Lựa Chọn Mô Hình Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu (Mh1)


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH1)

3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Kế thừa các nghiên cứu của Petrie, Murray (2010), Rajaram và ctg (2010) của WB và Vũ Thành Tự Anh (2012), nghiên cứu tiếp cận theo quy trình tám bước quản lý ĐTC để đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC gồm:

Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Bước 2: Thẩm định dự án chính thức;

Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án;

Bước 5: Triển khai dự án; Bước 6: Điều chỉnh dự án; Bước 7: Vận hành dự án;

Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành thiết lập bảng khảo sát gồm tám bước đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý ĐTC (Phụ lục 4) dựa vào nghiên cứu Rajaram và ctg (2010) của WB để đánh giá (có tính chất chẩn đoán) hiệu quả của hoạt động quản lý ĐTC (Phụ lục 4) và có bổ sung thêm các ý kiến của chuyên gia để đánh giá hiệu quả quy trình quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Sau đó, tác giả kết hợp với kết quả phân tích từ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng làm tiền đề để giải quyết mục tiêu nghiên cứu 3 là đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2020–2030.

3.1.2. Thiết kế nghiên cứu

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 10

Theo Creswell và Creswell (2017) có ba phương pháp nghiên cứu nổi bật trong một bản thiết kế nghiên cứu, là phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, và gần đây xuất hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Phương pháp nghiên cứu định tính phù hợp cho những đề tài khám phá. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu được xác định trước và khái quát hoá những kết quả từ một mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng phù hợp cho việc kiểm tra lý thuyết và có tính chất khái quát cho tổng thể (Newman


và Benz, 1998). Việc áp dụng cả nghiên cứu định tính và định lượng trong cùng một nghiên cứu gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Creswell và Creswell, 2017).

Theo Tashakkori và Teddlie (1998), thiết kế phương pháp hỗn hợp theo thứ tự dùng nghiên cứu định tính trước, sau đó dùng nghiên cứu định lượng là một trình tự phổ biến. Bởi vì trong hầu hết các nghiên cứu, các công cụ định lượng được sử dụng sau khi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính với một mẫu nghiên cứu thích hợp và các số liệu định tính đã được phân tích.

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính ở giai đoạn đầu với mục đích khám phá các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC, và nghiên cứu định lượng ở giai đoạn tiếp theo nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

3.1.3. Quy trình nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.34), có thể thực hiện quy trình nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng như sau:

(1) Nghiên cứu định tính (qualittative study) để điều chỉnh thang đo;

(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ (quantitative pilot study) để đánh giá sơ bộ thang đo. Các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước là rất quan trọng (Hair, 2010);

(3) Nghiên cứu định lượng chính thức (main study) để kiểm định lại thang đo và mô hình lý thuyết.

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện tuần tự ba bước nghiên cứu: từ nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức, Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.34).

3.1.4. Nghiên cứu định tính

3.1.4.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Trong cuộc phỏng vấn chuyên gia, nhà nghiên cứu thường hỏi những câu hỏi mở bằng cách tập trung vào vấn đề nghiên cứu chính.

Theo Saunders và cộng sự (2009), có bốn loại phỏng vấn: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn phi cấu trúc, và phỏng vấn không có chỉ thị.

60


Các cuộc phỏng vấn có cấu trúc là cuộc phỏng vấn trong đó tất cả những người được phỏng vấn được hỏi những câu hỏi tương tự với cách diễn đạt tương tự và trong cùng một chuỗi (Corbetta, 2003).

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc thường được sử dụng trong điều tra định tính mà nhà nghiên cứu thường không tiến hành nghiên cứu để đánh giá các giả thuyết cụ thể (Saunders và cộng sự, 2009; David và Sutton, 2004).

Phỏng vấn không có cấu trúc thông thường là một phương pháp linh hoạt và không trực tiếp, thường được sử dụng nhiều hơn các loại phỏng vấn nêu trên. Mỗi cuộc phỏng vấn không có cấu trúc khác nhau vì vậy việc sử dụng hướng dẫn phỏng vấn là không cần thiết trong cuộc phỏng vấn này.

