42
trạng này là do trình độ của người sản xuất, năng lực quản lý, tài chính của cơ sở sản xuất nông sản, nhất là của hộ gia đình hạn chế, chưa đủ điều kiện để đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ.
Thứ ba, trình độ và tay nghề của người lao động: trình độ và tay nghề của người lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của tất cả các dự án ĐTC liên quan (Nguyễn Đức Thành, 2008).
2.4 Các nghiên cứu có liên quan
2.4.1 Các nghiên cứu về các nhân tố thuộc quy trình quản lý đầu tư công ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công và hiệu quả quản lý đầu tư công
2.4.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả ĐTC hay đánh giá hiệu quả ĐTC ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với phương pháp tiếp cận cũng như các tiêu chí lựa chọn để đánh giá hiệu quả ĐTC khác nhau đã cho nhiều kết quả khác nhau.
Hướng tiếp cận đánh giá hiệu quả ĐTC thông qua quy trình quản lý ĐTC tại Việt Nam có nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2012). Vũ Thành Tự Anh nghiên cứu về quản lý và phân cấp quản lý ĐTC, thực trạng ĐTC ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, bằng cách so sánh thực trạng của quản lý ĐTC ở Việt Nam với chuẩn mực quản lý ĐTC lý tưởng (được tổng kết từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế), để từ đó tìm ra những hạn chế trong quản lý ĐTC ở Việt Nam với cách tiếp cận quy trình quản lý ĐTC của WB theo Rajaram và ctg (2010), bao gồm tấm nội dung và được tóm tắt như sau:
(1) Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu;
(2) Thẩm định dự án chính thức;
(3) Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án;
(4) Lựa chọn và lập ngân sách dự án;
(5) Triển khai dự án;
(6) Điều chỉnh dự án;
(7) Vận hành dự án;
(8) Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.
Việc đánh giá chất lượng của hoạt động quản lý ĐTC, tác giả đã dựa bảng câu hỏi theo nghiên cứu của Rajaram và ctg (2010) và Ngân hàng Thế giới. Từ tám nội dung này, nghiên cứu cũng trình bày so sánh và kinh nghiệm quốc tế về quản lý ĐTC
43
trong giai đoạn 2008-2010 gồm các nhóm nước: (i) Có hệ thống quản lý đầu tư công tiên tiến; (ii) Phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài; (iii) Phụ thuộc vào tài nguyên. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng tiến hành phân cấp quản lý ĐTC ở Việt Nam và tác động đối với hiệu quả ĐTC. Nghiên cứu cũng đề ra một số khuyến nghị đối với quản lý ĐTC ở Việt Nam như: Thay đổi phương thức làm quy hoạch; Thẩm định dự án và kiểm tra thẩm định dự án độc lập; Lựa chọn dự án phải đi đôi với lập dự toán đầu tư; Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án; Siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án; Coi việc quản lý vận hành dự án như một khâu trong quy trình quản lý ĐTC kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc; Gắn kết quản lý ĐTC với tổng thể hệ thống thể chế, chính sách quản lý kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng ở nghiên cứu định tính.
Còn phần lớn các nghiên cứu về ĐTC sử dụng chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quả ĐTC ở Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của Bùi Trinh (2009, 2011) đánh giá hiệu quả đầu tư Việt Nam giai đoạn 2000 -2010; Vũ Như Thăng (2013) về “Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Đặng Đức Anh và ctg (2017) “Đánh giá tác động của tái cơ cấu đầu tư công đến nền kinh tế giai đoạn 2011– 2015”; Phạm Thị Thu Hà (2018) nghiên cứu về mối liên hệ giữa hiệu quả đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010 -2017.
Một số nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả ĐTC như: nghiên cứu “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM” của Tô Trung Thành (2011); Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả đầu tư công sử dụng hàm sản xuất Cool-Douglas” trích từ nghiên cứu “Phân tích định lượng hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam” của Ban Phân tích - Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2013); Phạm Minh Hóa (2017) về nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam; Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) nghiên cứu “Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL”.
