Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 12

+ Bước 3 (LL3): Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, đảm bảo quy trình theo pháp luật (D3’) nhưng yếu tố "người nhà", "giọt máu đào hơn ao nước lã" là yếu tố quyết định (D3’’).

Sơ đồ khái quát của LL3: A nhưng B

Tác tử đảo hướng lập luận nhưng đã phản ánh mối quan hệ nghịch nhân quả giữa hai vế câu và thể hiện qua lí lẽ theo thang độ trong quan điểm xử lí quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ: đảm bảo quy trình theo pháp luật (chỉ là dấu hiệu hình thức) không được coi trọng bằng yếu tố “người nhà” bởi lí lẽ “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Điều này là một lời nói đay vì có sự xuất hiện của cụm từ “lợi ích nhóm”. Có thể diễn giải quá trình suy ý là: đảm bảo quy trình theo pháp luật (D3) nhưng yếu tố “người nhà” (lợi ích nhóm) quyết định (lợi ích cá nhân được coi trọng hơn pháp luật) (D3’) nên kết quả (C3- ngầm ẩn) là: đã xử lí theo yếu tố “người nhà”.

+ Bước 4 (kết hợp dữ kiện): Tiến độ thực hiện thì phải hết sức thần tốc (D4).

Đây là một lời miêu tả bổ sung thêm cho LL3. Hết sức thần tốc đã tạo hàm ý mỉa mai về quy trình quy hoạch, bổ nhiệm theo tư tưởng “người nhà”.

+ Bước 5 (LL5): Pháp luật nghiêm minh, chính sách công khai, thông tin quy trình minh bạch (D5) nhưng con đường tìm đến công lí của người dân vẫn còn một khoảng cách khá xa (D5’).

Có thể hiểu cấu trúc D5 nhưng D5’ là:

D5 (có nghiêm minh, có công khai, có minh bạch) => x (có công lí)

D5’ = con đường đến công lí còn… xa (- x).

Suy ra hàm ý: - D5 (theo quy tắc suy luận Modus Tollens).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

LL5 đã phản ánh một nghịch lí rằng: dù nghiêm minh, công khai, minh bạch nhưng người dân vẫn không thể tìm thấy được đường hướng thay đổi để có được công lí. Hình thức trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng nội dung. Hàm ý của LL5 là: sự nghiêm minh, công khai, minh bạch chỉ là vỏ bọc bên ngoài, thực chất người dân sẽ vẫn không thể thấy công lí trong tương lai gần (C5).

+ Bước 6 (LL6): biết những hạn chế sai phạm tồn tại từ trước kéo dài đến nay (D6) nhưng tinh thần của một Chính phủ kiến tạo và sự chỉ đạo của một bộ máy hành pháp là xuyên suốt (D6’).

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 12

Lập luận trên chứa tiền đề (dữ kiện): hạn chế sai phạm là từ trước định hướng kết luận: (Chính phủ) không phải hành động (bởi lí lẽ: ai làm thì người đó chịu). Tiền đề tinh thần của một Chính phủ kiến tạo và sự chỉ đạo của một bộ máy hành pháp là xuyên suốt sẽ hướng đến kết luận: (Chính phủ) cần hành động. Cấu trúc Dù A nhưng B có kết luận coi trọng B và định hướng kết luận của B sẽ là kết luận chung cho cấu trúc này. Vì vậy, lập luận trên có kết luận là: Chính phủ cần hành động vì dân (C6’).

+ Bước 7 (LL7): Vậy thì, với trách nhiệm của một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân (C6’- D7’), xin hỏi Chính phủ đặt tâm thế của mình vào đâu để hành

động (C’), vào lợi ích của người dân hay vào ai mà cho đến nay những tiêu cực, sai phạm về kỷ cương phép nước, thực trạng khó khăn đời sống của người dân vẫn không giảm có dấu hiệu phức tạp hơn, gây mệt mỏi cho nhân dân (D7’’). Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không C’’?

Lập luận LL7 có sơ đồ là: A muốn y thì A phải x. A không x thì A có cần y không?

Lập luận trên đã dựa theo quy tắc suy luận Modus Ponens

Nếu muốn y phải x có nghĩa x là điều kiện cần, đủ để có y: x => y và - x => - y (không đặt lợi ích vào quyền lợi của nhân dân).

A có cần x nữa hay không? là một câu hỏi chất vấn về một sự thật hiển nhiên vì A cần x để có y. Câu hỏi đó không còn là câu hỏi chính danh mà chuyển sang chức năng tu từ, hàm ý bác bỏ khả năng muốn y của A. Tiền giả định (lí lẽ ngầm ẩn): Chính phủ rất cần được nhân dân ủng hộ, cần niềm tin của người dân (vì quan điểm Nhà nước của dân, do dân, vì dân). Chất vấn: có còn/ cần A không? là hàm ý cảnh báo về hành động với tình thái đạo lí: phải coi trọng lợi ích của nhân dân. Điều này là tiền đề dẫn đến LL8.

+ Bước 8 (LL8): Nếu còn cần đến niềm tin của người dân (D8) thì trừ việc ban hành những văn bản chỉ đạo hỏa tốc (R8) thì Chính phủ cần phải có những giải pháp căn cơ để làm chìa khóa mở những từ khóa như "đúng quy trình bổ nhiệm, phân cấp, giải cứu" đang dần khép lại niềm tin của người dân (C).

Ta có sơ đồ lập luận 8: Nếu cần D8 (trừ R8) thì cần phải C (C là điều kiện cần của D8).

- Sơ đồ hóa mô hình chuỗi đại LL:

LL1 (= D1*) + LL2 (= D2*) + LL3 (= D3*) + D4 (= D4*) + LL5 (= D5*) + LL6 (= D6*) => LL7 (= C*) => LL8 (= C**)

Như vậy, lập luận qua những trường hợp trên có cấu trúc tầng bậc đan xen chặt chẽ cả về hình thức và ngữ nghĩa. Chúng không cố định về số lượng các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố. Sự phức hợp này tùy thuộc vào các yếu tố như ngữ cảnh, nội dung, phạm vi chất vấn; năng lực lập luận của NH và NTL. Nhưng, nhìn chung, các câu hỏi và trả lời có xu hướng phức hợp rò rệt thể hiện góc nhìn biện chứng về vấn đề.

2.4. Tiểu kết

Vận dụng phương pháp nghiên cứu lập luận theo quan điểm miêu tả của O. Ducrot và sơ đồ lập luận của S. Toulmin; chương hai của luận án đã khảo sát, miêu tả đặc điểm lập luận của các đại biểu Quốc hội Việt Nam (qua phiên chất vấn) nhìn từ cấu trúc nội tại trong các lượt lời. Khảo sát 83 ĐLL (206 TLL) và khảo sát mở rộng tại một số phiên CV cho thấy lập luận trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) trên diễn đàn Quốc hội có những đặc điểm sau:

Lập luận (qua phiên chất vấn) có dạng cấu trúc tầng bậc về hình thức, tạo nên các lớp nghĩa (tường minh, hàm ẩn). Cách thức trình bày lập luận thường có xu

hướng theo mô hình: D- C (kết luận đứng sau tiền đề/ luận cứ) đối với các diễn ngôn chất vấn, C- D- (C) đối với các câu điều hành hoặc các câu trả lời. Trong cấu trúc của lập luận, số lượng các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố không cố định, thường là cấu trúc phức (mô hình 2-3 hoặc hơn 3 lần suy luận). Sự phức hợp này phụ thuộc vào các yếu tố như ngữ cảnh, nội dung, phạm vi chất vKấn; năng lực, thị hiếu sử dụng lập luận của người hỏi và người trả lời.

Các chỉ dẫn lập luận được sử dụng với vai trò tạo sự liên kết và định hướng ngữ nghĩa cho lập luận. KTLL được sử dụng với những hình thức có tính quy thức, ảnh hưởng bởi bối cảnh giao tiếp tại Nghị trường Quốc hội. Các KTLL này tạo nên các mối quan hệ: nguyên nhân- kết quả, điều kiện- kết quả, bổ sung- tăng tiến, loại trừ, liệt kê…. Trong đó, chủ yếu là KT2VT. Đáng chú ý, các kết tử nghịch hướng có vai trò quan trọng trong các phiên chất vấn. Chúng có giá trị tạo nên các luận cứ đa chiều, khiến kết luận được nhìn nhận thấu đáo (nhất là đối với các câu hỏi chất vấn).

