Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Quản Lý Đầu Tư Công

26


nhất, phân phối tối ưu vốn đầu tư theo tiến độ và hạng mục công trình, lựa chọn trình tự xây hợp lý. Lý thuyết trò chơi được áp dụng để lựa chọn một trong các đối thủ “tham gia trò chơi” có tính chất cạnh tranh nhau. Lý thuyết đồ thị và sơ đồ mạng được áp dụng để lập tiến độ thi công với chi phí và thời gian hợp lý nhất. Lý thuyết mô phỏng được dùng kết hợp với lý thuyết phục vụ đám đông để phân tích lựa chọn các phương án đầu tư có tính đến yếu tố rủi ro, xác định các định mức… Lý thuyết toán xác suất được sử dụng để xác định và lựa chọn các phương án đầu tư tối ưu trong trường hợp có nhiều tình huống rủi ro.

Điều khiển học: điều khiển học là môn khoa học về điều khiển các hệ thống kỹ thuật và kinh tế phức tạp trong đó quá trình vận động của thông tin đóng vai trò chủ yếu.

Với việc vận dụng các phương pháp toán kinh tế và thống kê trong quản lý đầu tư cho phép nhận thức sâu sắc hơn các quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, cho phép lượng hóa để chọn ra dự án đầu tư tốt nhất, lựa chọn phương án đầu tư và xây dựng tối ưu, chọn nhà thầu có năng lực, tìm ra phương án tổ chức thi công hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp toán kinh tế và thống kê trong quản lý hoạt động đầu tư đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý phù hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, phương pháp toán kinh tế có thể được áp dụng thuận lợi hơn trong quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp nhưng lại khó áp dụng hơn trong quản lý hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô.

Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lý đầu tư công

Để quản lý hoạt động đầu tư một cách có hiệu quả, cần vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý, bởi vì:

Thứ nhất, các quy luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp và hệ thống. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng nhiều quy luật kinh tế nên chúng phải được sử dụng tổng hợp thì mới có kết quả.

Thứ hai, hệ thống quản lý kinh tế và quản lý hoạt động đầu tư không phải là những quan hệ riêng rẽ mà là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, thế chế xã hội, chính trị, pháp luật... Do đó, phải trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới có thể điều hành tốt hệ thống này.

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Thứ ba, đối tượng tác động chủ yếu của quản lý là con người. Con người lại là tổng hòa các mối quan hệ xã hội với nhiều động cơ, nhu cầu và tính cách khác nhau. Phương pháp tác động đến con người cũng phải là một phương pháp tổng hợp.

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 6

Thứ tư, mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định, những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể. Sử dụng tổng hợp các phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Thứ năm, các phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia.

Tuy nhiên, khi vận dụng kết hợp các phương pháp để quản lý hoạt động đầu tư, cần xác định dựa trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu quản lý. Phương pháp kinh tế là phương pháp quan trọng nhất vì thường đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp khác.

Các công cụ quản lý đầu tư công:

Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của trường đại học kinh tế quốc dân (2013), có nhiều công cụ quản lý ĐTC, có thể kể đến các công cụ quản lý chủ yếu sau:

Thứ nhất là các quy hoạch tổng thể và chi tiết. Các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng là những công cụ quan trọng được sử dụng để quản lý hoạt động đầu tư.

Thứ hai là các kế hoạch. Các kế hoạch định hướng và một số kế hoạch trực tiếp về đầu tư của các ngành và đơn vị.

Thứ ba là hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp liên quan và thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai... Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến quản lý đầu tư và lợi ích của toàn xã hội.

Thứ tư là danh mục các dự án đầu tư. Người quyết định đầu tư sẽ quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dựa trên danh mục các dự án đầu tư. Nắm bắt tình hình triển khai từng dự án dựa trên danh mục này để có biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc điều chuyển vốn sang các công trình, dự án khác có khả năng giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đúng theo tiến độ.

28


Thứ năm là các hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị thực hiện các công việc của quá trình thực hiện dự án.

Thứ sáu là các chính sách và đòn bẩy kinh tế. Những chính sách và đòn bẩy kinh tế quan trọng thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư bao gồm chính sách giá cả, tiền, tài chính tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư…

Thứ bảy là những thông tin cần thiết. Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, cả các tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư và thông tin khác có liên quan đến đầu tư.

Cơ sở pháp lý về quản lý các dự án đầu tư công

Một số nghị định và thông tư liên quan nhiều nhất đến quản lý các dự án đầu tư công bao gồm:

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH11 ngày 26/11/2013;

- Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017;

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Thông tư số 218/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế liên quan;

- Thông tư số 198/2013/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và thanh lý các tài sản tại các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước ;

- Nghị quyết 21/2016/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Nghị định số 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay nước ngoài của chính phủ;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu;

- Thông tư 198/2013/TT-BTC hướng dẫn sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước;

- Và các văn bản khác có liên quan…

2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tư công

Các tiêu chí đánh giá quản lý ĐTC được thể hiện qua các phương diện hiệu quả ĐTC. Tùy vào mục đích và phạm vi nghiên cứu mà hiệu quả ĐTC có thể được xét trên ba phương diện khác nhau: tài chính, kinh tế, xã hội.

29


- Xét phương diện tài chính: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu về mặt tài chính. Hiệu quả tài chính được xem xét cho từng dự án đầu tư. Nếu các chỉ tiêu này đảm bảo yêu cầu về mặt tài chính thì xem như dự án mang tính khả thi và ngược lại. Các chỉ tiêu tài chính phổ biến bao gồm: tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (AV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ số lợi ích (BCR), chỉ số độ nhạy (e).

- Xét phương diện kinh tế: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ của nền kinh tế và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt kinh tế làm cơ sở cho việc tính toán. Trong thực tế, một dự án có hiệu quả tài chính cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Đó là lý do khi đánh giá hiệu quả của dự án ĐTC, Nhà nước xem xét đến hiệu quả kinh tế để biết được sự đóng góp của dự án đó đối với nền kinh tế. Khi một nguồn lực được bỏ ra để sử dụng cho một dự án này sẽ làm giảm nguồn lực để sử dụng cho các dự án khác. Vì thế phải lựa chọn dự án sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Xét phương diện xã hội: Hiệu quả xã hội là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ xã hội, nó phản ánh sự đóng góp của dự án đối với toàn xã hội thông qua các lợi ích xã hội mà dự án mang lại như tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, có bao nhiêu việc làm do dự án tạo ra, đời sống người nông dân có được cải thiện hay không, có làm tăng năng suất hiệu quả sản xuất…và hàng loạt các lợi ích khác như môi trường sinh thái được cải thiện, sự phát triển đồng đều và mức sống của các vùng miền.

Do đó, hiệu quả ĐTC được xét trên ba phương diện: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Các dự án ĐTC cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: một là đảm bảo lợi ích tài chính (tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng nguồn lực...); hai là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá...); và ba là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường. Tuy nhiên, có thể nói tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế được đặt ưu tiên đầu. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế có thể kể đến bao gồm:


- Hệ số đầu tư tăng trưởng (Hệ số ICOR)

Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa chỉ tiêu đầu vào là vốn đầu tư thực hiện (hoặc tích luỹ tài sản) và chỉ tiêu đầu ra là kết quả sản xuất đạt được. Như vậy hệ số ICOR có trị số càng thấp nghĩa là hiệu quả càng cao và ngược lại. ICOR cần tính cho từng năm và chung cho nhiều năm trong một thời kỳ trên cơ sở chỉ tiêu đầu vào là Vốn đầu tư và chỉ tiêu đầu ra là GDP. Có thể tính ICOR từ các số tương đối (gọi là phương pháp 1) hoặc từ các số tuyệt đối (gọi là phương pháp 2).

Phương pháp 1: Tính ICOR từ các số tương đối, theo công thức sau:

Dt ICOR1 =

Iq

Trong đó: Dt là Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của năm nghiên cứu; Iq là Tốc độ

tăng GDP năm nghiên cứu so với năm trước năm nghiên cứu.

ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: để tăng thêm 1 phần trăm GDP đòi hỏi phải tăng bao nhiêu phần trăm (1%) tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.

Phương pháp 2: ICOR tính từ các số tuyệt đối theo công thức:

Vt

ICOR2 =


Gt - Gt-1

Trong đó: Vt là Tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu; Gt là GDP năm nghiên cứu; Gt-1: GDP của năm trước năm nghiên cứu.

ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị GDP, đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện.

Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR tính cho một giai đoạn sẽ phản ánh chính xác hơn việc tính ICOR cho hàng năm, vì trong một thời gian ngắn (1 năm) có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng và cũng không phản ánh được nếu đầu tư dàn trải (đầu tư xây dựng xong thì để đó không triển khai tiếp tục). Vì thế, các chỉ tiêu về vốn đầu tư và giá trị tổng sản phẩm để tính hệ số ICOR phải được tính theo cùng một loại giá: giá thực tế hoặc giá so sánh.

- Mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP và GNP trong một thời gian nhất

định. GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản


xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). GNP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với yếu tố thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

- Tiêu chí mức độ thất thoát, lãng phí vốn và nợ đọng xây dựng cơ bản

Mức độ thất thoát, gây lãng phí vốn trong quản lý ĐTC có thể xuất hiện ở tất cả các khâu của quy trình đầu tư từ quy hoạch, kế hoạch, chủ trương của chính phủ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư… đến khâu nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.

- Các tiêu chí phản ánh hiệu quả tài chính

Trong việc phân bổ nguồn vốn và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, các nhà đầu tư thường sử dụng rất nhiều các tiêu chí khác nhau để đánh giá, tuy nhiên, phổ biến nhất là chỉ tiêu NPV và IRR. Bên cạnh đó, còn có chỉ tiêu Tỷ số lợi ích - chi phí BCR (Benefit – Cost Ratio) được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí với tỷ suất chiết khấu nhất định, cũng được sử dụng trong tiêu chí này. Ngoài ra, để đánh giá được độ an toàn của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy của dự án (Chỉ số độ nhạy e). Phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính, từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.


Các tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội

Cải thiện sức khỏe cộng đồng: Tác động của ĐTC đối với cộng đồng thể hiện ở khía cạnh tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người nghèo (y tế, giáo dục, tín dụng, giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước...).

Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo: Tác động của ĐTC đối với giảm nghèo được thể hiện rõ nét nhất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, ĐTC góp phần làm tăng thu nhập cho người dân thông qua tăng năng suất sản xuất. Và khi năng suất lao động tăng đồng nghĩa với việc người lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ có mức thu nhập cao hơn, góp phần giảm nghèo. Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. ĐTC giúp gia tăng các yếu tố này nâng cao mức sống người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2.2.4 Quan điểm về tăng trưởng kinh tế

2.2.4.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, như GDP, GNP hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GDP/người/năm, GNP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GDP/người hay NP/người của năm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với ý nghĩa này, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển.

Trên thực tế, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng kinh tế, nhưng các định nghĩa đều thống nhất ở các điểm tăng trưởng kinh tế đề cập đến sự gia tăng về số lượng: sự gia tăng quy mô sản lượng quốc gia hay quy mô sản lượng quốc gia trên đầu người.

2.2.4.2 Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết tăng trưởng cổ điển: Đại diện tiêu biểu của Lý thuyết tăng trưởng truyền thống đó là: Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx.

Lý luận về tăng trưởng của Adam Smith (1723-1790): Adam Smith (1776), cho rằng: “Mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng mà chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình, và ở đây cũng như trong nhiều trường hợp khác, người đó được


một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình”.

Lý luận về tăng trưởng của David Ricardo (1772-1823): Ricardo (1817), trong tác phẩm “Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khóa” thể hiện các yếu tố của tăng trưởng kinh tế: nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, do đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn; trong từng ngành và trình độ kỹ thuật nhất định thì các yếu tố kết hợp theo một tỷ lệ cố định; đất đai là giới hạn của tăng trưởng; tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực và chi phí này phụ thuộc vào đất đai.

Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (1818-1883): So với hai lý luận trên, Marx (1860) đã phát triển thêm các yếu tố tăng trưởng kinh tế bao gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật thể hiện trong tác phẩm “Tư bản”. Marx cho rằng nền sản xuất của một quốc gia có tính chu kỳ, và tình trạng khủng hoảng thừa do thiếu cầu sẽ dễ dàng xảy ra mà nguyên nhân sâu xa là tính chất bóc lột (tiền lương thấp nên làm giới hạn tiêu dùng) và tích lũy cao nhằm cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động của nhà tư bản. Để khắc phục khủng hoảng này thì vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng, đặc biệt là chính sách kích cầu.

Như vậy, nhóm lý thuyết này về cơ bản thống nhất với nhau về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế, yếu tố được đề cao nhiều hơn các yếu tố còn lại là đất đai và lao động. Tuy nhiên lại có hai quan điểm trái chiều nhau về sự can thiệp của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.

2.2.4.3 Mô hình tăng trưởng Keynes và tân cổ điển

Mô hình J. Maynard Keynes (1883-1946)

Theo Keynes (1994) thì “nền kinh tế có 2 đường tổng cung: một phản ánh mức sản lượng tiềm năng và một phản ánh mức thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng mà thông thường ở mức thấp hơn”. Có xu hướng thu nhập tăng thì tiêu dùng trung bình giảm và tiết kiệm trung bình tăng. Đây là nguyên nhân cơ bản của trì trệ kinh tế. Cho nên đầu tư đóng vai trò quyết định quy mô việc làm, nhưng khối lượng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất biên của vốn. Muốn thoát khủng hoảng và thất nghiệp thì bằng các chính sách kinh tế, bằng cách kích cầu, nhà nước cần sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các hệ thống thuế để

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí