Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Mối Quan Hệ Giữa

50


Thương mại quốc tế có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên hiệu ứng này giảm theo thời gian, thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu chưa bền vững.

Vũ Thành Tự Anh (2012) nghiên cứu về quản lý và phân cấp quản lý ĐTC

- thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. Nghiên cứu đã sơ lược về phân cấp chính trị và phân cấp hành chính, phân cấp ngân sách và phân cấp thị trường cũng như thực trạng phân cấp quản lý ĐTC ở Việt Nam đến năm 2011. Nghiên cứu cũng nhận định rằng việc hoạch định chính sách ở Việt Nam “thiếu tầm nhìn, thiếu trọng tâm và xác định thứ tự ưu tiên... Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của những hạn chế này là do “thiếu sự phối hợp liên ngành trong xây dựng nội dung cũng như thực hiện chính sách” và thiếu cơ chế để buộc các bộ làm việc cùng nhau”.

Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để kiểm tra hiệu ứng của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988–2012. Nghiên cứu tiếp cận hàm sản xuất Y=f (K,L) theo quan điểm kinh tế học hiện đại làm cơ sở để xây dựng mô hình thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế VN, với mô hình kinh tế lượng cụ thể như sau: gt = α1 Igt + α2 Ipt + α3 Ift + α4 Lt với (g) là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn ĐTC trên GDP (Ig), tỷ lệ vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh trên GDP (Ip), tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (If), tỷ lệ tăng lực lượng lao động hàng năm (L). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, nhưng có tác động thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, tác động này là thấp nhất so với đầu tư từ các khu vực khác.

Phạm Thị Hồng Điệp (2017) nghiên cứu về việc vận dụng mô hình “Quản trị nhà nước tốt” ở Việt Nam theo phương pháp định tính. Nghiên cứu đề cập đến các đặc tính của mô hình “Quản trị nhà nước tốt” gồm: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước; Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội; Nền hành chính có trách nhiệm giải trình; Minh bạch; Đáp ứng; Hiệu quả và hiệu lực; Công bằng và thu hút; Nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu tiến hành phân tích bối cảnh thực hiện quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, đánh giá thành quả và các vấn đề đặt ra của mô hình quản lý này trong thời gian qua trên một số khía cạnh như xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường trách nhiệm giải trình, đồng thuận, từ

51


đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy cải cách quản lý công như cần xây dựng một cơ chế nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm giải trình của nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước, tiếp tục cải cách bộ máy hành chính. Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng quyền tiếp cận thông tin, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, của báo chí và khu vực tư nhân vào phản biện chính sách và giám sát thực thi chính sách.

Trịnh Thị Anh Hoa và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2018) nghiên cứu về Tái cơ cấu đầu tư công gắn với tăng trưởng bền vững ở Việt Nam với dữ liệu nghiên cứu từ 2011-2017 sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu trình bày thực trạng ĐTC và tái cơ cấu ĐTC ở Việt Nam cho thấy số vốn chi ĐTC tăng nhưng tỷ trọng chi ĐTC trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, tái cơ cấu ĐTC có mục tiêu giảm tỷ trọng ĐTC, tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội. Nghiên cứu cũng nhận định việc tái cơ cấu ĐTC giai đoạn 2012-2017 còn tồn tại một số hạn chế như việc tái cơ cấu ĐTC diễn ra chậm. Chi ĐTC của Việt Nam vẫn chưa thoát tình trạng dàn trải, chưa tập trung vào các dự án trọng điểm. Tình trạng dự án chậm triển khai, chậm tiến độ, tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn kéo dài gây lãng phí, kém hiệu quả. Nghiên cứu cũng nêu ra một số đề suất chính sách như, tập trung đầu tư cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, theo đó ưu tiên vốn ODA, tăng chi đầu tư cho khoa học công nghệ, y tế; đổi mới quản lý chi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động của nền kinh tế, có biện pháp mạnh hơn nữa trong việc thoái vốn tại các DNNN, vốn nhà nước tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm; xây dựng danh mục thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư trong từng năm và từng thời kỳ phù hợp với khả năng cân đối vốn và bảo đảm kiểm soát được nợ công.

2.4.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Có nhiều nghiên cứu ngoài nước về tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên theo Aschauer (1989), tùy vào mức độ đóng góp của ĐTC đến tỷ lệ đầu tư quốc gia và suất sinh lời của đầu tư mới có thể xác định được sự tác động của ĐTC đến đầu tư tư nhân là tích cực hay tiêu cực. Do đó, kết quả của các nghiên cứu có sự khác nhau do sự khác biệt về sự lựa chọn mẫu, thời gian cũng như phương pháp ước lượng.

52


Ghani và Din (2006) nghiên cứu tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế tại Pakistan nhằm phân tích vai trò của ĐTC đối với phát triển của nền kinh tế tại Pakistan, thông qua mô hình vector tự hồi quy (VAR). Mô hình VAR sử dụng bốn biến gồm ĐTC (IG), đầu tư tư nhân (IP), tiêu dùng nhà nước (CG) và GDP (Y) trong giai đoạn từ 1973-2004. Nghiên cứu sử dụng kiểm định DF-GLS thích hợp cho nghiên cứu mẫu dữ liệu nhỏ và kiểm định KPSS tập trung vào kiểm định giả thuyết dừng thay vì giả thuyết nghiệm đơn vị. Kết quả của hai kiểm định trên cho thấy sự tăng trưởng chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư tư nhân, còn ĐTC và tiêu dùng nhà nước ít có sự ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. ĐTC không hiệu quả có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ĐTC còn lấn át đầu tư tư nhân. Điều này trái ngược với các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hai loại đầu tư này.

Nghiên cứu của Swaby (2007) xem xét mối quan hệ giữa ĐTC và tăng trưởng ở Jamaica. Ở đây, ĐTC liên quan đến chi phí vốn của chính phủ. Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để đánh giá tác động của ĐTC lên GDP, sử dụng dữ liệu từ năm tài chính 1994-1995 đến 2006-2007. Kết quả cho thấy có mối quan hệ yếu giữa GDP và ĐTC. Trong khi đó, kết quả quan hệ nhân quả Granger cho thấy rằng ĐTC không có quan hệ nhân quả với GDP. Tuy nhiên, GDP lại có quan hệ nhân quả với ĐTC. Nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ lâu dài ổn định giữa các biến sử dụng trong mô hình như phân tích đồng liên kết đã cho thấy. Kết quả VCEM đã chỉ ra rằng đầu tư dài hạn trong nước của khu vực tư nhân, FDI đều có tác động trực tiếp cùng chiều lên GDP. ĐTC được tìm thấy có hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân ròng. Khi GDP tăng sẽ không bù đắp những tác động tiêu cực làm cho thâm hụt cao hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các quỹ ưu tiên dự án vốn sản xuất sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước. ĐTC có tác động cùng chiều đến đầu tư tư nhân trong nước, nhưng lấn át đầu tư FDI. Điều này sẽ giúp chính phủ có những chính sách để đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể đem lại lợi ích ròng cho nền kinh tế.

Nghiên cứu của Kumo (2012) xem xét mối quan hệ nhân quả Granger theo cặp giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và lao động tại Nam Phi trong giai đoạn 1960–2009 bằng cách sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) hai chiều có và không có phá vỡ cấu trúc. Kết quả cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng và tăng trưởng GDP. Nghiên cứu dùng hai phương pháp kiểm định đơn vị là ADF và Phillips–Perron, tiến hành xác định thứ tự liên kết của các biến sử

53


dụng trong mô hình ADRL. Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và việc làm của khu vực nhà nước phản ánh vai trò của các khoản đầu tư như vậy đối với việc tạo việc làm thông qua hoạt động xây dựng, bảo dưỡng và các hoạt động vận hành thực tế trong khi tăng việc làm có thể đóng góp thêm cho đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp theo hiệu ứng số nhân trong toàn bộ nền kinh tế.