Kết tử trong các lượt lời chất vấn và trả lời có sự xuất hiện của các kết tử nhiều hơn 3VT (các phương tiện nối thể hiện trình tự liệt kê các phương diện: thứ hai, thứ ba, thứ tư…) tạo nên chuỗi các luận cứ cũng như là kết luận rò ràng, mạch lạc. Kiểu kết tử loại trừ, phản ánh các trường hợp ngoại lệ cho kết luận. Các kết tử này dẫn nhập thành phần quan trọng là cơ sở cho tranh luận hợp lí. Chúng tạo ra sự chắc chắn, sức thuyết phục, phổ quát cho yếu tố biện minh. Ngoài ra, chúng cũng quy định sự xuất hiện/ không xuất hiện yếu tố hạn định cho kết luận. Nếu đã đề cập đến đầy đủ các trường hợp phản bác thì kết luận sẽ không cần sử dụng yếu tố hạn định biểu thị mức độ tin cậy thấp. Nhưng, trong lập luận qua phiên chất vấn cho thấy, yếu tố phản bác ít được đề cập. Cho nên, thường xuất hiện yếu tố hạn định trong kết luận nêu ra. Yếu tố hạn định này tương ứng với các TTTT của hành vi ở lời: xác tín, khuyến lệnh, điều khiển, cam kết, đề đạt nguyện vọng. Các TTTT này có thể xếp theo những thang độ mạnh- yếu nhất định. Chúng tác động đến hành vi lập luận. Để tránh những kết luận cực đoan, vi phạm tính logic, hoặc thiếu sức mạnh tác thể, cần lưu ý về vai trò, tác dụng của mỗi loại TTTT trong những ngữ cảnh nhất định.

Bên cạnh các TTTT, còn xuất hiện các TTLL có tác dụng đảo hướng lập luận và tăng cường sức mạnh lập luận của lí lẽ. Các kiểu tác tử này có xu hướng sử dụng nhiều hơn trong các diễn ngôn chất vấn sắc sảo.

KTDNKL có thể không xuất hiện trong các trường hợp: lập luận đảo kết luận lên trước; kết luận chính là câu chất vấn (tồn tại ở dạng câu hỏi/ câu đề nghị). Trường hợp kết luận là câu chất vấn, bản thân của sự mâu thuẫn logic đã trở thành chất xúc tác cho sự cần yếu phải xuất hiện kết luận. Do đó, không nhất thiết phải có sự hỗ trợ của yếu tố KTDNKL.

Lí lẽ qua phiên chất vấn có sự đa dạng bởi sự kết hợp của các loại khác nhau: lí lẽ theo giá trị (theo căn cứ pháp luật, theo thực tế tồn tại, theo quyền uy, theo cảm xúc), nhân quả (quy luật logic, quy luật lẽ thường theo quan điểm cộng đồng, xã hội), lí lẽ theo phương pháp chất vấn, lí lẽ theo thang độ. Mỗi kiểu lí lẽ có vai trò nhất định, gắn liền với xu hướng được sử dụng trong những ngữ cảnh điển hình. Trong đó, lí lẽ nhân quả thường được sử dụng nhiều nhất. Lí lẽ theo phương pháp chất vấn là dạng lí lẽ điển hình trong lượt chất vấn. Dựa trên các kết quả phân tích từ các trường hợp cụ thể, chương 2 đã trình bày một số sơ đồ lí lẽ thường gặp. Mỗi sơ đồ cho biết nội dung về các trường bất biến và trường phụ thuộc. Trong đó, trường bất biến gồm mối quan hệ suy luận, các yếu tố hạn định (qualifier) cho kết luận; các yếu tố tham số (dữ kiện d, tuyên bố c) sẽ là các yếu tố thuộc trường phụ thuộc. Các tham số này sẽ thay đổi theo ngữ cảnh, bối cảnh lập luận. Lí lẽ chính là yếu tố cốt lòi tạo nên giá trị của lập luận. Khi xây dựng lập luận, hiện thực hóa các tham tố phụ thuộc trong sơ đồ lí lẽ, ta được các lập luận cụ thể. Mỗi sơ đồ lí lẽ chứa các yếu tố quy định về điều kiện dùng. Đó chính là cơ sở để đánh giá các lập luận trong thực tế. Các lập luận đảm bảo các điều kiện dùng này sẽ là những lập luận tốt và ngược lại. Ngoài việc phải đảm bảo khuôn chung cho các lí lẽ, sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đúng, đảm bảo tính mạch lạc cũng là một yêu cầu để có những lập luận hiệu quả.