Trong cuộc phỏng vấn không chỉ thị, người được phỏng vấn sẽ dẫn dắt các cuộc thảo luận không theo tiêu chí cụ thể (Lazar và cộng sự, 2017). Trong trường hợp này, người phỏng vấn cẩn thận lắng nghe người được phỏng vấn và sự tham gia của người phỏng vấn là rất ít.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc bởi tính chủ động trong phỏng vấn. Người phỏng vấn có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi khi theo dõi cuộc phỏng vấn để tìm hiểu hành vi của người được phỏng vấn, tránh sự nhàm chán theo một danh sách các câu hỏi và không khai thác hết ý kiến bổ sung thêm từ các câu hỏi chính. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có sự tự do để chọn câu hỏi từ danh sách và cũng để chính thức tìm kiếm dữ liệu khác mà không được đề cập trong câu hỏi. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể điều tra sâu hơn vào tình huống cụ thể để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

3.1.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), khi sử dụng phương pháp phỏng vấn, nhà nghiên cứu lựa chọn người được phỏng vấn và tiến hành thảo luận với họ cho đến khi thông tin thu thập được hầu như không có gì khác biệt so với những thông tin thu thập được trong các cuộc phỏng vấn trước đó. Số lượng mẫu ở điểm này được gọi là điểm tới hạn (bão hòa). Sau đó tiếp tục chọn thêm một đối tượng phỏng vấn nhằm khẳng định điểm bão hòa. Nếu không phát hiện thêm thông tin gì mới thì sẽ ngừng lại và xác định được kích thước mẫu cho nghiên cứu lý thuyết.

61


Trong nghiên cứu này, tình huống thứ 5 được xác định là điểm bão hòa. Nghiên cứu tiếp tục với tình huống thứ 6 và không phát hiện được thêm thông tin mới. Như vậy, số lượng mẫu cho nghiên cứu định tính là 6.

3.1.4.3 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu

Đối tượng tham gia thảo luận được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

Về tiêu chí kinh nghiệm thực tế: có kinh nghiệm trực tiếp và liên quan trong công tác quản lý, đại biểu Quốc hội, tham gia công tác quản lý dự án ĐTC từ 10 năm trở lên, được kỳ vọng giúp xác định những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC.

Về tiêu chí có kiến thức: tiêu chí này thể hiện qua chuyên môn được đào tạo của chuyên gia (trong nghiên cứu này là chuyên môn được đào tạo tính từ bậc đại học (01 chuyên gia), Thạc sĩ (02 chuyên gia) và Tiến sĩ (03 chuyên gia).

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tác giả lựa chọn các nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn gồm: chuyên gia từ UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, Đại biểu Quốc hội khoá XIV nhiệm kì 2016-2021 tỉnh Tiền Giang. (Danh sách chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 4).

3.1.4.4 Các giai đoạn thiết yếu trước phỏng vấn

Xác định các câu hỏi cần điều tra:

Theo Weber (1990) khuyến cáo, các nhà nghiên cứu đầu tiên cần xác định các câu hỏi nghiên cứu điều tra.

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập ý kiến các chuyên gia về các chỉ tiêu định tính đối với tám bước đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý ĐTC với phương pháp thảo luận được dùng là trao đổi trực tiếp, những chuyên gia này đã có thời gian làm việc, công tác cũng như nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến quản lý ĐTC từ 10 năm trở lên, do đó khả năng nhận định vấn đề về các thông tin khảo sát có tính tin cậy, bao gồm các thông tin cần khảo sát như sau:

- Thông tin chung về đối tượng khảo sát: bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về: Giai đoạn tham gia các dự án ĐTC, thời gian đã từng công tác tại các bộ phận liên quan đến quản lý ĐTC, vị trí công tác, giới tính.

