mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, dịch vụ NH thông minh là những sản phẩm dịch vụ được thiết kế, cung ứng cho khách hàng dựa trên nền tảng ứng dụng của điện toán đám mây, công nghệ Big data, Blockchain và được kết nối hoàn toàn trên internet, người tiêu dùng có thể sử dụng trên các phương tiện cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, Ipad để truy cập và sử dụng nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí phải trả, đem lại những quả tốt hơn. Trong những năm tới đây, NHNN cần khuyến khích các NHTM tích cực sử dụng ba công nghệ gồm: điện toán đám mây, dữ liệu lớn và khối chuỗi (blockchain) sẽ có tiềm năng ứng dụng lớn trong quá trình cho vay vốn DN như: khi quyết định cho vay đối với NH có thể truy xuất thông tin về lý lịch tư pháp, quyền sở hữu tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo khi vay vốn NH để chứng minh tính pháp lý, năng lực tài chính, quyền sở hữu của DN. Đồng thời hệ thống cho phép việc kết nối công chứng các giấy tờ liên quan, đăng ký giao dịch bảo đảm trong quá trình vay vốn, tạo hành lang pháp lý cao, sự an toàn trong thẩm định khoản vay và tiết kiệm thời gian và chi phí.
5.3.1.5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Bản thân mỗi NHTM sẽ có các chiến lược khách hàng khác nhau với tỉ lệ DNVVN khác nhau. Một số NH có thể duy trì chiến lược tập trung phần lớn nguồn lực phục vụ cho các DN lớn. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là với số lượng đông đảo các DNNVV đang trên đà gia tăng như hiện nay tại Việt Nam việc các NHTM trong nước dần chuyển đối tượng phục vụ sang DNNVV là điều dễ nhận thấy, kể cả các NH nước ngoài trong tương lai sẽ lựa chọn DNNVV có uy tín, kinh doanh hiệu quả làm khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy, các NHTM trong nước cần xây dựng nhiều hơn những chính sách tín dụng phù hợp để thu hút DNNVV trở thành đối tác thân thiết của mình.
Áp dụng hệ thống quản lý hiện đại, tiên tiến và áp dụng các công nghệ mới để có thể cung cấp dịch vụ tới các DNVVN với chi phí hợp lý.
Thiết lập chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh của NH nhằm mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng. NH cần đa dạng hóa các kênh tìm kiếm khách hàng như: thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, qua báo tạp chí…Tham gia hội thảo, hội nghị để giới thiệu, hướng dẫn DNNVV về sự lựa chọn tài chính, phát triển kinh doanh, quản lý…liên quan đến sự
thành công của DNNVV; Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn, giới thiệu các sản phẩm của NH.
Tiếp tục duy trì, tạo sự tin tưởng với các khách hàng thân thiết. Cập nhật lịch sử tín dụng và thường xuyên có những đánh giá về DN để tiến hành sàng lọc các DNNVV để có thể tiếp tục phát triển mối quan hệ với các DN tốt và tạm dừng cấp tín dụng cho những DN yếu kém, có mức rủi ro cao. Đối với khách hàng mới cần phải thể hiện sự nhiệt tình, chuyên nghiệp trong giao dịch; Có tư vấn sáng suốt và kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình vay vốn. Từ đó tạo tự tin tưởng của DNNVV đối với NH. Để NH luôn phát triển cần duy trì số lượng khách hàng thân thiết và mở rộng lượng khách hàng mới.