Phương pháp và kết quả nghiên cứu lập luận từ cấu trúc nội tại của các lượt lời sẽ là tiền đề cho những đánh giá về lập luận với vai trò là hành vi ngôn ngữ trong sự tương tác hội thoại tranh luận trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam.

Chương 3

LẬP LUẬN TRONG HỘI THOẠI TRANH LUẬN TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC HỘI (QUA PHIÊN CHẤT VẤN)

3.1. Dẫn nhập

Chân lí sinh ra trong tranh luận và cũng chết đi trong tranh luận. Muốn tranh luận hợp lí, trước hết, cần phải tạo ra được các lập luận tốt từ cấu trúc tự thân. Ngoài ra, cần phải xem lập luận với tư cách là hành vi ngôn ngữ trong vận động hội thoại để hướng đến đích hội thoại. Khi đó, cả hội thoại sẽ đóng vai trò là một lập luận khái quát. Mỗi tham thoại trong hội thoại tranh luận là một đại lập luận (chúng có thể bao hàm tiểu lập luận trong cấu trúc nội tại của diễn ngôn). Đại lập luận là một hành vi ngôn ngữ (chất vấn, trả lời, điều hành). Mỗi tham thoại (lượt lời) sẽ góp phần bổ sung, mở rộng các thành tố trong cấu trúc lập luận khái quát. Chúng có thể là yếu tố dữ kiện (/ luận cứ), yếu tố biện minh (/ lí lẽ), yếu tố phản bác, kết luận cho lập luận khái quát. Có thể sơ đồ hóa lập luận khái quát (dạng đơn giản nhất: gồm 1 lượt tranh luận- đối chất) như sau:


(Q1)

D1 (d=> c)

C1

W1

(B1)

(R1)

(Q2)

C2

D2 (d => c)

W2

(R2)


NH (hành vi CV)

NTL (hành vi trả lời CV)


(B2)

Lược đồ 1: Lập luận khái quát (dạng đơn giản) trong tranh luận (qua phiên chất vấn)

Để đánh giá sự năng động của cuộc hội thoại (chất lượng của cuộc tranh luận), cần đánh giá kiểu mô hình, lược đồ lập luận được tiến hành.

3.1.1. Phân tích trường hợp

Xét trường hợp LL khái quát (hội thoại tranh luận) dưới đây (phân tích theo lượt lời):

(3.1) NH: Hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thái Bình, có tình trạng nông dân không thiết tha với đất lúa, do hiệu quả cây lúa mang lại không

cao. Năm 2014 Chính phủ quyết định chi hơn 470 tỉ đồng để thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất lúa. Vậy tiêu chí như thế nào thì được Chính phủ hỗ trợ. Thái Bình có phải là tỉnh phải bảo vệ và phát triển đất lúa hay không?

(XIII, 9, S11.06.2015, L15)

Lập luận của lời chất vấn trên có thể được phân tích và sơ đồ hóa như sau:

Lời chất vấn trên có 3 tuyên bố tạo nên ba bước lập luận: 1, hiệu quả cây lúa không cao nên nông dân không thiết tha với đất lúa; 2, nông dân không thiết tha với đất lúa nên Chính phủ đã quyết định chi 470 tỉ đồng để thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất lúa; 3, tiêu chí được Chính phủ hỗ trợ là gì và Thái Bình có phải bảo vệ và phát triển đất lúa không? Ta có thể tường minh hóa các bước suy luận theo mô hình

S. Toulmin:

- Bước 1: đồng bằng sông Hồng, hiệu quả cây lúa mang lại không cao (D1) nông dân không thiết tha với đất lúa (C1). Cơ sở biện minh (W1) (lẽ thường): người ta chỉ làm những việc mà cho rằng sẽ mang lại hiệu quả).

