Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12


đầu tư tài chính (VAFI) nghiên cứu và xây dựng. Theo định hướng thì Câu lạc bộ sẽ là nơi tập hợp các cổ đông thiểu số, cùng nhau trao đổi thông tin, kiến thức, cùng nhau khởi kiện nếu bị vi phạm quyền lợi. Ý tưởng này có thể dần dần tìm kiếm thêm nhiều người, tăng thêm lực lượng, nhưng cách làm này vẫn mang tính chất tự phát, tự nguyện không chính thức. Để hoạt động của các câu lạc bộ này có hiệu quả hơn, cần phải có sự hỗ trợ, giúp sức của các cơ quan chức năng, thông qua xây dựng các chế tài phù hợp, khuyến khích các thành viên liên kết để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Ngoài vấn đề cung cấp thông tin, để bảo đảm hơn nữa quyền lợi của các cổ đông thiểu số, LDN cần thiết phải bổ sung quyền của cổ đông yêu cầu tòa án xem xét, miễn nhiệm thành viên HĐQT hoặc BKS trong trường hợp cần thiết; quyền của cổ đông yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tòa án hủy bỏ quyết định của HĐQT trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của công ty, của cổ đông và của các bên liên quan khác; tăng cường chế độ giám sát chặt chẽ các giao dịch liên kết giữa cổ đông chi phối với công ty; v.v.

2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về cuộc họp ĐHĐCĐ

Để ĐHĐCĐ thực sự là công cụ quyền lực của cổ đông trong công ty đồng thời đóng góp vào sự vận hành chung của công ty, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cuộc họp ĐHĐCĐ. Chẳng hạn như cần sửa đổi, làm rõ để thống nhất quy định về điều kiện tỷ lệ triệu tập họp ĐHĐCĐ giữa LDN năm 2005 và Nghị Quyết 71/2006/QH11 của Quốc Hội ngày 29/11/2006 về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam (Nghị quyết 71). Như Chương II đã phân tích, trong thực tế hiện nay, rất nhiều công ty niêm yết triệu tập ĐHĐCĐ lần đầu thường không đạt tỷ lệ tối thiểu 65% số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của LDN và Điều lệ mẫu để tiến hành ĐHĐCĐ nên buộc phải triệu tập ĐHĐCĐ lần hai. Chính điều này đã gây lãng phí của cải xã hội và một lần nữa khẳng định sự cần thiết và hợp lý của việc cho phép các CTCP được quyền quy định trong Điều lệ số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ như quy định tại Nghị Quyết 71. Như vậy, cần thống nhất lại một số quy định trong LDN 2005 (cụ thể là điều 102, điều 104) với Nghị Quyết 71 nhằm tránh sự không nhất quán trong


hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời để việc quản lý các cuộc họp ĐHĐCĐ của các CTCP được thống nhất hơn.

3. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐQT

Để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành công ty cần thiết phải phân tách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ để không một ai trong hai người trên bị hạn chế quyền ra quyết định. Cần nắm rõ rằng TGĐ là người có quyền và nhiệm vụ điều hành nghiệp vụ kinh doanh hàng ngày của công ty, và là cán bộ cao cấp do HĐQT bổ nhiệm và ủy quyền nên GĐ/TGĐ phải chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của HĐQT. Vì vậy, địa vị và quyền hạn của GĐ/TGĐ chủ yếu phải do điều lệ công ty và HĐQT quyết định. Việc Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm luôn chức vụ GĐ/TGĐ có phần không hợp lý. Bởi nhiệm vụ của HĐQT chủ yếu là thực hiện giám sát và khống chế một cách vĩ mô các hoạt động quản lý điều hành của những người quản lý kinh doanh, trong khi phạm vi quyền lực của GĐ/TGĐ được quy định một cách rõ ràng trong điều lệ công ty và trong nội bộ HĐQT. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của CTCP hiện nay, vai trò và quyền hạn của TGĐ có xu hướng gia tăng, vấn đề làm sao để hạn chế và kiểm soát quyền lực của TGĐ là điều trọng yếu của công việc quản lý công ty.‌

4. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về GĐ/TGĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

LDN cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa chế độ tuyển dụng và đánh giá TGĐ của CTCP, thực hiện dân chủ để đảm bảo có thể lựa chọn những người có tài năng, giỏi về kinh doanh lên cương vị TGĐ. Có thể ủy thác tổ chức chuyên nghiệp tìm người thực sự giỏi chuyên môn để tuyển dụng làm TGĐ. Đồng thời, thực hiện mức tiền lương cho TGĐ có tính hấp dẫn và có sự liên kết với thành quả kinh doanh của họ.

5. Gải pháp hoàn thiện các quy định về việc minh bạch hóa các thỏa thuận giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty

Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12

Như thực trạng phân tích ở Chương II, LDN 2005 chưa có quy định điều chỉnh vấn đề khi có sự khác biệt giữa thỏa thuận cổ đông và Điều lệ công ty hoặc LDN. Trên thế giới, một điều chắc chắn là, không có đáp án chung cho câu hỏi về tính hiệu lực và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông khi nó trái với điều lệ hoặc pháp


luật về doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là vấn đề khó khăn khi các nhà lập pháp và tòa án mỗi nước phải quyết định xem pháp luật hợp đồng/luật dân sự (điều chỉnh thỏa thuận cổ đông) và pháp luật công ty (quy định về quyền hạn của công ty, các cổ đông, cơ quan quyền lực khác của công ty), cái nào sẽ chi phối /phủ quyết cái nào. Thỏa thuận cổ đông vốn được điều chỉnh bởi luật hợp đồng có thể có hiệu lực cao hơn các quy định của pháp luật công ty hay không?‌

Vì vậy, LDNVN nên có quy định tăng cường tính minh bạch trong các thỏa thuận giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty thông qua Điều lệ công ty.

6. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về BKS

Cần thiết phải sắp xếp lại quyền hạn của BKS, tăng cường quyền lực thiết thực để nó có thể thực hiện chức năng kiểm soát có hiệu quả. Cụ thể, hiện nay cần phải tăng cường tính độc lập của các kiểm soát viên đối với HĐQT và đối với các cổ đông chi phối, làm cho các kiểm soát viên chủ yếu là những người đại diện cho các cổ đông thiểu số. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các kiểm soát viên, buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp HĐQT, TGĐ/GĐ vi phạm pháp luật và làm thiệt hại cho công ty.

7. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý CTCP qua tham khảo mô hình quản lý CTCP của Nhật Bản

Với định hướng phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam cũng có thể tham khảo các mô hình quản lý công ty khác nhau trên thế giới chẳng hạn như “Mô hình công ty có thiết lập ủy ban” ở Nhật Bản nhằm giải quyết thực trạng HĐQT, BKS bị hình thức hóa, không phát huy được vai trò giám sát công ty như hiện nay. Việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xây dựng mô hình tổ chức nội bộ của CTCP phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Mô hình công ty có thiết lập ủy ban được du nhập vào Nhật Bản năm 2002 trong hoàn cảnh HĐQT, BKS trong mô hình quản lý CTCP truyền thống của Nhật bị hình thức hóa, không phát huy được vai trò giám sát phát hiện ra những gian lận về tài chính trong công ty. Vì vậy, việc du nhập mô hình này là nhằm giải quyết những bất cập phát sinh, đảm bảo hoạt động giám sát nội bộ có hiệu quả. Khác với CTCP có


thiết lập BKS, mô hình CTCP có thiết lập ủy ban bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó có người điều hành, giám sát viên kế toán.

Về cơ bản, quyền hạn của ĐHĐCĐ trong CTCP có thiết lập ủy ban giống như trong CTCP có thiết lập BKS. HĐQT bao gồm các thành viên HĐQT, các thành viên này được ĐHĐCĐ bầu ra, các thành viên đều có chức danh điều hành nhưng mỗi người có chức trách khác nhau. Trong công ty có thiết lập ủy ban còn có chức danh thành viên HĐQT bên ngoài. Vai trò của thành viên này không chỉ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn mà còn tiếp nhận tư vấn từ bên ngoài để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mục đích của việc du nhập chế độ thành viên HĐQT bên ngoài là nhằm tăng cường sự giám sát đối với người điều hành CTCP. Trong HĐQT có các ủy ban bao gồm: Ủy ban bổ nhiệm, Ủy ban quyết định thù lao và Ủy ban giám sát.

Ủy ban bổ nhiệm đề xuất việc bổ nhiệm và bãi miễn thành viên HĐQT cho ĐHĐCĐ. Trong Ủy ban này, số thành viên HĐQT bên ngoài chiếm một nửa nên người có quyền lực cao nhất của công ty cho dù có định lạm dụng quyền hạn lựa chọn người có lợi cho họ chăng nữa thì cũng không thể độc đoán quyết định. Ủy ban bổ nhiệm có quyền đề nghị còn HĐQT là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm người điều hành và người đại diện điều hành.

Ủy ban quyết định thù lao quyết định nội dung thù lao cho thành viên HĐQT, ở đây, một nửa số thành viên là thành viên HĐQT bên ngoài. Với cơ chế này, các thành viên HĐQT có thể quyết định thù lao của người quản lý điều hành một cách khách quan.

Ủy ban giám sát chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động quản lý điều hành của các thành viên HĐQT, người điều hành, chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo giám sát, đề xuất bổ nhiệm và bãi miễn người quản lý điều hành được thuê. Ngoài ra, Ủy ban có quyền yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm đối với người điều hành, có quyền khởi kiện thành viên HĐQT ra trước pháp luật. Luật công ty Nhật Bản cấm thành viên của Ủy ban giám sát kiêm nhiệm chức danh người sử dụng lao động.

Trong CTCP có thiết lập ủy ban, người điều hành và người đại diện điều hành được đảm nhận công việc theo yêu cầu và độc lập với HĐQT. Những người điều hành do HĐQT bầu ra, có thể là thành viên HĐQT nhưng không thể là thành viên của Ủy ban giám sát. Khi lựa chọn mô hình công ty có ủy ban, quyền quản lý điều


hành công ty được chuyển từ đại diện HĐQT sang cho người điều hành. Tuy nhiên, có những trường hợp do người điều hành kiêm nhiệm chức danh thành viên HĐQT nên thực chất không hẳn quyền điều hành được chuyển giao cho người điều hành.

Với mô hình thiết lập ủy ban như trên, cổ đông có thể tin tưởng hơn vào sự minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành của CTCP thông qua thực hiện các quyền năng riêng biệt của các ủy ban. Việc giám sát có hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành Ủy ban giám sát có ý nghĩa quan trọng để cổ đông tin tưởng vào sự phát hiện và khởi kiện kịp thời các hành vi vi phạm của các thành viên HĐQT và người điều hành gây thiệt hại cho công ty và cổ đông.

Nhìn chung, Nhật Bản du nhập mô hình CTCP có thiết lập ủy ban nhằm giải quyết được những hạn chế liên quan đến giám sát không đầy đủ của HĐQT đối với đại diện HĐQT theo mô hình truyền thống và chuyển giao nhiệm vụ giám sát của HĐQT cho Ủy ban giám sát, với kỳ vọng hoạt động giám sát trong CTCP sẽ có hiệu quả hơn. Tuy còn tồn tại những bất cập nhất định về vị trí của các thành viên HĐQT bên ngoài do những nghi ngờ về khả năng giám sát của họ liên quan đến những hiểu biết về nội bộ công ty nhưng nhìn chung việc du nhập mô hình trên là cần thiết đối với Nhật Bản để tạo ra sự lựa chọn xây dựng mô hình tổ chức nội bộ hợp lý và phù hợp với mục đích làm tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.