Gần đây có nghiên cứu của Hà Thị Tuyết Minh (2019) về “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình” sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (vector error correction model) để ước lượng tác động của tỷ lệ ĐTC/GDP đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng chỉ tiêu Hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) để đánh giá hiệu quả ĐTC tại tỉnh Hòa Bình. Tác giả
44
cũng đưa ra quan điểm và 5 giải pháp gồm: (1) Cụ thể hoá các văn bản quản lý ĐTC phù hợp với đặc thù của tỉnh; (2) Xây dựng tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm cơ sở phân bổ, sử dụng vốn ĐTC; (3) Giải pháp nâng cao quản lý ĐTC tại tỉnh Hòa Bình; (4) Giải pháp nâng cao Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý, tư vấn và thực hiện ĐTC; (5) Giải pháp tăng cường huy động và đa dạng hóa nguồn vốn cho ĐTC.
Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả ĐTC gồm các nghiên cứu của Nguyễn Quang Thái và Vũ Tuấn Anh (2011) nghiên cứu về “Đổi mới thể chế và giải pháp tái cấu trúc đầu tư công”; Nghiên cứu “Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương” của Lê Xuân Bá, (2012); Vũ Quang Lãm (2016) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam”; Vũ Như Thăng (2013) nghiên cứu về “Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Hoàng Văn Hoan (2018) nghiên cứu về “Tác động của đầu tư công đến phát triển kinh tế của Hà Nội”.
2.4.1.2 Nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều nghiên cứu về quản lý ĐTC, có thể đề cập đến như nghiên cứu của Anand Rajaram và ctg (2010); Era Babla-Norris và ctg (2011) thiết lập một khung chuẩn cho đánh giá quản trị ĐTC (2010). Malta và ctg (2011) cung cấp một bản tóm tắt hữu ích về các cuộc tranh luận chính đáng diễn ra trong nỗ lực cải thiện hỗ trợ mua sắm công.
Ngoài ra, các nghiên cứu về quản lý ĐTC theo khung tiêu chí của WB có thể kể đến như:
Rajaram và ctg (2010) đưa ra khung đánh giá của WB, nghiên cứu này nỗ lực khái niệm hóa một hệ thống quản lý ĐTC. Khung này xác định một số tính năng nhất định phải có, và đề xuất một số kinh nghiệm cần thiết cấp quốc gia để đạt được các khoản ĐTC hiệu quả. Các tính năng từ 1-4 liên quan đến sự liên kết của năng lực khuyến khích cải thiện thiết kế và lựa chọn dự án, trong khi các tính năng từ 5-8 liên quan đến các cam kết đáng tin cậy và đầu tư dài hạn vào năng lực kỹ thuật và hành chính để cải thiện việc thực hiện dự án. Khung này chứa nhiều tính năng hợp lý và cung cấp một cách hữu ích và thực tế để hệ thống hóa các câu hỏi chính được nêu ra về hiệu quả của một hệ thống quản lý ĐTC ở bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, khung này lại có hạn chế về những điểm cải cách có thể phù hợp với các nước thu nhập
thấp. Nghiên cứu Dabla-Norris và ctg (2011) cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này để đo lường hiệu quả ĐTC được bằng chỉ số quản lý ĐTC (PIMI).
Rajaram và ctg (2014) nghiên cứu về sức mạnh của quản lý ĐTC: biến nguồn lực thành tài sản để tăng trưởng, phương hướng phát triển, quản trị khu vực công. Nghiên cứu đã phân tích những khó khăn khi thực hiện ĐTC bao gồm bảy chương: xây dựng một hệ thống quản lý ĐTC; một khuôn khổ thống nhất để quản lý ĐTC; kinh nghiệm quốc gia về quản lý ĐTC; phương pháp tiếp cận thẩm định dự án tốt hơn; quản lý ĐTC không chắc chắn; mua sắm và quản lý ĐTC; và quản lý ĐTC cho các mối quan hệ đối tác công cộng. Đây là tài liệu có giá trị về công tác quản lý ĐTC.
IMF (2015) nghiên cứu về hiệu quả ĐTC tại hơn tại 25 quốc gia. Trong nghiên cứu này, IMF tìm cách cải thiện chỉ số PIM bằng cách phát triển một công cụ PIMA mới. Mặc dù công cụ đánh giá này bao gồm các nhân tố tương tự như chỉ số PIM, nhưng nó cung cấp đánh giá toàn diện hơn về việc ra quyết định ĐTC ở ba giai đoạn chính của chu kỳ đầu tư: (i) Lập kế hoạch, (ii) Phân bổ và (iii) Thực hiện và xác định các ưu tiên cải cách thể chế quan trọng để tăng cường quản lý và hiệu quả ĐTC trên các quốc gia. Khung chỉ số trong PIMA cho phép so sánh giữa các quốc gia, nhưng thường đo lường các hình thức thể chế (ví dụ: sự hiện diện của khung tài chính trung hạn) thay vì các chức năng (ví dụ: liệu khung có thực sự dẫn đến các quyết định tài chính thận trọng hay không). Như với tất cả các khung chẩn đoán thể chế trong lĩnh vực PFM (ví dụ: đánh giá Chi tiêu công và Trách nhiệm tài chính - PEFA), các nước sử dụng khung này nên thận trọng khi đánh giá trực tiếp (được đo bằng chỉ số).
National Treasury of South Africa (2016) trình bày các các bộ chi tiêu ở Nam Phi hướng dẫn về cách quản lý các chương trình cơ sở hạ tầng và đề xuất dự án nên được lên kế hoạch, thẩm định và đánh giá trước khi duyệt các khoản vốn đầu tư lớn.
Miller, M., & Mustapha, S. (2016) đề cập đến công tác quản lý tài chính công để quản lý ĐTC; nghiên cứu được viết riêng cho bộ tài chính kế hoạch tại những nước có thu nhập thấp hoặc hạn chế về năng lực đang tìm cách quản lý ĐTC hiệu quả hơn. Miller, M., & Mustapha, S. (2016) cho rằng, việc danh mục ĐTC của quốc gia có mang lại lợi ích kinh tế và xã hội dự đoán hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý của họ.
Phân tích so sánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư công
Đảm bảo ĐTC có hiệu quả là một vấn đề hệ trọng của mọi quốc gia, trong giai đoạn 2008-2010, WB đã thực hiện các nghiên cứu tình huống về quản lý ĐTC tại 29 nước. Bảng 2.1 trình bày những kinh nghiệm quốc tế về ĐTC của ba nhóm nước (Vũ Thành Tự Anh, 2012).
Bảng 0.1 Một số đặc điểm về quản lý đầu tư công của ba nhóm nước
Hệ thống quản lý ĐTC tiên tiến | Quốc gia phụ thuộc viện trợ nước ngoài | Quốc gia phụ thuộc tài nguyên tự nhiên | |
Định hướng | Cơ chế hướng dẫn và sàng | Chiếc lược đầu tư thường | Chiến lược đầu tư của |
đầu tư, xây | lọc ĐTC chi tiết, mạch lạc | chú trọng hướng vào nhà tài | chính phủ không hoàn |
dựng dự án, | và có thẩm quyền. Chiếc | trợ và xây dựng ở mức quá | toàn được tuân thủ do |
và sàng lọc | lược ngành gắn kết với | chung chung, vì vậy thiếu | quyền lực về tài chính từ |
bước đầu | ngân sách trung hạn. | cơ sở để có thể sàng lọc sơ | các công ty khai thác tài |
bộ. | nguyên. Thiếu minh bạch. | ||
Được dựa trên một bản | Phụ thuộc vào nhà tài trợ. | Thiếu khả năng tiến hành | |
hướng dẫn toàn diện về | Chính phủ thiếu năng lực | thẩm định dự án. Động cơ | |
Thẩm định dự án chính thức | quy trình chuẩn mực thẩm định, hỗ trợ tối đa công cụ thẩm định và qua nhiều | hướng dẫn, thẩm định cần thiết (cho cả dự án tự chi trả). Không chuyển giao | thẩm định sẽ bị giảm xuống, dự án sẽ mang tính chính trị khi ĐTC tăng phụ |
bước phê chuẩn thẩm | được năng lực thẩm định. | thuộc vào nguồn thu từ tài | |
định. | nguyên. | ||
Đánh giá độc | Thực hiện bởi một cơ quan | Phụ thuộc vào nhà tài trợ. | Thiếu khả năng và nhu cầu |
lập đối với | độc lập, là nhân tố có tính | Chính phủ thiếu năng lực | thẩm định độc lập. |
thẩm định dự | then chốt. | thẩm định cần thiết. | |
án | |||
Dự án phải được thẩm | Không gắn kết giữa chi đầu | Thiếu gắn kết ngân sách | |
định độc lập trước khi | tư và chi thường xuyên. | chi thường xuyên vào dự | |
Lựa chọn và lập ngân sách dự án | được chọn. Thẩm quyền ngân sách đa niên (trung và dài hạn) hỗ trợ cho việc thực hiện dự án. | Một phần lớn viện trợ nằm ngoài ngân sách. Gắn kết giữa dự án ĐTC với hệ thống ngân sách và chính | án. Minh bạch kém. Thường thiếu gắn kết với chiếc lược đầu tư của quốc gia. |
sách tài khóa lỏng lẻo. | |||
Quản lý chặt chẽ tổng chi | Thiếu tài chính bổ sung | Quản lý kém dẫn đến | |
phí thông qua phân chia | thực hiện nếu tài trợ không | không chi hết dự toán. | |