5.3.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Sự Khác Biệt Về Mức Độ Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Nh Của Dnnvv
- Đánh Giá Thực Trạng Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thái Nguyên Giai Đoạn 2013 -2018
- Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thái Nguyên
- Nhóm Giải Pháp Cụ Thể Cho Các Dnnvv Phân Theo Quy Mô Dn
- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 22
- Phân Loại Dnnvv Của Một Số Quốc Gia Và Khu Vực Theo Các Tiêu Chí
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
5.3.2.1. Những giải pháp chung
a. Nâng cao năng lực tiếp cận các nguồn tín dụng
Trong quá trình kinh doanh, không DN nào có thể đảm bảo sự chủ động vốn nên việc vay vốn diễn ra là điều tất yếu. Có nhiều kênh vay vốn như: NH, các tổ chức tín dụng, các quỹ, vay từ người thân, bạn bè…Nhưng các DN luôn mong muốn có thể vay từ NH do có sự đảm bảo, lượng vốn vay nhiều, lãi suất phù hợp. Nhiều lý do được chỉ ra cho thấy DNNVV gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn NH nên trong tương lai, ngoài nguồn vốn từ phía NH, DN nên tập trung đến các kênh hỗ trợ vốn vay khác nhằm chủ động hơn trong nguồn vốn của DN mình. Để làm được điều đó, DNNVV cần thực hiện những công việc như sau:
- Nâng cao năng lực, kỹ năng tiếp cận các dịch vụ NH liên quan đến quy trình và nghiệp vụ cụ thể DN cần nắm bắt khi tiếp cận dịch vụ. Trong việc vay tiền, các DN là người mua quyền sử dụng vốn. Nhưng hoạt động này cũng có thể coi như tìm kiếm người tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Để các tổ chức tín dụng tin tưởng vào ý định cũng như sự hoàn trả vốn vay, DN cần quan tâm đến những vấn đề sau: chuẩn bị vay vốn, lựa chọn tổ chức tín dụng, chuẩn bị hồ sơ vay vốn, chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị và hướng dẫn cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế đối với doanh nghiệp, chuẩn bị và cung cấp tài liệu theo nội dung kiểm tra của tổ chức tín dụng, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chuẩn bị cho việc kiểm tra sử dụng tiền vay của tổ chức tín dụng, trả nợ và xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm. Mặc dù các NH luôn xây dựng quy trình tiêu chuẩn để đánh giá khách hàng và
thẩm định tín dụng nhưng nếu DN có thể chuẩn bị kỹ lưỡng giấy tờ, hoàn thành các thủ tục đầy đủ. Hơn nữa đã có thời gian dài sử dụng các dịch vụ của NH sẽ tạo điều kiện cung cấp cho NH nhiều thông tin hơn về DN, làm căn cứ cho quyết định cấp tín dụng sau này. Bên cạnh đó, uy tín của bản thân chủ DN cũng là cơ sở giúp DN dễ tiếp cận vốn tín dụng hơn và có thể thỏa thuận lượng vốn mình mong muốn. Trong quá trình giao dịch phần nào giúp cho NH có thêm thông tin về năng lực và định hướng kinh doanh của chủ DN. Tất cả các yếu tố nêu trên tuy có thể không đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra các quyết định của NH nhưng cũng sẽ có ảnh hưởng ở một chừng mực nhất định trong việc có hay không cung cấp tín dụng cho DN hay quyết định hạn mức tín dụng của DN.
- Chủ động giới thiệu nhu cầu vốn đến với các nguồn cung ứng vốn: DN là chủ thể sử dụng dịch vụ, các tổ chức tín dụng là chủ thể cung ứng dịch vụ, do vậy các bên đều cần nắm được thông tin về đối tác của mình. Tuy vậy, từ trước đến nay, các DN thường tìm đến các tổ chức tín dụng khi có nhu cầu về vốn mà không nhận thức rằng, các tổ chức tín dụng cũng cần tìm kiếm đối tác để cung ứng dịch vụ, do vậy thông tin về nhu cầu và khả năng cung ứng khó thông suốt. Để đáp ứng các nhu cầu về nguồn vốn của mình, các DN cần giới thiệu nhu cầu vốn của mình đến với các tổ chức tín dụng một cách công khai, minh bạch và đầy đủ thông qua các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình liên quan đến nhu cầu vốn. Việc giới thiệu nhu cầu vốn có thể được thực hiện trực tiếp từ DN đến các tổ chức tín dụng hay thông qua trung gian là các tổ chức đại diện của DN.
b. Minh bạch thông tin và hoàn thiện báo cáo tài chính
Vấn đề nổi cộm hiện nay là thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch trong các DNNVV, khiến NH khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của DN, điều này cản trở việc ra các quyết định cho vay. Việc tuân thủ nghiêm túc chế độ lập tài chính vừa giúp DN kiểm soát được thông tin vừa đạt được sự tin tưởng của NH. Để làm được điều này, các DNNVV cần chú ý những vấn đề sau:
- Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt bộ máy kế toán, tăng tính minh bạch trong BCTC: Bộ phận kế toán phải thường xuyên cập nhập những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng qui định. DN không nên sử dụng hai loại báo cáo tài chính, một dành cho NH và một dành cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm khó khăn cho NH trong công tác đánh giá tình hình tài chính của
DN khi DN lập hồ sơ xin vay vốn đồng thời cũng làm mất đi sự tin tưởng từ phía NH. Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp DN lập sổ sách, báo cáo chuyên nghiệp hơn từ đó tăng tính trung thực và minh bạch của các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính. Như vậy sẽ dần nâng cao uy tín của DN đối với các NH trong quan hệ tín dụng.
- Tăng cường giao dịch thanh toán hoạt động kinh tế thông qua NH: Điều này rất có lợi cho DNNVV trong việc đảm bảo các quy định về giải ngân vốn vay, mặt khác giúp DNNVV tạo lập mối quan hệ nghiệp vụ với NHTM. Cần đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt qua NH, đặc biệt là các NH có mối quan hệ thường xuyên trong các hoạt động như: thanh toán công nợ, trả lương nhân viên. Nhờ vậy NH có thể đánh giá đúng về hoạt động SXKD cũng như tính minh bạch và năng lực tài chính của DN xin vay vốn. Ngoài thuận lợi trong hoạt động vay vốn, các DN còn thuận lợi hơn trong hoạt động bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng...).
- Nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV: Các DNNVV ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN. DN nên cử người lao động tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ hoặc ở nơi khác để năng cao năng lực chuyên môn và giúp ích cho DN. Để được đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho DNtrong một thời gian nhất định. Khi đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của DN sẽ được nâng cao, tăng sự cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng thị phần, uy tín và thương hiệu của DN, đặc biệt là tăng sự tin tưởng của NH đối với DNNVV trong quan hệ tín dụng. Không chỉ nâng cao trình độ cho nhân viên, ban lãnh đạo, quản lý DN cần nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán. Ngoài ra, cấp quản lý của DN nên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong một số lĩnh vực phục vụ kinh doanh của mình như: các khóa học liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất; losgictic; các lớp học về luật xuất nhập khẩu hoặc luật quốc tế. Với lực lượng đông đảo các trường đại học tại Thái Nguyên cùng nhiều chương trình đào tạo đa dạng, DN có thể đặt hàng các trường để mở các lớp tập huấn cho người lao động trong công ty và tiết kiệm chi phí. Thuê chuyên gia có trình độ chuyên môn cao tại các trường đại học để nhận được những tư vấn có chất lượng cho sự phát triển của DN.
Thông tin tài chính minh bạch, công khai giúp nâng cao trách nhiệm của chủ DN đối với việc sử dụng các nguồn tài chính, BCTC hoàn thiện dễ dàng hơn tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM nắm bắt được tình hình, nhu cầu hoạt động của DNNVV từ đó có những chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
c. Tăng cường năng lực lập phương án sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao năng lực của các DN trong lập và đánh giá các dự án và kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính, đặc biệt là các dịch vụ truyền thống như dịch vụ tín dụng. Trong nhiều trường hợp các DN tiếp cận tới các nhà cung cấp tín dụng xuất phát từ nhu cầu trực tiếp mà không có đánh giá xem xét cụ thể các yếu tố quan trọng sau:
- Xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp hoặc thu tiền trước của khách hàng, thuê mua tài chính, tín dụng NH, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…
- Nắm bắt đặc thù của các phương thức huy động vốn nói trên, bên cạnh đó cần tính đến thực trạng tài chính của DN
- Hiểu rõ tính chất của khoản vay, hiện nay nhiều DN khi có nhu cầu về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh là tiếp cận tín dụng NH để vay tiền phục vụ cho nhu cầu đó mà không tính đến phương thức thuê mua tài chính. Hình thức huy động vốn trung và dài hạn này phù hợp với các DN giúp cho họ sử dụng đồng vốn linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác nhau thay vì mua tài sản cố định. Hơn nữa thuê tài chính cũng không làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn NH.
Quá trình xây dựng dự án cũng giúp DN chuẩn bị kỹ hơn khi làm việc với các tổ chức tài chính. Thông thường các tổ chức tín dụng thường đánh giá dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh theo những mặt sau: Xem xét đánh giá sơ bộ về mục tiêu, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra, phương án tiêu thụ sản phẩm, qui mô, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh, thời gian thực hiện dự án; đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm như: giới thiệu về sản phẩm, nhu cầu trên thị trường, mức tiêu thụ gia tăng hàng năm; khả năng cung cấp sản phẩm của dn; thị trường mục tiêu và sự cạnh tranh của sản phẩm bao gồm: thị trường nội địa, thị trường nước ngoài; phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối bao gồm: phương thức phân phối, mạng lưới phân phối, chi phí thiết lập mạng lưới phân phối,
phương thức bán hàng đánh giá sự cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, dự phòng rủi ro; đánh giá phương diện tổ chức thực hiện như: đội ngũ cán bộ, trình độ kinh nghiệm, tay nghề đội ngũ lao động…
d. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV
DN không vay được vốn NH trong khi NH không thiếu vốn nhưng lại thiếu niềm tin trong quan hệ tín dụng. Thực tế, nhiều DNNVV chưa tạo dựng được sự tin tưởng cho đối tác NH về tình hình tài chính và sự tạo dòng tiền của mình. Hạn chế được phát hiện trong phần thực trạng tiếp cận tín dụng cho thấy, DNNVV không tiếp cận được vốn hoặc tiếp cận được nhưng số vốn vay được không như kỳ vọng là do DN không đáp ứng các yêu cầu trong kết quả kinh doanh, lịch sử tín dụng, mức xếp hạng tín dụng thấp. Điều cần lưu ý là, NH thường quan tâm đến 1 số chỉ tiêu quan trọng như hiệu quả sử dụng vốn của DN tốt, tốc độ quay vòng vốn cao, kết quả kinh doanh tăng trưởng dương. Ngoài ra, nếu cho vay bằng phương án sản xuất DNNVV thì DN cần phải chứng minh dự án có chất lượng tốt, tính khả thi cao điều đó sẽ đạt được khi DN phát triển tốt. Vì vậy, đối với DNNVV việc nâng cao năng lực là điều kiện quan trọng giúp gia tăng uy tín đối với NH. Để làm được điều đó, các DNNVV cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tự hoàn thiện cơ chế quản lý, năng lực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính theo hướng minh bạch, rõ ràng, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh; Tái cấu trúc kinh doanh nhằm tập trung vào các mảng sản xuất, kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có sự tạo ra dòng tiền ổn định; Tăng cường tính liên kết trong kinh doanh, đặc biệt là giữa DN có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn lực để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn và cùng phát triển bền vững; Đa dạng hóa nguồn vốn để giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc duy nhất vào nguồn tín dụng NH; Tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng; xây dựng và thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả; Các DN cũng cần mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới, nắm bắt cơ hội khi nước ta tái cấu trúc nền kinh tế; Tham gia các Hiệp hội DN trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh, tìm kiếm sự hợp tác trong kinh doanh giữa các DN để tận dụng nguồn lợi của nhau cùng phát triển. Đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính...
Thứ hai, tham gia các hiệp hội, liên kết với các DN để vận dụng các nguồn lực, giảm các chi phí và tăng sự cạnh tranh. Cần nhìn nhận và xác định đúng các khó khăn hiện tại về vốn, để có các giải pháp rõ ràng, quyết đoán và mạnh mẽ trong việc xử lý khó khăn để từng bước vực dậy hoạt động kinh doanh của mình. Mạnh dạn tham gia đối thoại, tháo gỡ khó khăn và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của nền kinh tế là chính quyền, NH và hiệp hội DN để hệ thống nền kinh tế vận hành ổn định, hiệu quả.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc nâng cao năng lực của DNNVV trên nhiều khía cạnh vừa giúp DN tiết kiệm phí vừa nâng cao tính chủ động của Ban lãnh đạo DNNVV. Các DNNVV tại Thái Nguyên mới chỉ bắt đầu bước những bước đi đầu tiên trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đó là: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, sử dụng thiết bị hiện đại trong sản xuất, ứng dụng điện tử trong vận hành sản xuất…Tuy nhiên, mức độ ứng dụng chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp. Vì vậy, trong tương lai, DNNVV cần tích cực hơn nữa trong việc ứng dụng máy móc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất để thúc đẩy khả năng sản xuất với giá cả thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.
Thứ tư, cần chú trọng các liên kết kinh tế, tận dụng lợi thế từ liên kết trong kinh doanh, đồng thời cũng cần tạo cơ chế chính sách sáp nhập, mua bán DN một cách thuận lợi. Qua đó, tăng cường được số lượng DN có quy mô vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân có năng lực về quản trị, năng lực tài chính và công nghệ được thành lập, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, tạo vị thế khách hàng mục tiêu, là đối tác quan trọng trong mắt các NH.
Cuối cùng, DNNVV cần chủ động hợp tác với các DN lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Núi Pháo, Samsung, Mani…để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường...Các DNNVV cần tăng cường liên doanh, liên kết với các DN mạnh, có uy tín trong việc lập, điều hành và thực hiện các dự án đầu tư; Hợp tác để trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ và đặc biệt tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Khi đó, DN sẽ có đơn đặt hàng thường xuyên, kích thích sự đổi mới, hoàn thiện trong bộ máy quản lý, sản xuất của DN, nâng cao vị thế, thương hiệu của DN - Điều này giúp NHTM tin tưởng hơn khi cấp vốn cho DNNVV.
5.3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho các DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh
a. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong 5 năm qua, số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vay được vốn rất ít với lượng vốn vay đạt khoảng 300 triệu đồng/DN. Đây là khó khăn lớn khi nhu cầu vốn của DN lớn đặc biệt là các DN ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Cơ chế, chính sách là khía cạnh chính nhắm tháo gỡ trở ngại trong vay vốn của DN nhưng bản thân DN nông nghiệp cần có thay đổi để nâng cao uy tín đối với NH như:
Nâng cao năng lực sản xuất của DN, gia tăng giá trị trong sản phẩm, chủ động chuyển đổi sản phẩm nông sản thành hàng hóa có chất lượng cao. Để làm được điều đó các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần tích cực ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực Việt Nam và thế giới. Tổ chức được chuỗi sản xuất có thương hiệu cụ thể; Có chiến lược thị trường, phát triển thị trường rõ ràng cho phân khúc sản phẩm mình sản xuất; Đẩy mạnh ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 vào quá trình canh tác, chăn nuôi, lưu trữ, chế biến, đóng gói sản phẩm.
Nên có những kiến nghị đề xuất với lãnh đạo tỉnh, NHNN trong việc có chính sách nới lỏng quy định cho vay đối với DN nông nghiệp áp dụng các chuỗi sản xuất theo quy trình khép kín công nghệ cao - nông nghiệp sạch.
Tập trung vào sản xuất, cung ứng các hàng hóa là thế mạnh của địa phương như: sản xuất chè, rau an toàn, chăn nuôi gà, lợn theo hướng áp dụng công nghệ sạch, công nghệ hiện đại.
b. Đối với DNNVV hoạt động trong công nghiệp, xây dựng
Đây là nhóm DN có thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên, tuy vậy do có nhiều hạn chế đặc biệt liên quan đến phương thức sản xuất nên sự phát triển của nhóm DN hoạt động trong công nghiệp, xây dựng chưa tương xứng với tiềm năng. Gia tăng nguồn vốn sẽ giúp DN bổ sung thêm máy móc hiện đại, gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm nhằm cạnh tranh tốt hơn với các DN trong - ngoài tỉnh. Để làm được như vậy, các DNNVV hoạt động trong công nghiệp, xây dựng cần lưu ý những vấn đề sau:
Nâng cao năng lực của DN trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của quá trình sản xuất tránh thất thoát, lãng phí.