Sohail Jafar và ctg. (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (GDP) và ĐTC trong giai đoạn 1980-2009 với dữ liệu thời gian được thu thập từ Cục Thống kê Pakistan, Ngân hàng Nhà nước Pakistan (SBP) và Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) theo mô hình VAR. Kết quả thực nghiệm cho thấy, có một mối quan hệ tích cực giữa GDP và ĐTC trong ngắn hạn. Sự gia tăng GDP đem lại sự gia tăng nhanh chóng trong ĐTC và tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa GDP và ĐTC.

Nghiên cứu của Shams (2016) xem xét mối quan hệ giữa ĐTC và đầu tư tư nhân lên sự tăng trưởng kinh tế của Bangladesh trong giai đoạn 1972–1973 và 2010– 2011 sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model). Sử dụng các biến Đầu tư công (PI), Tăng trưởng kinh tế (EG), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Kết quả cho thấy có mối quan hệ ổn định và lâu dài giữa ĐTC và tăng trưởng kinh tế. Kết quả từ mô hình ECM cũng cho thấy quan hệ nhân quả một chiều của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế. Tác động tích cực của ĐTC đến tăng trưởng có nghĩa là chi tiêu công thúc đẩy phát triển kinh tế. Do vậy, các chính sách kinh tế của Bangladesh nên tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy ĐTC.

Poyraz và Bacaksız (2018) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ĐTC vào Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1975-2014 với dữ liệu thời gian với mô hình ARDL để nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTC và GDP, thuế, tỷ lệ lạm phát và tài khoản vãng lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ hợp nhất giữa các biến GDP, thuế, tỷ lệ lạm phát, tài khoản vãng lai và ĐTC. Ngoài ra, mức độ ĐTC bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biến ngoại trừ GDP.

Bakari (2018) nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTC và tăng trưởng kinh tế ở Algeria trong giai đoạn 1969-2015 với 46 quan sát, sử dụng mô hình vectơ đồng liên kế VECM. Gồm các biến nghiên cứu GDP, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, tổng chi phí đầu tư được thu thập từ World Development (2016). Kết quả nghiên cứu cho


thấy, có mối quan hệ tiêu cực giữa ĐTC đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, kết quả nhân quả Granger cho thấy ĐTC có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Algeria, nhưng do một số trở ngại liên quan đến chiến lược quản lý đầu tư kém, do đó đẫn đến hiệu ứng tiêu cực dài hạn.

Tổng hợp so sánh với các nghiên cứu trước về mối quan hệ ĐTC và tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa

đầu tư công và tăng trưởng kinh tế



Tác giả

Nước nghiên cứu

Thời gian

Phương pháp NC

Kết quả

1

Omri và Kahouli (2014)

13 nước ở khu vực

Trung Đông-Bắc Phi (MENA countries)

1990 - 2010

GMM

DI <=> Y

2

Farhani và ctg. (2014)

Pháp

1970 - 2010

Cointegration Analysis ARDL, VECM,

Granger Causality Test

DI <=> Y: LR DI <=> Y: SR

3

Forgha và ctg. (2014)

Cameroun

1980 - 2013

2SLS

DI => Y

4

Bayar (2014)

7 nước Asia

1982 - 2012

Cointegration Analysis Granger Causality Test

DI <=> Y

6

Dinda (2014)

50 nước đang phát triển

1990 - 2009

Fixed Effects, Random

Effects, Pooled OLS, 2SLS

DI => Y

7

Tang và Tan (2015)

Malaysia

1991- 2010

Cointegration Analysis ARDL, VAR, Granger Causality Test

DI <=> Y

8

Bakari (2017a)