- Thông tin về các bước trong quy trình quản lý các dự án ĐTC ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTC theo tám bước dựa vào nghiên cứu Rajaram và ctg (2010) và Vũ

62


Thành Tự Anh (2012) nhằm đánh giá (có tính chất chẩn đoán) hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Thang đo Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu

(DH)

Thang đo Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH) đã

được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo DH, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Các dự án có mang tính chiến lược và được công bố rộng rãi tại Tiền Giang?

- Các dự án có được công bố rộng rãi trước khi quyết định tại Tiền Giang?

- Các dự án có quy trình để đảm bảo các đề xuất đầu tư tương thích với chính sách của Chính phủ và các định hướng chiến lược của tỉnh Tiền Giang?

- Các quy trình của các dự án này đều có hiệu lực thi hành?

Thang đo thẩm định dự án chính thức (TD)

Thang đo TD được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TD, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang đều có quy trình thẩm định dự án chính thức?

- Các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang đều được đánh giá chi tiết và được phân tích chi phí và lợi ích khi thẩm định dự án?

- Các dự án ĐTC có bắt buộc thẩm định cho tất cả mức giá trị của dự án hay chỉ thẩm định những dự án trên một mức giá trị đầu tư nhất định?

Thang đo Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL)

Thang đo DL được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TD, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi cơ quan chi trả cho dự án hay bởi tổ chức bên ngoài dự án?

- Các bản thẩm định dự án có luôn được chi tiết và cụ thể?

Thang đo Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC)

63


Thang đo LC được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo LC, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Các dự án ĐTC (Public Investment Program) tại Tiền Giang phần lớn được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế hay ngân sách của tỉnh?

- UBND tỉnh Tiền Giang có kiểm tra bản thẩm định từ nhà tài trợ và luôn lưu giữ các dự án đã được thẩm định để cân nhắc về ngân sách của dự án?

- Chất lượng và tính khách quan của các bản thẩm định đều được kiểm tra bởi một cơ quan bên ngoài hay bởi một cơ quan thuộc UBND tỉnh Tiền Giang.

- Các dự án do NSNN tài trợ đều trải qua một quá trình thẩm định và đều được đưa vào dự toán ngân sách?

- Việc lựa chọn dự án cuối cùng luôn được tiến hành như một phần của quy trình ngân sách?

- Các dự án ĐTC luôn có quy trình hiệu lực để kiểm soát những dự án được đưa vào diện cấp ngân sách trong chương trình ĐTC?

- Luôn có các cơ quan giám sát các dự án ĐTC mà không bị giới hạn, và vai trò giám sát của họ đều được được quy định cụ thể?

- Có tồn tại các nấc ủy quyền trung gian để đưa dự án đến với các cấp quản lý thấp hơn?

- Các quy trình luôn được lập trước (nhưng giới hạn) để bổ sung dự án có tính cấp bách về kinh tế hay chính trị?

Thang đo Triển khai dự án (TK): Thang đo TK được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo TK, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Các dự án ĐTC trong giai đoạn 5 năm từ năm 1998 đến năm 2018 có luôn hoàn thành đúng tiến độ dự án?

- Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm có đáp ứng vấn đề hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với thông lệ tiên tiến?

Điều chỉnh dự án (DC): Với mục tiêu hoàn thiện thang đo DC, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- UBND tỉnh Tiền Giang có những phân bổ hợp lý đối với các chương trình

ĐTC?

64


- Quá trình phân bổ các dự án ĐTC có giúp cải thiện tính ưu tiên của các chương trình ĐTC?

- Cơ quan thực hiện dự án có luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo tiến độ định kỳ? Và các báo cáo này luôn luôn cập nhật phân tích chi phí và lợi ích?

- Các cơ quan tài trợ luôn chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chi phí và lợi ích?

- Những báo cáo quản lý này có được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư?

Thang đo Vận hành dự án (VH): Thang đo VH được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012). Với mục tiêu hoàn thiện thang đo VH, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Việc thắng thầu của các dự án luôn dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh?

- Các dự án luôn sử dụng các tiêu chí đánh giá về hệ thống đấu thầu và mua

sắm?