Như đã phân tích ở Chương I, LDN Việt Nam và Luật công ty Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng trong quy định về quyền của cổ đông và tổ chức nội bộ theo mô hình truyền thống. Bên cạnh đó, hệ thống Luật của cả hai nước cùng có mục đích chung là điều chỉnh lợi ích giữa các chủ thể trong CTCP và duy trì sự tồn tại của nó. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xây dựng mô hình tổ chức nội bộ của CTCP phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

8. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý doanh nghiệp, cụ thể là quản lý CTCP để tăng cường nhận thức của người dân, góp phần giảm thiểu những vi phạm và tranh chấp trong thực tiễn.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác quản lý tại các công ty cổ phần hóa từ DNNN, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho những người quản lý. Đồng thời, cần thiết phải nhìn nhận rõ ràng rằng quá trình chuyển


đối DNNN không phải là chuyển đổi cơ học, hình thức mà phải chuyển đổi về chất tức là phải thực hiện đúng quy định của LDN về quyền của chủ sở hữu, minh bạch hóa thông tin, vai trò HĐQT, giám sát các giao dịch với các bên có liên quan.


KẾT LUẬN


Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay, CTCP là một loại hình công ty phổ biến, đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ thực trạng các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về quản lý CTCP ở Việt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề quản lý CTCP ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung và sớm hoàn thiện. Mặc dù trong nội bộ CTCP, người quản lý, người lao động và các cổ đông đều mong muốn công ty kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững, nhưng do có sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông, sự tách biệt giữa người quản lý và người sở hữu nên đã tạo nên những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ công ty như xung đột về lợi ích giữa cổ đông nhỏ và những cổ đông lớn (cổ đông chi phối), xung đột giữa cổ đông với những người quản lý doanh nghiệp.

Để giải quyết những xung đột này, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà lập pháp Việt Nam hiện nay đó là làm sao để thiết lập một cơ cấu quản lý CTCP một mặt giao phó đủ quyền lực cho người quản lý điều hành, đảm bảo những ưu đãi về lợi ích nhằm thúc đẩy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, mặt khác có cơ chế giám sát tích cực, hiệu quả để tránh việc họ gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông vì lợi ích cá nhân.

Một cơ cấu quản lý CTCP hoàn thiện và hợp lý có thể sẽ mang lại những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, một đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc và một nền quốc phòng hùng mạnh. Khi đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển, xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, thì vấn đề làm sao để xây dựng một cơ cấu quản lý CTCP có hiệu quả cao ngày càng có ý nghĩa then chốt và có tính cấp bách. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp từ Trung Ương đến địa phương.

Trên đây là trình bày toàn bộ khóa luận tốt nghiệp của em. Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Hằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình. Đồng thời, em xin cảm ơn toàn bộ các giảng viên bộ môn Luật của lớp Luật Kinh doanh quốc tế - K45 đã truyền tải cho em không chỉ những kiến thức quý báu mà còn cả tình yêu về lĩnh vực này. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật Công ty năm 1990.

2. Luật Doanh nghiệp năm 1999.

3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.

4. Luật Chứng khoán năm 2006.

VĂN BẢN DƯỚI LUẬT

5. Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

6. Quyết định 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 19 tháng 03 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.

7. Nghị Quyết 71/2006/QH11 của Quốc Hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của nước CHXHCN Việt Nam.

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

8. Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản lý & tranh chấp, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

9. Công ty Tài chính Quốc tế IFC, Ngân Hàng Thế Giới (WB) (2008), Biên bản cuộc họp tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà nội.

10. CIEM, GTZ, UNDP (11/2004), Thời điểm cho sự thay đổi – Đánh giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Côn (2002), Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 3/2002, tr.49.

12. Nguyễn Đình Cung (2009), Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị Công ty Cổ phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí