- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh;
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông.
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp quản lý | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Điểm TB X | Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN -GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn | 31 | 86,11 | 5 | 13,89 | 0 | 0 | 2,86 | 5 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An | 35 | 97,22 | 1 | 2,78 | 0 | 0 | 2,97 | 2 |
3 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; | 33 | 91,67 | 3 | 8,33 | 0 | 0 | 2,92 | 3 |
4 | Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh | 32 | 88,89 | 4 | 11,11 | 0 | 0 | 2,89 | 4 |
5 | Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An | 30 | 83,33 | 6 | 16,67 | 0 | 0 | 2,83 | 6 |
6 | Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông | 36 | 100 | 0 | 0,00 | 0 | 0 | 3,00 | 1 |
Điểm trung bình của nhóm | 2,91 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Hiệu Quả Và Tính Khả Thi
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dhnpt Ở Trung Tâm Gdnn - Gdtx Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học, Các Nguồn Lực Để Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Học Nghề Phổ Thông
- Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 15
- Quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Các chuyên gia đánh giá rất cao mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất: Có 87,85% đánh giá là rất cần thiết, chỉ có 12,15% đánh giá là cần thiết và không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết. Cả 6 biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với điểm trung bình từ 2,83 đến 3 và điểm trung bình của nhóm là 2,91 điểm.
Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp: “Tăng cường đầu tư CSVC, TBDH, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông” với 36 ý kiến đánh giá rất cần thiết (chiếm 100%), điểm trung bình là
3,00 điểm. Như vậy, các chuyên gia đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng cường CSVC, TBDH, và các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát, các chuyên gia cho rằng, bổ sung trang thiết bị cho phù hợp với ngành nghề, cập nhật tương ứng với sự phát triển của các ngành nghề là điều cần thiết cho việc giảng dạy và định hướng nghề phổ thông.
Các biện pháp được đánh giá cần thiết tiếp theo là biện pháp: Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN -GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, với hầu hết ý kiến đánh giá rất cần thiết chiếm trên 86%, điểm trung bình của mỗi biện pháp đều lớn hơn 2,85.
Biện pháp: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông, được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất (có 83,33% chuyên gia đánh giá là rất cần thiết, có 16,67% chuyên gia đánh giá là cần thiết và điểm trung bình là 2,83). Có lẽ, các chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ lôi cuốn học viên vào hoạt động học nghề, sẽ tạo cho học viên ý thức tự giác, thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần học tập tích cực.
3.4.2. Tính khả thi
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi ở câu 2 (phục lục 3) với các chuyên gia, kết quả thu được qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp quản lý | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | Điểm TB X | Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN -GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn | 31 | 86,11 | 5 | 13,89 | 0 | 0,00 | 2,86 | 3 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX | 34 | 94,44 | 2 | 5,56 | 0 | 0,00 | 2,94 | 1 |
3 | Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng | 30 | 83,33 | 6 | 16,67 | 0 | 0,00 | 2,83 | 4 |
4 | Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh | 33 | 91,67 | 3 | 8,33 | 0 | 0,00 | 2,91 | 2 |
5 | Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An | 28 | 77,78 | 8 | 22,22 | 0 | 0,00 | 2,78 | 5 |
6 | Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông | 27 | 75,00 | 9 | 25,00 | 0 | 0,00 | 2,75 | 6 |
Điểm trung bình của nhóm | 2,85 |
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình của nhóm là 2,85. Tất cả các biện pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi với điểm trung bình từ 2,75 đến 2,94; trong các biện pháp đề xuất không có ý kiến nào đánh giá là không khả thi.
Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX (bằng 94,44%) đánh giá là rất khả thi, 2 ý kiến (bằng 5,56%) đánh giá là khả thi và điểm trung bình là 2,94.
Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là biện pháp 6 với 27 ý kiến (chiếm 75%) đánh giá ở mức rất khả thi, 9 ý kiến (bằng 25%) đánh giá là khả thi và điểm trung bình là X = 2,75.
Căn cứ kết quả về thứ bậc của các biện pháp ta thấy được sự tương quan
giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất là rất thống nhất, rất chặt chẽ. Điều đó chứng tỏ việc đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc đối với DHNPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An là khoa học và hợp lý.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và qua việc phân tích kết quả khảo sát thực tế ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng, luận văn đã đề xuất tám biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm đối với DHNPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An trong giai đoạn hiện nay đó là: Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề
phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông.
Các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm đối với hoạt động dạy học mà luận văn đưa ra trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý Trung tâm của Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng DHNPT của trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An những năm tiếp theo.
Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Vì vậy, Giám đốc Trung tâm cần phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhằm khai thác triệt để thế mạnh riêng của mỗi biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm trong từng thời điểm khác nhau. Cả 6 biện pháp đề xuất ở trên đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu tạo điều kiện cho mọi người được học tập để nước ta trở thành một xã hội học tập thì vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm GDNN - GDTX ngày càng quan trọng và rộng lớn. Do đó, hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX phải mở ra nhiều lĩnh vực giáo dục và các trình độ khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu học tập của cộng đồng đặc biệt là công tác DHNPT. Tuy nhiên, hiện nay DHNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An. Vì vậy công tác quản lý phải chú trọng đến hoạt động DHNPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả DNPT ở GDNN - GDTX là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản nhất.
Với nhận thức đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn nhằm đề ra được những biện pháp cơ bản khả thi trong công tác quản lý của Trung tâm GDNN - GDTX đối với hoạt động DHNPT của đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, thành phố Cao Bằng. Tuy nhiên các biện pháp quản lý không phải là biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống. Do vậy việc vận dụng các biện pháp ấy như thế nào đạt hiệu quả nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh và nhạy cảm của Giám đốc Trung tâm.
1.1 Lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm về dạy học, nghề phổ thông, dạy học nghề phổ thông, quản lý DHNPT, biện pháp quản lý DHNPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DHNPT. Quản lý DHNPT ở Trung tâm nhằm để lãnh đạo, tổ chức và điều khiển sao cho hoạt động này đạt được mục đích đảm bảo nội dung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định đối với DHNPT, đồng thời chỉ đạo giáo viên vận dụng phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt dạy học truyền thống và hiện đại, kết hợp với kiểm tra đánh giá một
cách khoa học, chính xác từng bước nâng cao hiệu quả DHNPT đáp ứng yêu cầu mục tiêu GD& ĐT đối với hoạt động DHNPT.
1.2. Thực trạng
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình quản lý của Trung tâm đối với DHNPT của giáo viên và học sinh trung tâm. Đặc biệt luận văn đã chỉ rõ thực trạng quản lý DHNPT ở Trung tâm với mỗi nội dung, tác giả đã thu thập được những ý kiến đánh giá tin cậy từ hai nhóm khách thể điều tra (Cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng) qua kết quả điều tra có thể khẳng định công tác quản lý của Trung tâm đối với DHNPT nói chung.
Qua nghiên cứu thực trạng DHNPT của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An tôi thấy được các nhà quản lý trung tâm đã sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý về thực hiện chương trình, thực hiện quy chế chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc DHNPT... Song việc giám sát thường xuyên của Giám đốc Trung tâm đối với DHNPT còn nhiều bất cập, chủ yếu là dựa vào sự tự giác của giáo viên, CBQL chưa lắng nghe ý kiến học sinh, chưa tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm ít qua việc học tập kiến thức về quản lý. Từ đó chưa tạo nề nếp DHNPT ở trung tâm.
1.3. Đề xuất các biện pháp
Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, luận văn đã đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của DHNPT như sau:
- Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn;
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý DHNPT cho đội ngũ cán bộ quản lý tại trung tâm GDNN - GDTX;
- Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh;
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông.
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ sung cho nhau trong việc đẩy mạnh nâng cao hiệu quả trong công tác DHNPT.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng và UBND huyện Hòa An
- Hằng năm cần tổ chức các cuộc Hội thảo về đề tài quản lý DHNPT để cán bộ quản lý các trung tâm có điều kiện học tập kinh nghiệm và giao lưu.
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên; tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp DHNPT; phương pháp sử dụng thiết bị dạy học, kĩ năng thực hành nghề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các giờ học lý thuyết và thực hành.
- Tham mưu tốt hơn nữa với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm.
2.2. Đối với Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An
- Giám đốc trung tâm cần vận dụng những kiến thức lý luận về khoa học quản lý giáo dục, quản lý trung tâm và quản lý DHNPT trong trung tâm, phân tích sâu sắc thực tiễn trung tâm để có những biện pháp quản lý thích hợp nâng cao hiệu quả DHNPT của trung tâm.
- Giám đốc trung tâm cần xây dựng và duy trì tốt kỷ cương, nề nếp dạy học nói chung và DHNPT nói riêng trong trung tâm, coi đây là nền tảng cơ sở để có thể thực hiện tốt các biện pháp quản lý khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động DHNPT, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Giám đốc trung tâm cần xây dựng kế hoạch tổ chức cho giáo viên, học sinh tham quan, học tập tại các cơ sở sản xuất, giao lưu học hỏi kinh nghiệm