- Chất lượng công trình luôn được giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công

dự án?

Thang đo Đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC ở Tiền Giang (HQ): được phát triển bởi Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012), với mục tiêu hoàn thiện thang đo HQ, các câu hỏi nghiên cứu liên quan cần được giải quyết là:

- Việc quy hoạch, quản lý các dự án ĐTC với các chính sách ở Tiền Giang mang tính kết nối hiệu quả đến quản lý ĐTC ở Tiền Giang như thế nào?

- Các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý ĐTC tại Tiền Giang có hợp lý?

3.1.4.5 Các bước phỏng vấn chuyên gia

Liên hệ không chính thức: trước khi bắt đầu thực hiện phỏng vấn, tác giả tiếp xúc không chính thức với các chuyên gia vào tháng 06/2019. Những liên hệ ban đầu này giúp tác giả có được thông tin cơ bản về các chuyên gia như khoảng thời gian có thể dành cho phỏng vấn, mức độ quan tâm đến vấn đề nghiên cứu, mức độ sẵn lòng hỗ trợ cho nghiên cứu.

Các cuộc tiếp xúc không chính thức được thực hiện chủ yếu thông qua trò chuyện qua điện thoại và gửi trước các câu hỏi cho chuyên gia bằng thư. Thông qua các liên hệ không chính thức, cho thấy các chuyên gia dự kiến mời thảo luận đều có


đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và sẵn lòng hỗ trợ cho nghiên cứu. Từ đây, tác giả đã đạt được thoả thuận miệng với các chuyên gia này về các cuộc phỏng vấn chính thức, với thời gian và địa điểm cụ thể.

Phỏng vấn thử: Tác giả tiến hành phỏng vấn thử với một số giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cán bộ Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng - trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và đã nhận được những đóng góp về nội dung, cách thức tiến hành, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn chính thức, cụ thể: loại bỏ phần trình bày tổng quan lý thuyết để đảm bảo thời lượng phỏng vấn và thu thập ý kiến khách quan.

Phỏng vấn chính thức:

Quá trình phỏng vấn bao gồm hai phần chính: giới thiệu đề tài nghiên cứu cho người được phỏng vấn, và tiến hành phỏng vấn.

Đầu tiên, tác giả gửi trực tiếp một thư mời và một danh sách câu hỏi phỏng vấn cho mỗi người được phỏng vấn. Thông tin giới thiệu cung cấp cho người được phỏng vấn gồm mô tả ngắn gọn về mục tiêu của đề tài, mục đích của các cuộc phỏng vấn, và những lợi ích kỳ vọng từ nghiên cứu này đến những người tham gia. Một số vấn đề khác như khoảng thời gian dự kiến phỏng vấn, tính bí mật của dữ liệu do người tham gia cung cấp, tên và chi tiết liên lạc của nhà nghiên cứu cũng được trình bày trong thư.

Mỗi chuyên gia đều nhận được một danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Việc này giúp họ có thời gian để đọc các câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành, điều này giúp họ trả lời câu hỏi kịp thời và trọn vẹn.

Một tuần sau khi gửi thư mời, tác giả đã liên lạc với mỗi người tham gia phỏng vấn để thảo luận về thời gian và địa điểm phỏng vấn, bởi vì các chuyên gia đều làm trong các cơ quan quản lý nhà nước và giữ nhiều vị trí quan trọng, do đó mỗi người có thời gian trống khác nhau. Hơn nữa, để đảm bảo các thông tin trong bảng hỏi được khai thác triệt để theo từng phương diện vị trí làm việc của các chuyên gia, nên tác giả lựa chọn kỹ thuật thảo luận tay đôi. Gửi lại một bản ghi chép cho mỗi người được phỏng vấn để họ có thể xem xét thông tin cho chính xác.

Các cuộc phỏng vấn và tổng hợp dữ liệu diễn ra trong một tháng từ tháng 07/2019 đến 08/2019.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí