Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 2


cách tích cực yếu tố “duy tình” giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Những kết quả này đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng quan hệ báo chí tại các doanh nghiệp hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong thực tiễn.

Cụ thể, trong nội dung nghiên cứu luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:


Tổng hợp các cơ sở lý luận về các vấn đề xây dựng và phát triển mối quan hệ nói chung, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói riêng và những tác động của mối quan hệ này.

Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và QHCC tại Việt Nam hiện nay

Khám phá ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam nói chung, của yếu tố tình cảm cá nhân (ở đây là yếu tố “duy tình”) trong văn hóa Việt Nam nói riêng đến mối quan hệ của nhân viên QHCC và nhà báo

Đề xuất phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ 2 chiều giữa 2 nhóm: nhân viên QHCC và nhà báo một cách có hiệu quả cao nhất cho lợi ích của hai bên

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo dưới sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong văn hóa Việt Nam, trong bối cảnh truyền thông được phát triển mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai nhóm đối tượng sau:


Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 2

- Nhân viên QHCC đang làm việc trong bộ phận QHCC của các doanh nghiệp có uy tín tại Việt Nam và có mối quan hệ với các phóng viên, nhà báo.

- Nhà báo Việt Nam làm việc tại các cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng internet, thông tấn xã..., có mối quan hệ với các nhân viên QHCC thuộc các doanh nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về truyền thông, QHCC liên quan đến đề tài đã được công bố.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể, luận văn sẽ tiến hành bằng bảng hỏi với 2 nhóm đối tượng là nhân viên QHCC đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí….về quan điểm của họ về sự tồn tại và các biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa 2 nhóm đối tượng, đóng góp ý kiến để xây dựng mối quan hệ này. Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu với các cặp nhân viên QHCC và nhà báo để làm rò hơn thái độ, hành vi, cách thức…xây dựng mối quan hệ trở nên thân thiết, có “Tình” giữa họ.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn


Ý nghĩa khoa học: Có thể nói, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết về QHCC và truyền thông đại chúng hiện đại. Trong những năm qua, các nhà nghiên


cứu về truyền thông thế giới đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những công trình lý luận về vấn đề này.

Trong những năm gần đây, QHCC (PR) đã trở thành một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam, năm 2007, nghề QHCC được xếp hạng là 10 nghề “nóng” nhất trên thị trường [8, tr.28]. Nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã có sự quan tâm hơn đến việc phát triển các phòng, ban, bộ phận hay sử dụng dịch vụ QHCC trong tổ chức của mình. Thực tế này cũng đòi hỏi những người làm trong ngành QHCC tại Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu về lĩnh vực này để có một hệ thống lý thuyết vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu về QHCC còn rất mới mẻ ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu sâu còn rất ít. Luận văn là tài liệu tổng quan về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, về những phương thức xây dựng, duy trì, và phát triển mối quan hệ thân thiết mang lại lợi ích nghề nghiệp giữa hai nhóm này. Với ý nghĩa đó, luận văn có thể góp phần xây dựng hệ thống lý luận về QHCC nói chung qua việc nghiên cứu cụ thể về hoạt động QHCC từ bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Những vấn đề lý luận mà luận văn đề cập, phân tích, đúc kết sẽ giúp những người đào tạo, nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những khảo sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Đồng thời, luận văn khảo sát được mức độ tình cảm, những biểu hiện cũng như ảnh hưởng mối quan hệ giữa họ hiện nay, cũng như chỉ ra những nhóm giải pháp để duy trì tính tích cực, tiết chế


tính tiêu cực và vận dụng hiệu quả mối quan hệ này trong công việc của cả hai nhóm. Một khi đã nhận diện được rò ràng bản chất của chữ Tình và các giải pháp để vận dụng vào thực tiễn thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học về QHCC, cho nhà báo, cho các tổ chức – cơ quan – doanh nghiệp, cho sự phát triển của ngành truyền thông tại Việt Nam. Nó cũng giúp cho các nhân viên thực hành QHCC hiểu được những vấn đề cốt lòi trong mối quan hệ với báo chí, áp dụng các phương pháp để xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp với nhà báo nói riêng và các nhóm công chúng khác nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng dành cho những ai quan tâm đến lĩnh vực QHCC nói chung, QHCC ở Việt Nam nói riêng.

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự liên hệ giữa các ngành nghề với nhau như bác sĩ với nhân viên quan hệ công chúng, y tá với bác sĩ… đều là những đề tài được khoa học trên thế giới phát hiện và khai thác. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì được quan tâm hơn khi các học giả, các nhà nghiên cứu và thậm chí là cả giới QHCC và nhà báo cũng đã bắt tay vào tìm hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, những vấn đề nghiên cứu xuất phát từ mối quan hệ này vẫn không ngừng được khai thác. Điều này được lý giải bởi sự thay đổi của môi trường xã hội, môi trường truyền thông diễn ra từng ngày và mối quan hệ giữa giới báo chí và QHCC cũng dần thay đổi để thích nghi với thực tế hơn. Do đó, luôn phải nghiên cứu để có cái nhìn mới nhất, cách vận dụng mới nhất quan hệ truyền thông này tạo hiệu quả tốt nhất cho nghề nghiệp của cả hai nhóm.

Trên thế giới, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như việc khái quát các chiến lược khác nhau để một tổ chức tiếp cận và xây dựng,


phát triển mối quan hệ với các nhóm công chúng (Cutlip, 2000) hay Sriramesh và Yi-Hui Huang đi sâu nghiên cứu các thang đo mức độ thân thiết của các mối quan hệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố nền như bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội; Samsup Jo và Yungwook Kim (2004) thì quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở các nền văn hóa phương Đông…Ngoài ra, còn có một số tác phẩm nghiên cứu cụ thể như:

Using Role theory to study cross perceptions of journalist and PR practitioner (Andrew Belz, Albert D. Talbott, Kenneth Starek): Các tác giả đã sử dụng lý thuyết Role để nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC.

The Excellence Theory (James E. Grunig, Larissa A. Grunig and

D.M. Dozier, 2002): Đây là lý thuyết về phòng QHCC chuyên nghiệp, các tác giả đã khái quát mô hình các mối quan hệ giữa một tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu của nó.

Image of “Hong Bo (PR)” and PR in Korean newspaper (Jongmin Park, 2001): Công trình này nghiên cứu những đặc điểm của khái niệm “Hong Bo” và QHCC trên báo chí Hàn Quốc.

On Deadline: Management Media Relations (Management Media Relations, 2000): Công trình nghiên cứu về quản lý quan hệ truyền thông.

Effective PR (Scott M.Cutlip, AllenH.Center, Glen M.Broom, 2001): Công trình nghiên cứu về hiệu quả của quan hệ công chúng


The Chinese Concepts of Guanxi, Mianzi, Renqing and Bao Their Interrelationships and Implications for International Business (Alvin M. Chan, 2002): nghiên cứu về 4 khái niệm có sự ảnh hưởng trong quan hệ làm ăn ở Trung Quốc là Quan hệ, Thể diện, Thiện ý và Sự báo đáp.

The Roles of Xinyong and Guanxi in Chinese Relationship marketing (Leung, Lai, Chan, Wong, 2005): Nghiên cứu về mối quan hệ của Sự tin cậy và Mối quan hệ trong tiếp thị tại Trung Quốc…

Ở Việt Nam, một trong những nghiên cứu đầu tiên về QHCC là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2001) về “Quan hệ công chúng và báo chí ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận văn này đã bước đầu xây dựng hệ thống khái niệm về QHCC, và chỉ ra các đặc điểm trong mối quan hệ giữa QHCC và báo chí ở Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề cập đến các phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và các nhà báo. Năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu đồng định hướng (co-orientation study) về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam thông qua luận án tiến sĩ bảo vệ tại Hàn Quốc (Huyen, 2009). Trong luận án đó, ngoài các nội dung nghiên cứu khác, tác giả đã sử dụng các thang đo mối quan hệ của Yi-Hui Huang (2001) và mô hình nghiên cứu của Sriramesh (1986) để đánh giá mức độ hiểu biết, tin tưởng, hài lòng, và cam kết hợp tác giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu khác về QHCC được công bố tại Việt Nam như: “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” (2007), “Ngành PR tại

Việt Nam” (2010), “PR lý luận và ứng dụng” (2010) của PGS. TS. Đinh Thị


Thúy Hằng gần như là khung lý thuyết cơ bản và đầu tiên cho các học viên của ngành. Năm 2010, TS. Đỗ Thị Thu Hằng cũng cho ra mắt cuốn sách “PR – công cụ phát triển báo chí” xoay quanh các kỹ năng thực hiện, quản trị và giải pháp thực thi nhằm phát triển PR của các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, các công trình này mới tập trung vào các vấn đề của ngành QHCC chứ chưa đi sâu vào khía cạnh “mối quan hệ” cũng như chưa đưa ra phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hiện nay.

Trong các luận văn thạc sĩ bên dưới, các tác giả đã bước đầu đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài của luận văn này: “Tác động của báo chí với doanh nghiệp” (Nguyễn Thanh Hương, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2010), Hiện trạng và giải pháp về hoạt động quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam” (Đặng Thị Châu Giang, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2006), “Vai trò của báo chí trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, khảo sát trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Lao Động và Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2008 – 2010” (Trần Thị Tú Mai, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2010), “Mối quan hệ giữa PR và báo chí, khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 – 2008” (Nguyễn Thị Nhuận, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2008), “Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu” (Đỗ Thị Hoa Quỳnh, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2009)…

Các luận văn nói trên đã đem đến nhiều góc nhìn sinh động về thực trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, nhưng đều chưa lý giải được mối quan hệ đó từ góc nhìn lý luận QHCC, và trong một số trường hợp còn tỏ ra nhầm lẫn về quan niệm QHCC như một chức năng quản trị thương


hiệu tổ chức/ doanh nghiệp thay vì chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi của tổ chức/ doanh nghiệp trên báo chí mà thôi.‌‌

Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong các doanh nghiệp Việt Nam” của Vũ Thu Hà (2012) đã làm sáng tỏ hơn mối quan hệ truyền thông này bằng các lý thuyết QHCC, đưa ra các phương thức xây dựng mối quan hệ hai chiều… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về sự tác động của yếu tố văn hóa tới mối quan hệ này thì hầu như chưa có nghiên cứu nào trước đó đề cập đến một cách kỹ lưỡng. Như vậy, đề tài “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” là một hướng nghiên cứu mới mẻ và không hề trùng lặp, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng quan hệ truyền thông nước nhà ngày càng phát triển.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC với nhà báo

Chương 2: Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam

Chương 3: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa nhân viên QHCC với nhà báo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022