Sudan

1976 - 2015

Cointegration Analysis ECM, Granger

Causality Test, Granger Causality Test

DI # Y: LR DI <= Y: SR

9

Bakari (2017b)

Gabon

1980 - 2015

Cointegration Analysis, ECM, Granger

Causality Test

DI => Y: LR (-) DI => Y: SR

10

Bakari (2017c)

Malaysia

1960 - 2015

Correlation Analysis, Cointegration Analysis,

ECM, Granger Causality Test

DI => Y: LR DI # Y: SR

11

Sapkota và Bastola

14 nước tại Châu Mỹ

1980 - 2010

OLS, Hausman Test

DI # Y


(2017)

La Tinh


Fxed Effects Models

Random Effects Models


12

Keho (2017)

Cote D'Ivoire

1965 - 2014

ARDL, Granger Causality Test

DI <=> Y: LR DI <=> Y: SR

13

Alagidede và Ibrahim (2017)

Ghana

1980 - 2013

GMM

DI # Y

14

Ibrahim và Alagidede (2017)

Các nước G7

1995 - 2013

ARDL, Granger Causality Test

DI => Y: LR DI => Y: SR

15

Choi và Yi (2018)

105 quốc gia trên TG

1994 - 2014

Fixed Effects Models,

Random Effects Models, Pooled OLS

DI => Y

16

Sarwar và ctg. (2017)

210 quốc gia trên TG

1960 - 2014

Cointegration Analysis, FMOLS, VECM,

Granger Causality Test

DI <=> Y: LR DI <=> Y: SR

17

Khobai và ctg. (2017)

South Africa

1985 - 2014

Cointegration Analysis

ARDL

DI => Y: LR

DI # Y: SR

18

Jibir và Abdu (2017)

Nigeria

1970 - 2014

Cointegration Analysis, VECM, Granger Causality Test

DI # Y: LR DI <= Y: SR

19

Adams và ctg. (2017)

Senegal

1970 - 2014

ARDL

DI => Y: LR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 9



20

Siddique và ctg. (2017)

Pakistan

1975 - 2015

ARDL

DI # Y

21

Bano và ctg. (2017)

180 nước trên TG

1981 - 2012

OLS, Fixed Effect Model

DI => Y





Random Effects






Models, Hausman Test


22

Mbulawa (2017)

Botswana

1985 - 2015

OLS ,VECM

DI => Y

23

Bakari và Mabrouki (2017)

Các nước Đông Nam Châu Âu

2006 - 2016

Fixed Effect Model Random Effects

DI => Y





Models, Hausman Test


24

Huchet- Bourdon và ctg. (2018)

196 nước trên TG

1988 - 2014

GMM

DI => Y

25

Bakari (2017)

Nam Phi

1960 - 2015

Cointegration Analysis, ECM

DI => Y : LR DI # Y: SR

26

Gingo và Demireli

Ghana

1980 - 2015

Cointegration Analysis,

DI => Y: LR(-)


(2018)



VECM

DI # Y: SR

27

Sepehrdoust (2018)

14 nước OPEC

2002 - 2015

GMM

DI # Y

28

Karimi và Heshmati Daiari (2018)

10 nước ASEAN

1996 - 2014

GMM, Fixed Effects Panel

DI => Y

29

Golitsis và ctg. (2018)

Albania

1996 - 2014

Granger Causality Test

DI # Y

30

Appiah (2018)

Ghana

1960 - 2015

Cointegration Analysis

DI # Y





ARDL, ECM


31

Bakari (2018)

Algeria

1969-2015

VECM

DI => Y: LR (+)






DI => Y: LR (-)

32

Eggoh vàSemedo (2019)




DI => Y (+)

33

Bakari và ctg. (2019)

Brazil

1970-2017

VECM

DI => Y: SR (+) DI # Y: LR

(+) là tác động tích cực và (-) là tác động tiêu cực.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Ghi chú: DI là Đầu tư công, Y là Tăng trưởng kinh tế, LR là Tác động trong dài hạn, SR là Tác động trong ngắn han.

Tổng kết các lý thuyết nền tảng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm

được:

Về cơ bản, các nghiên cứu được các tác giả thực hiện ở những phạm vi khác nhau với bộ dữ liệu không trùng khớp, ứng dụng những lý thuyết nền tảng khác nhau nên kết quả cũng có những điểm không giống nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy giữa ĐTC và GDP có tác động qua lại.

Các nhà nghiên cứu có sự đồng thuận cao về các yếu tố tác động đến tăng trưởng như: vốn, lao động, xuất - nhập khẩu, cơ sở hạ tầng, độ mở của nền kinh tế, nguồn nhân lực, chính sách của chính phủ, đầu tư tư nhân, chi tiêu công, …

Đặc biệt, lạm phát và chính sách thuế có tác động tiêu cực đến FDI và GDP; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế (tăng độ mở của nền kinh tế); có những chính sách ưu đãi đầu tư (cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước); đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo


nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống internet; mở rộng qui mô thị trường, hệ thống tài chính,

… Đặc biệt là những chính sách, thể chế của nhà nước liên quan đến sự ổn định kinh tế – chính trị.

2.4 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu

Khảo sát các nghiên cứu trước cho thấy, hầu hết đều phân tích về tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển đều có bằng chứng cho rằng ĐTC có tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ĐTC cho cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực - Zainah (2009), Reungsri (2010), Omri và Kahouli (2014), Tang và Tan (2015), Tahir, M., & Azid, M. (2015), Alagidede và Ibrahim (2017), Jibir và Abdu (2017), Siddique và ctg (2017), Sapkota và Bastola (2017) Bakari và Ahmadi (2018), Sepehrdoust (2018), Golitsis và ctg (2018).

Tại Việt Nam cũng có một số công bố nghiên cứu định lượng về tác động của ĐTC lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Tô Trung Thành (2011) sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM để ước lượng các hàm phản ứng với các biến đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư tư nhân và GDP. Nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) về tác động ĐTC với tăng trưởng kinh tế đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL)…Tuy nhiên có thể nói, hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng số liệu quốc gia để nghiên cứu, chưa nghiên cứu chuyên sâu về ĐTC tại một tỉnh, thành cụ thể, chưa nghiên cứu quy trình quản lý các dự án ĐTC tại Việt Nam.

Tóm lại, khoảng trống nghiên cứu hiện nay gồm:

(1) Chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu quản lý ĐTC tại Tiền Giang, cụ thể là quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang giai đoạn 1998–2018.

(2) Chưa có nghiên cứu nào ở phạm vi cấp Tỉnh nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ĐTC tại ba lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT cả trong ngắn hạn và dài hạn.

2.5 Sự khác biệt nghiên cứu này với các nghiên cứu trước

Nghiên cứu này thừa kế các nghiên cứu trước ở những kết quả nghiên cứu, đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu định lượng.


Khác với các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng là chủ yếu để thực hiện nghiên cứu khám phá quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang thông qua mô hình hồi qui bội (OLS) sử dụng phần mềm xử lý SPSS 20. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phần mềm xử lý số liệu Eview 8 để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế với ĐTC tại ba lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 đã khái quát các nội dung cơ bản về quản lý ĐTC như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung trình tự trong quy trình quản lý ĐTC. Trong chương này tác giả đã đề cập đến các phương pháp quản lý ĐTC, cũng như các công cụ và cơ sở pháp lý về quản lý các dự án ĐTC. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTC cả về yếu tố khách quan và chủ quan. Phần cuối chương 2 tác giả lược khảo phân tích so sánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý ĐTC với Việt Nam. Đây là những cơ sở nền tảng để tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu tại chương 3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022