêu quan trọng như giáo dục tri thức, đạo đức, hình thành các kỹ năng kỹ xảo cần thiết thì giáo dục giá trị sống cũng là đích đến quan trọng cần vươn tới đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Nếu thế hệ trẻ không có nền tảng giá trị sống vững chắc sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì đoàn kết, không biết cách thích ứng trước những thay đổi của cuộc sống hoặc đôi khi còn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn. Không có nền tảng giá trị sống vững chắc con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, định hình chúng thành mục đích sống, từ đó dẫn đến những toan tính vị kỷ, lối sống thực dụng.

Hình thành cho học sinh nền tảng giá trị sống vững chắc, không sa đà vào những thú vui vật chất tầm thường mà biết sống hướng thiện, biết hướng tới những giá trị nhân văn cao cả, tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, trách nhiệm và có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và có ích cho xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Nền tảng giá trị

sống vững vàng, chắc chắn là động lực để khuyến khích con người khám phá tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.

Giá trị sống là đòi hỏi khách quan của xã hội, nếu mỗi cá nhân hình thành được cho mình những giá trị sống phù hợp với giá trị của dân tộc, của thời đại, thì sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hành động của cá nhân với dân tộc, khi đó mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định, giá trị sống vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nhân cách.

Học sinh cấp THCS là lứa tuổi có những thay đổi lớn với những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất và tinh thần, đây là lứa tuổi rất dễ chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý, ý thức. Trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ, học sinh dễ có những hành vi lệch chuẩn. Chẳng hạn như coi trọng sự hưởng thụ từ sớm, không quan tâm, không xác định được vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, không chú ý nhiều đến việc học tập và việc tạo lập một cuộc sống vững chắc cho bản thân. Có nhiều biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy việc giáo dục giá trị sống là nhiệm vụ rất quan trọng, rất cần thiết để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Giáo dục để học sinh THCS hiểu biết về giá trị sống đã khó, khuyến khích các em thể hiện được các giá trị sống một cách tự giác trong học tập, lao động còn khó hơn. Các em rất cần được trải nghiệm trong các hoạt động cụ thể để hình thành cảm giác tích cực từ đó có được hành vi ứng xử theo chuẩn mực. Nếu được động viên, khích lệ, ủng hộ, quan tâm các em sẽ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mặt khác học sinh THCS là lứa tuổi rất ham tìm tòi, hay khám phá, ham thực hành, chính vì lý do này nên việc tổ chức giáo dục định hướng giá trị sống cho các em thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hết sức cần thiết và phù hợp.

Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung và cho học sinh THCS nói riêng trong nhiều năm nay đã được các cơ quan quản lí giáo dục từ trung ương đến địa phương quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này trong các nhà trường còn nhiều lúng túng và chưa thực sự có hiệu quả. Tỉnh Bắc Giang là một trong các địa phương đã quan tâm giáo dục nội dung này trong đó có huyện Hiệp Hòa. Trong nhiều năm qua phòng GD-ĐT huyện đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS nhưng các hoạt động còn mang tính hình thức, chưa lồng ghép được nhiều thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên chưa có kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh nên trong triển khai còn thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” với hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống nói riêng cũng như chất lượng giáo dục học sinh THCS nói chung trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn khác có điều kiện tương tự.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Đề xuất được các biện pháp tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS huyện Hiệp Hòa.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức giáo dục GTS cho học sinh THCS thông qua HĐTNST.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng về tổ chức, quản lý giáo dục GTS cho học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa thông qua HĐTNST.

- Đề xuất các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu‌

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua HĐTNST.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS thông qua HĐTNST.

5. Giả thuyết khoa học‌

Nếu tổ chức tốt được hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động TNST sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh và hiểu sâu hơn, xác định tốt hơn những giá trị sống cần thiết. Đồng thời việc tổ chức, quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST khi được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả theo một quy trình hợp lý sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, huy động được sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS tại địa phương.

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài‌

- Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu việc quản lí các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS diễn ra trong nhà trường.

- Phạm vi khảo sát: Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại 26 trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa

+ Số lượng cán bộ quản lí: 52 (trong đó có 01 Hiệu trưởng, 01 Hiệp phó).

+ Số lượng giáo viên, cán bộ Đoàn trường: 78

+ Số lượng học sinh : 260 em, chủ yếu là học sinh khối 8.

7. Phương Pháp nghiên cứu‌

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích các tài liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu trước đây để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Tổ chức,

quản lý hoạt động giáo dục; giáo dục giá trị sống; hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giáo dục giá trị sống thông qua HĐTNST.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp Quan sát: quan sát học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST do tác giả nghiên cứu và triển khai hoặc các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

- Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài nghiên cứu tiến hành điều tra đối với 52 cán bộ quản lý, 26 giáo viên chủ nhiệm, 26 giáo viên làm công tác Đoàn đội, 26 giáo viên dạy bộ môn, 260 phụ huynh và 260 học sinh khối 8.

- Nghiên cứu hồ sơ lưu, các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động TNST nói chung và các hoạt động giáo dục giá trị sống nói riêng của các trường và rút kinh nghiệm.

- Xin ý kiến chuyên gia trong việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST do tác giả đề xuất.

7.3. Phương pháp toán thống kê

- Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu: sử dụng công thức toán học trong Exel để thống kê, xử lý số liệu đã thu được nhằm biện luận kết quả nghiên cứu trong đề tài.

8. Cấu trúc luận văn‌

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh trường THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục GTS ở trường THCS, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS, huyện Hiệp Hòa , tỉnh Bắc Giang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023