Triển khai dự án | trách nhiệm rõ ràng, hệ thống kế toán vững chắc và báo cáo tiến độ. Hệ | ổn định. Quản lý kém nên nhà tài trợ thành lập luôn cơ quan quản lý dự án và tiến | Nguồn thu thường không ổn định gây giảm đầu tư và thanh toán chậm. Hình |
thống đấu thầu chặt chẽ, | hành đấu thầu. Ảnh hưởng | thành một số loại dự án đi | |
có chia sẻ rủi ro giữa | xấu về quản lý về sau. | kèm với khai thác tài | |
chính phủ và nhà thầu. | nguyên. | ||
Có cơ chế chi tiết xem xét | Phụ thuộc vào quyết định | Thiếu cơ chế tái xem xét | |
Điều chỉnh | việc có nên tiếp tục dự án | của nhà tài trợ. | dự án khi chi phí tăng cao |
dự án | hay không nếu chi phí tăng | do quản lý kém. | |
cao. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Quản Lý Đầu Tư Công Và Tăng Trưởng Kinh Tế
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Quản Lý Đầu Tư Công
- Các Nhân Tố Thuộc Quy Trình Quản Lý Đầu Tư Công Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Quản Lý Đầu Tư Công
- Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Mối Quan Hệ Giữa
- Lựa Chọn Mô Hình Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu (Mh1)
- Bảng Hiệu Chỉnh Thang Đo Sau Nghiên Cứu Định Tính
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Danh sách quản lý tài sản toàn diện, tin cậy và được kiểm toán độc lập. | Chuyển giao tài sản không đi kèm với đăng bộ tài sản, ngân sách vận hành và bảo trì thiếu do chi thường xuyên không được kết nối vào ngân sách và tài khóa. | Đăng bộ tài sản không đầy đủ. Thiếu kinh phí vận hành và bảo dưỡng do không gắn với ngân sách chi thường xuyên. | |
Đánh giá và | Tập trung nhiều vào đánh | Phụ thuộc đánh giá của nhà | Hầu như không có đánh |
kiểm toán sau | giá tác động. Dự án hoàn | tài trợ, không sử dụng đánh | giá tác động do thiếu nhu |
khi hoàn | thành được kiểm toán bởi | giá dựa vào hiệu quả để cải | cầu và khả năng thực hiện. |
thành dự án | cơ quan cấp cao. | thiện khả năng lập và thực | |
hiện dự án. |
Nguồn: Petrie, Murray (2010)
Dựa trên các nghiên cứu tình huống về quản lý ĐTC của WB, Brumby (2008) đã đưa ra một bảng so sánh về hiệu quả (efficiency) và hiệu lực (effectiveness) của quản lý ĐTC ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam (bảng 2.2)
Các chức năng quản lý ĐTC | Chile | Ireland | Hàn Quốc | Brazil | Belarus | Trung Quốc | Việt Nam | Nigeria |
Định hướng, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu | ||||||||
Thẩm định dự án chính thức | ||||||||
Đánh giá độc lập đối với thẩm định | ||||||||
Lựa chọn và lập ngân sách dự án | ||||||||
Triển khai dự án | ||||||||
Điều chỉnh dự án | ||||||||
Vận hành dự án | ||||||||
Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án |
Bảng 0.2 So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với một số nước khác
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém |
Ghi chú: Ký hiệu màu sắc được quy ước như sau:
Nguồn: Brumby (2008)
Nhìn vào sự so sánh này, có thể thấy rằng, chất lượng của tất cả các khâu trong quy trình quản lý ĐTC ở Việt Nam đều từ mức trung bình trở xuống, trong đó có tới 5/8 khâu ở mức yếu và kém (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Việc khắc phục yếu kém ở các khâu này sẽ trở thành một ưu tiên quan trọng trong nỗ lực tái cơ cấu đầu tư công nói chung cũng như cải thiện quản lý ĐTC nói riêng ở Tiền Giang.
2.4.2 Các nghiên cứu về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
2.4.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế nhưng chủ yếu nghiên cứu mô tả định tính hoặc lập luận lý thuyết. Gần đây, có một vài nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Phạm Thế Anh (2008), nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế trong quá trình chuyển đổi ở các tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu dựa vào mô hình tăng trưởng Tân cổ điển với hàm sản xuất Cobb-Douglas bao gồm nhiều khoản chi tiêu Chính phủ. Mô hình xác định quy mô và cơ cấu chi tiêu chính phủ tối ưu đối với việc tối đa hoá tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách tiến hành phân tích thực nghiệm dựa trên mô hình lý thuyết đã xây dựng sử dụng số liệu ở các 61 tỉnh thành của Việt Nam từ 2001 đến 2005 bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về tính hiệu quả giữa các khoản chi ngân sách khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế. Các khoản chi đầu tư có hiệu ứng tích cực hơn so với các khoản chi thường xuyên trong nông, lâm, thuỷ sản, giáo dục và đào tạo, y tế và ngành khác. Kết luận này ngược lại đối với ngành giao thông vận tải. Thứ hai, các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho ngành giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo và ngành khác có vai trò tích cực lớn hơn đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn so với các khoản chi tương ứng cho ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành y tế. Kết quả này hàm ý việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu giữa các ngành này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Tô Trung Thành (2011) đánh giá ĐTC trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model) với ba biến số (ở dạng logarit) là đầu tư khu vực nhà nước (GI), đầu tư khu vực tư nhân (PI) và GDP (Y) trong giai đoạn 1986-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả đầu tư tư nhân và ĐTC đều có tác động tích cực đến sản lượng và có ý nghĩa thống kê, nhưng tác động của đầu tư tư nhân là cao hơn so với ĐTC. Tuy ĐTC đã tăng trưởng rất nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của xã hội nhưng lại có hiệu quả thấp. Nghiên cứu đề xuất nên giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” mà chuyển trọng tâm ra ngoài lĩnh vực kinh tế, tập trung vào phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển thể chế và phát triển năng lực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh (2011) phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vốn, lao động và năng suất lao động đến sự tăng trưởng của TP. Cần Thơ theo các tiếp cận theo mô hình TFP. Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố: GDP, K và tỷ lệ thu nhập của K và L với nguồn dữ liệu thu thập từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ giai đoạn 2000–2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2000-2007 tốc độ tăng K cao hơn tốc độ tăng L (cao hơn 16,3 lần trong giai đoạn 2000-2003 và cao khoảng sáu lần trong giai đoạn 2004-2007. Trong giai đoạn 2000-2003, đóng góp của K vào tăng trưởng kinh tế TP. Cần Thơ là rất lớn (L đóng góp khá nhỏ), TFP không đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này. Giai đoạn 2004-2007, đóng góp của TFP lấn át đóng góp của K và trở thành động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ.
Trần Thọ Đạt (2011) nghiên cứu dựa vào mô hình tăng trưởng của Solow và Swan, hàm sản xuất Cobb–Douglas theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn là yếu tố đóng góp chủ yếu trong tăng trưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng hiệu quả của yếu tố này còn thấp. TFP đóng góp rất thấp trong tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả đề xuất giải pháp để cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế là cần chú trọng tăng năng suất vốn và hiệu quả đầu tư.
Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2011) sử dụng mô hình Solow (1994) nên tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố: Vốn, Lao động và TFP. Tăng trưởng TFP chịu tác động bởi nhiều nhân tố, những nhân tố này được chia thành ba nhóm: (1) Môi trường kinh tế vĩ mô; (2) Phân bổ lại các nguồn lực; (3) Vốn con người và đổi mới công nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1991- 2010, ở Việt Nam có hiệu ứng tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với hiệu quả công nghệ. Tuy nhiên, sự phân bổ lại lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp vẫn còn khiêm tốn, qua đó hạn chế việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến không thu hút được FDI và mức độ đóng góp cho xuất khẩu cũng hạn chế; Tác động của đầu tư trong nước đối với hiệu quả công nghệ cho thấy đầu tư tư nhân đóng vai trò quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công nghệ;