- Bước 2: D2’ = C1: nông dân không thiết tha với đất lúa; D2’’ (thực tế- tiền giả định ngầm ẩn): lúa là cây trồng thế mạnh trong ngành nông nghiệp Việt Nam; W2: cần phải duy trì phát triển ngành trọng điểm, thế mạnh của quốc gia; C2: chính phủ quyết định chi hơn 470 tỉ đồng để thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất lúa.

- Bước 3: C2 = D3’; D3” (dữ liệu thực tế- tiền giả định ngầm ẩn): đã có các vùng đất lúa được hỗ trợ; D3”’ (dữ liệu thực tế- tiền giả định ngầm ẩn): Thái Bình chưa nhận được kinh phí; W3 (lí lẽ theo thang độ) các vùng trồng lúa khác được hỗ trợ kinh phí, Thái Bình có quy mô và tầm quan trọng hơn thì càng phải được ưu tiên hơn khi hỗ trợ; BW3 (dữ liệu thực tế- tiền giả định ngầm ẩn): Thái Bình là một trong những vựa lúa lớn nhất đồng bằng sông Hồng, thậm chí cả nước; C3 (lời CV): Tiêu chí nào thì được Chính phủ hỗ trợ? Thái Bình có phải tỉnh phải bảo vệ đất lúa không? (CV về một sự thật hiển nhiên để hàm ý thể hiện thái độ phê bình việc thực hiện chính sách thiếu sót).

W3

D1

C1

W1

D2’

C2

W2

D3’

C3

D3”

W3

BW3

Chúng ta có thể sơ đồ hóa lại quá trình lập luận này như sau:



Trong sơ đồ lập luận này, cả ba bước lập luận đều thiếu yếu tố hạn định (qualifier) theo mô hình lập luận của S. Toulmin. Chính điều này là cơ sở để đại biểu phản bác bằng cách hỏi về sự có hay không sự hạn định trong tuyên bố C2 [tiêu chuẩn, đối tượng không được cụ thể hóa hay hạn định trong phát ngôn này (đây là phát ngôn được đại biểu trích dẫn từ Nghị quyết của Chính phủ)]. Nếu theo cách hiểu không chặt chẽ thì C2 được hiểu là dành cho các vùng đất lúa nói chung. Căn cứ vào lí lẽ theo thang độ W3, vùng đất lúa Thái Bình đáng lẽ phải được hỗ trợ đầu tiên. Thay vì kết luận tường minh, người nói đã đặt các câu hỏi CV dựa trên yếu tố hạn định (sự không chắc chắn tồn tại cơ sở nào đó cho kết luận: Thái Bình không phải là vùng đất được xét hỗ trợ). Đưa ra sự hạn định trong phát ngôn kết luận là để ngừa trước tình huống phản bác (nếu có). Vậy nên, câu hỏi CV này rất chặt chẽ, khách quan và đảm bảo sức thuyết phục (sức mạnh) của lập luận.

(3.2) Thưa Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42 về quản lí đất lúa, trong đó chúng ta đưa ra những chính sách để ngăn cản việc chuyển đổi một cách quá dễ dãi đất lúa sang những mục đích khác, đặc biệt là các mục đích phi nông nghiệp, như là làm các khu đô thị, xây dựng khu dân cư v.v... vui chơi giải trí, sân golf. Nhờ có Nghị định số 35 đó thì mỗi năm chuyển 50 nghìn hecta đất lúa sang việc khác, đến nay giảm xuống chỉ còn 10 đến 15 nghìn hecta/năm, đó là một thành công. Đối với tôi, đất lúa là di sản của dân tộc. Đất nước chúng ta không còn đất lúa để mở mang nữa. Chúng ta chỉ có vậy thôi, mãi mãi muôn đời, đây là nguồn sống, chúng ta phải bảo vệ. Nhưng không phải bảo vệ bằng cách để nông dân phải gắn với cây lúa như tôi đã báo cáo không thể có thu nhập cao hơn. Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng lúa. Trước đây, theo Nghị định 35 hỗ trợ trực tiếp, bây giờ Chính phủ sửa lại là tiền đó hỗ trợ chuyển giao cho chính quyền các cấp để xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng để hỗ trợ cho nông dân nhưng không chia cho mỗi hộ vài trăm ngàn, thậm chí vài chục ngàn nữa mà hỗ trợ thông qua các cấp chính quyền. Để tạo điều kiện cho nông dân giữ đất lúa, có thu nhập cao hơn khi có cơ hội sản xuất.

Trong Nghị định số 42 (sửa đổi) cũng đã đưa ra những cơ chế. Bộ nông nghiệp cũng ban hành một thông tư nói rất rò rằng giữ đất lúa, nhưng có thể trồng các loại cây trồng khác mà nông dân có thể có thu nhập cao hơn. Tôi về Hưng Yên thấy bà con nông dân trồng chuối có thu nhập thay vì trồng lúa có 50, 60 triệu đồng. Tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp và khi cần chúng ta vẫn trồng lúa được. Thậm chí bà con ở Ninh Thuận trồng thanh long, tất nhiên bây giờ giá thanh long rất thấp nhưng cũng đã có những lúc thanh long giá cao, có người thu hoạch tới 1 tỉ đồng/hec ta. Chúng ta hoàn toàn tạo điều kiện cho nhân dân.

(XIII, 9, S11.06.2015, L20)

Có thể khái quát nội dung diễn ngôn trả lời này thành các ý lần lượt như sau: 1, khẳng định chính phủ có ban hành Nghị định 42 về chính sách hỗ trợ để giữ đất lúa (đã ban hành); 2, ca ngợi hiệu quả của chính sách (nhờ có… mà); 3, vai trò của đất lúa đối với dân tộc (là di sản, là nguồn sống); 4, khẳng định đất lúa là hữu hạn (chỉ… thôi); 5, trình bày Chính phủ có chính sách hỗ trợ trồng lúa vì thấu hiểu tình cảnh của người dân; 6, trình bày về cách thức hỗ trợ (chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang chuyển giao cho chính quyền); 7, giải thích chính sách nhà nước linh hoạt chuyển đổi trồng lúa và trồng các loại cây khác để cân bằng quyền lợi kinh tế của người dân và chính sách bảo vệ đất lúa (giữ đất lúa, trồng cây khác, thu nhập cao hơn); 8, trình bày ví dụ thực tế nông dân thực hiện mô hình chuyển đổi (Hưng Yên, Ninh Thuận); 9, đánh giá chính sách linh hoạt chuyển đổi là phù hợp (Tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp); 10, khẳng định nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân.

Như vậy, diễn ngôn của Bộ trưởng có 3 bước lập luận như sau: Bước 1: A1 (1, 2, 3, 4, 5, 6)

Bước 2: A2 (7, 8, 9)

Bước 3: A3: (A1, A2; 10); W3: lí lẽ quy nạp.

Từ đó, chúng ta có thể lược đồ hóa mối quan hệ tranh luận của hội thoại tranh luận này như sau:

NH1 (Đại biểu 1)

NTL (Bộ trưởng)

D


C

Chú thích: Hỗ trợ

Hình 3.1.

Như vậy, diễn ngôn trả lời của Bộ trưởng chỉ là trình bày chính sách hỗ trợ nông dân với lí lẽ thể hiện sự tích cực tạo điều kiện cho nông dân. Qua đó, hàm ý, ca ngợi chính sách của Nhà nước vừa đảm bảo chủ trương giữ ngành trọng điểm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của người dân (thậm chí lợi ích kinh tế của người dân đặc biệt được nhấn mạnh). Câu trả lời này chỉ giải thích cho tiền đề ban đầu của diễn ngôn mà NH (Đại biểu 1) đã nêu ra (vấn đề: hiệu quả kinh tế trồng lúa không cao, người dân không thiết tha với trồng lúa và Chính phủ có chính sách hỗ trợ để giữ đất lúa) mà không phải đích cuối cùng Đại biểu 1 hướng đến (tại sao Thái Bình không được hỗ trợ?). Đây là một lập luận sai vì không đi vào trọng tâm vấn đề cần giải thích (lập luận sai “không quan yếu”/ lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu”). Vì thế, một đại biểu khác đã nhắc lại câu hỏi bằng cách tường minh hóa tiền đề (dữ liệu ngầm ẩn) trong lời Đại biểu 1 để điều chỉnh sự chú ý về nội dung chính như sau:

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí